• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
May 07
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Phật Thích Ca! Phật Thích Ca!
Ánh Đạo Từ Bi Ngài gieo rắc
Dắt dìu Nhân Loại khỏi Bến Mê
Chúng con cúi lạy ơn Từ Phụ
Muôn đời ghi khắc Nghĩa Thâm Sâu

Kính bạch Sư Phụ,

Khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Ngài đã huyền ký rằng: Kinh Lăng Nghiêm sẽ mất trước, Chúng Sanh sẽ không còn biết đến Kinh Lăng Nghiêm nữa. Từ trước đến nay, đa số các Phật Tử tại gia đã gặp nhiều khó khăn trong việc thấu đáo nghĩa Kinh. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng một cách rất bình dị cái cốt tủy của Kinh Lăng Nghiêm để hàng đệ tử chúng con dễ dàng thấu hiểu và thâm nhập.

Vì sao có Kinh Lăng Nghiêm? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết Kinh Lăng Nghiêm nhân việc Ngài A Nan gặp nạn, mà nạn tai đó lại mang một tính cách có vẻ hơi huyền bí.


+ 90
Dec 16
331349162 331349162

Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ đã từng bảo rằng: người tu tập chân chính không lấy Đ
ạo Lực làm đầu mà phải lấy Tứ Vô Lượng Tâm làm Gốc. Từ Tứ Vô Lượng Tâm mới tiến đến được việc đào luyện để cho Đạo Lực có được kết quả tốt đẹp. Có Đạo Lực mà thiếu Tâm Từ Bi, Đạo Lực đó không dùng được trong việc cứu vớt chúng sanh. Thế thì làm sao để một chúng sanh có thể đào luyện được Tâm Từ Bi Hỷ Xả?

Tứ Vô Lượng Tâm: TỪ – BI – HỶ – XẢ chính là 4 tính chất độc đáo của cái Tâm.

Một chúng sanh muốn có được một cuộc sống An Nhiên, nhiều Tự Tại, muốn cho cuộc đời mình được Thăng Hoa, thoát khỏi những phiền não chất chồng làm dày thêm màng vô minh, cần phải chú mục vào việc đào luyện Tâm Từ Bi Hỷ Xả.

Đào luyện như thế nào để mang đến một kết quả tốt đẹp?


+ 97
Apr 27
Ani Pandit - Sand Dunes - 7504089 Ani Pandit - Sand Dunes - 7504089

Biết ơn là một hành động diễn tả hay bộc lộ sự tha thiết nhớ đến những gì mà người khác đã làm cho mình, đã giúp đỡ mình hay ban bố cho mình.

Nó bao gồm: một điều tốt đẹp, một lời khuyên hữu ích, một sự dễ dàng mà kẻ khác dành cho mình, hay một món vật nào mà người khác đã ban tặng cho mình.

Sự biết ơn nói lên tư cách của một người khi nhận chịu sự giúp đỡ của kẻ khác đối với mình. Sự biết ơn cần phải được phân biệt hẳn hòi: ĐỜI và ĐẠO.


+ 110
Apr 13
Raffaele Rossi - Lignano Sabbiadoro - 106593645 Raffaele Rossi - Lignano Sabbiadoro - 106593645

Kính bạch Sư Phụ,
Người đời mỗi khi gặp nhau, những lúc nhàn rỗi, trong những câu chuyện phiếm, rất thích bàn chuyện thị phi.
Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ để con được tận tường ý nghĩa của "Thị Phi".

Thị Phi theo đúng nghĩa của nó chỉ là:

Phải - Trái hoặc Tốt - Xấu.

Tuy nhiên, từ sự phẩm bình phải trái, đúng sai hay tốt xấu, đã dẫn dắt câu chuyện tiến lần đến việc chê khen, gièm siểm vô căn cứ về việc làm hay hành động, lời nói, cử chỉ, thậm chí đến tư cách, đến đời sống riêng tư của người bị phẩm bình.


+ 96
Sep 22
Beyond Reality - Felix Roser - 43001918 Beyond Reality - Felix Roser - 43001918

Kính bạch Sư Phụ,
Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ thế nào là Minh Tâm Kiến Tánh thành Phật?


- Minh Tâm có nghĩa là rọi sáng cái Tâm mình.
- Kiến Tánh là thấy được cái Tánh của mình.

Trong quá trình thấu suốt được cái Tâm, nhìn thấy được cái Tánh, nhận chân ra được cái Ý, tức là đã khắc phục được một phần nào chính bản thân mình.

Tại sao chỉ mới khắc phục được một phần nào mà không là trọn vẹn?


+ 104
Jul 02
Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,
Con thường hay nghe rất nhiều người bảo rằng: “Tôi chỉ cầu mong được đới nghiệp vãng sanh, làm một hoa sen nhỏ bé trong ao Liên Trì của cõi Cực Lạc.” Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con hiểu rõ thế nào là Đới nghiệp vãng sanh, hạ phẩm hạ sanh?

Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là về cõi Cực Lạc mang theo hết tất cả những nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.

Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).

Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.

  • Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh
  • Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh
  • Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh

Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:


+ 89
Apr 12
Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495 Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495

Kính bạch Sư Phụ,
Có người tu để cầu về Cực Lạc, có người tu để hộ niệm cho thân nhân, có người tu để cho tiêu nghiệp, có người tu để phát sanh trí huệ v.v... Thế thì một người bước vào con đường tu tập, cái mục tiêu chính yếu phải là tu vì lý do gì mới đúng?

Con có thể nào giảng cho Thầy nghe: định nghĩa một cách chính xác của chữ Tu hay không?

- Chữ Tu đi kèm với chữ Sửa. Tu là sửa đổi. Mà sửa đổi là sửa cái gì? Là sửa cái Tánh, kiểm cái Ý, giữ cái Tâm cho bình. Con định nghĩa chữ tu là như vậy

Nếu sửa tánh, kiểm ý, giữ tâm bình sẽ đem lại một kết quả gì?

- Dạ, không tạo nghiệp

Không tạo nghiệp có nghĩa là sao?


+ 91
Jan 19
Hugo Camara Hugo Camara

Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là do cái “Nhân” của nghiệp lực khiến cho mỗi cá nhân có tự ái khác nhau? Ví dụ như: người tạo cái “Nhân” lúc nào cũng nghĩ quấy cho kẻ khác, thì bây giờ cái “Quả” mà họ gặp là lúc nào cũng chịu hàm oan. Cái tự ái của họ sẽ dính líu rất nhiều đến cái nghiệp đó. Do đó, nếu nói một điều gì oan ức cho họ, tức khắc sẽ làm chạm đến cái Tự Ái, họ đau khổ vì không được minh bạch, khiến cho họ phải rơi lệ. Nghiệp lực do chính họ tạo nên trong quá khứ đã làm cho Tự Ái của họ ngày nay xoay chung quanh một cái quả là lúc nào cũng nhận chịu sự oan tình.


+ 110
Nov 09
Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264 Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264

Kính bạch Sư Phụ,
Người ta thường nói: tu tập để cho tiêu nghiệp ... nhưng bằng cách nào để tiêu được nghiệp?

Người tu tập phải hiểu một cách tường tận về vòng chu kỳ của nghiệp lực thì mới có thể áp dụng vào đường đời lẫn đường đạo được. Nếu không làm đúng điều đó, việc tu tập sẽ khó đem đến kết quả như ý muốn.

Tu chân chính là luôn kiểm Tâm, Ý, Tánh. Tâm lúc nào cũng phẳng lặng, Ý không vọng động, Tánh không khởi lên, thì nghiệp chướng sẽ khó lòng trỗi dậy để quấy phá.


+ 81
Sep 30
Great Bend - Christopher Cover - 15946617 Great Bend - Christopher Cover - 15946617

Cõi Ta Bà là nơi giúp cho người ta học rất nhiều bài học. Đây là một trường tranh đấu. Tuy nhiên, những người vượt qua được những chông gai, những bài học của cõi Ta Bà, thì sẽ dễ dàng tiến bước vào bất kỳ một cõi nào trong tam thiên đại thiên thế giới.


+ 71
Trang 1 / 2