Lạc Pháp

Feb 25
73230217 73230217

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều tín ngưỡng; niềm tin tôn giáo đã trải rộng khắp mọi nơi, tận đến hang cùng ngõ hẹp. Đa số chúng sanh của cõi Ta Bà đặt trọn niềm tin của mình vào bất kỳ tôn giáo nào mà mình cảm thấy thích hợp và mang lại cho mình một sự tin tưởng tuyệt đối về 1 tương lai tốt đẹp, nhiều lợi lạc.

Một tôn giáo được gọi là chân chính khi tôn giáo đó thật sự giúp cho các Tín Hữu một sự thăng tiến đúng nghĩa từ thể xác đến linh hồn.

Một tôn giáo chân chính lúc nào cũng kêu gọi các Tín Hữu của mình phải sửa chữa … sửa chữa chính bản thân mình để vươn lên, phải hiểu rõ ràng nguồn gốc của mình và tất cả những hành động có liên quan đến nguồn gốc đó. Việc sửa đổi một con người là làm sao để giúp cho con người đó được cải thiện tốt đẹp hơn. Đó là nguyên tắc căn bản của Đạo. Đi trái với nguyên tắc căn bản, Đạo sẽ mất đi tính cách chân chính của nó.

Tất cả các tôn giáo chân chính nào trên Cõi Ta Bà cũng đều quy về một mối: đó chính là chữ TÂM.

Tôi luyện cái Tâm là điều cốt yếu của một tôn giáo chân chính; dẫn dắt các Tín Hữu trên con đường tiến về một nấc thang cao hơn đều bắt buộc phải qua cửa ngõ của cái Tâm.

Thế Nào Là Tâm?


+ 89
Apr 12
Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495 Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495

Kính bạch Sư Phụ,
Có người tu để cầu về Cực Lạc, có người tu để hộ niệm cho thân nhân, có người tu để cho tiêu nghiệp, có người tu để phát sanh trí huệ v.v... Thế thì một người bước vào con đường tu tập, cái mục tiêu chính yếu phải là tu vì lý do gì mới đúng?

Con có thể nào giảng cho Thầy nghe: định nghĩa một cách chính xác của chữ Tu hay không?

- Chữ Tu đi kèm với chữ Sửa. Tu là sửa đổi. Mà sửa đổi là sửa cái gì? Là sửa cái Tánh, kiểm cái Ý, giữ cái Tâm cho bình. Con định nghĩa chữ tu là như vậy

Nếu sửa tánh, kiểm ý, giữ tâm bình sẽ đem lại một kết quả gì?

- Dạ, không tạo nghiệp

Không tạo nghiệp có nghĩa là sao?


+ 91
Jan 19
Hugo Camara Hugo Camara

Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là do cái “Nhân” của nghiệp lực khiến cho mỗi cá nhân có tự ái khác nhau? Ví dụ như: người tạo cái “Nhân” lúc nào cũng nghĩ quấy cho kẻ khác, thì bây giờ cái “Quả” mà họ gặp là lúc nào cũng chịu hàm oan. Cái tự ái của họ sẽ dính líu rất nhiều đến cái nghiệp đó. Do đó, nếu nói một điều gì oan ức cho họ, tức khắc sẽ làm chạm đến cái Tự Ái, họ đau khổ vì không được minh bạch, khiến cho họ phải rơi lệ. Nghiệp lực do chính họ tạo nên trong quá khứ đã làm cho Tự Ái của họ ngày nay xoay chung quanh một cái quả là lúc nào cũng nhận chịu sự oan tình.


+ 110
View Desktop
Version
\