• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jul 31 2019

Khẩu

1309818052 1309818052

KHẨU là cái Miệng, một bộ phận không thể thiếu được trên gương mặt của một người.

Khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng một Con Người từ Vật Chất lẫn đến Tinh Thần. Trong quá trình nuôi dưỡng đó, Con Người bắt buộc phải tư duy để mới có thể nhận thức được tầm quan trọng của cái Miệng qua lần lượt những giai đoạn: Ăn, Nói, Gói, Mở, để rồi từ đó tiến lần đến việc Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở.


+ 52
Jun 21 2019

Mạn Đà La

694150498 694150498

Kính bạch Sư Phụ,

Khi nói đến Đạo Phật hay khi đề cập đến Thế Giới Cực Lạc, người Đời thường vẽ ra một Hoa Sen. Như thế thì Hoa Sen chính là biểu tượng của Cực Lạc. Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được hiểu rõ tại sao biểu tượng của Cực Lạc lại là Hoa Sen chớ không phải là một loài hoa nào khác?

Thầy đã có từng nói rằng: Hoa Sen Trắng với mùi thơm tỏa ra ngào ngạt là một loại Hoa Trời, mọc rất nhiều ở cõi Trời và cả ở Cực Lạc. Hoa Sen ở Cực Lạc không những để điểm tô cho cảnh sắc của Cực Lạc, mà còn là “mái ấm” của mỗi Thánh Chúng của Cực Lạc nữa.

Một Chúng Sanh khi còn tại thế khởi tâm tu tập, quyết cải sửa bản thân mình, đồng thời phát nguyện vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật, tức khắc một Hoa Sen lú lên trong ao Liên Trì. Hoa có màu trắng ngần như sữa, chỉ mới lú lên, chưa nở và cũng chưa tỏa mùi thơm. Nếu Chúng Sanh đó chí tâm tu tập, luôn cố gắng để đạt tiêu chuẩn về Cực Lạc (là luôn giùi mài, sửa những Thói Hư Tánh Xấu của mình), đóa sen của Chúng Sanh đó nơi ao Liên Trì, tuy rằng chưa nở, song lúc nào cũng giữ được vẻ tốt tươi.


+ 41
May 12 2019

Phát Nguyện

Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Kính bạch Sư Phụ,

Sư Phụ đã giảng rằng: Phát Nguyện Vãng Sanh về Cực Lạc là một Phát Nguyện Dũng Mãnh nhất trong tất cả những Phát Nguyện. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng thật rành mạch để hàng đệ tử chúng con hiểu rõ ràng: Tại sao phải Phát Nguyện Vãng Sanh về Cực Lạc mà không Phát Nguyện thành Phật để độ cho Pháp Giới Chúng Sanh? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta là Phật đã thành, Chúng Sanh là Phật sẽ thành”, như vậy, theo con nghĩ, nếu người tu tập có phát nguyện thành Phật thì đó vẫn là một điều hợp lý!

Thật sự ra, sự nghĩ suy của con vẫn chưa trọn vẹn, đó chỉ mới là phần ĐUÔI, con chưa đề cập đến phần ĐẦU.

Trước tiên, Thầy cần phải nhắc nhở để cho người tu tập nhớ rằng: Lời Phát Nguyện vô cùng quan trọng, đó chính là một LỜI HỨA LONG TRỌNG trước Đấng Từ Bi, là mình sẽ bất chấp tất cả những khó khăn, những chướng ngại, những chông gai để vượt qua cho hết đoạn đường mà Đức Bổn Sư đã vạch ra, để cuối cùng tiến vào cho được ngôi nhà của Phật.

Mục tiêu đã có, bản đồ chỉ dẫn nắm trong tay, Tâm Thức đã khắc ghi không thiếu sót một chi tiết nào, ngày Thần Thức lìa Thân Xác, cứ ung dung tự tại mà tiến bước về đúng ngôi nhà của Phật, không sợ lạc Đường hay không tìm ra Lối. Mỗi ngày tu tập, trước khi vào khóa lễ, Lời Phát Nguyện được chân thành tha thiết thốt ra như một lời Hứa của đứa con ngoan để Cha Mẹ vững vàng đặt trọn lòng tin; đó cũng chính là lời dặn dò cho Bản Thân của người tu tập, phải luôn phấn đấu, luôn nhẫn nại để vượt chông gai mà tiến lên.


+ 54
1103772704 1103772704

Một người vừa mới mất, nếu thân nhân để ý theo dõi thấy hơi ấm cuối cùng tụ vào 2 đầu gối, đó là dấu hiệu cho biết rằng Thần Thức của người này, do sự lôi kéo của Nghiệp Lực, đang tiến về hướng Tam Đồ và có nguy cơ đọa vào Súc Sanh. Đây chỉ mới là dấu hiệu thôi, chưa phải là hiện thực, Thần Thức vẫn chưa bị đọa vào Tam Đồ. Nếu có thiện tri thức hộ niệm vào phút lâm chung, người này sẽ dùng đạo lực của mình kèm với Tâm Lực để di chuyển điểm ấm cuối cùng trở ngược lên đến ngực (cõi Người). Thân nhân của người quá cố dù chưa biết tu tập, nhưng đem hết Tâm Lực của mình để làm chuyện đó, kết quả cũng vẫn tốt đẹp như thường! (nên xem lại bài Pháp: Hộ Niệm Vấn Đáp để biết cách thức chuyển hơi ấm cuối cùng). Thần Thức của người mới mất xem như an ổn, và nếu Siêu Độ kế tiếp trong 49 ngày được thực hiện đúng cách, Thần Thức sẽ có được một sự rung động về cảnh giới thác sanh do chính mình lựa chọn.

Nếu Thần Thức không được hộ niệm ở phút cuối, và ngay cả trong 49 ngày đặc ân cũng không được siêu độ hoặc siêu độ không đúng cách, Thần Thức sẽ phải theo nghiệp Tam Đồ của mình mà đi sau 49 ngày, tức là: nếu phút lâm chung đã có dấu hiệu đọa vào súc sanh, thì sau 49 ngày, Thần Thức sẽ thác sanh vào một súc sanh.


+ 52
Mar 02 2019

Mầm Sống

620582144 620582144

Kính bạch Sư Phụ,

Nhìn lên những thân cây giữa mùa Xuân nắng ấm, thời tiết thật ôn hòa, các mầm non đang lú dần ra, chuẩn bị cho những cành mới với nhiều lá xanh mơn mởn, con chợt liên tưởng đến những mầm sống, hoặc vừa mới tượng hình trong bụng mẹ, hoặc vừa mới chào đời hay đã chào đời không bao lâu. Con cũng lại thấy rằng, trong cái vũ trụ bao la này, không riêng gì loài Người, mà từ loài sâu bọ nhỏ nhoi cho đến chim muông, cầm thú, tận đến cỏ cây hoa lá, tuy rằng khác giống, khác loài, nhưng cũng vẫn có chung một tính chất là tạo nên MẦM SỐNG. Có mầm sống thì mới có sự sinh sôi nảy nở, mới có sự nối tiếp của từng thế hệ, mới có sự lựa chọn để giữ gìn một giống tốt, mới có sự vun bồi và uốn nắn để cho Mầm Sống phát triển theo một chiều hướng quy định.

Đúng như những ý tưởng con vừa bày tỏ: cây đâm chồi nảy lộc là để vươn lên cả bề rộng lẫn bề cao; cây èo uột không đủ mạnh, nhựa không dồi dào để cung cấp cho từng nhánh lá thì làm sao nảy được mầm non? Một thân cây không phải chỉ có một cành, mà đâm tủa ra rất nhiều cành, rồi mỗi cành lại cho ra những cành con. Cứ mỗi một năm qua, đông tàn thì xuân đến, những mầm non lại nương theo thời tiết ấm áp của mùa xuân mà hé lộ, để rồi khi mùa hè tới, sức sống của các mầm non này tràn đầy và cao vọt lên hay tỏa rộng ra. Các mầm non bây giờ đã trở nên những cành cây cứng cáp, lá mọc sum sê và được bao bọc bằng vỏ cứng bên ngoài. Ngày tháng thoi đưa, hết đông chí lại tới xuân phân, hè qua thu lại đến, những cành cây mang đầy nhựa sống lại có dịp sinh sôi nảy nở, tiếp nhận những mầm non lú ra đòi sự sống.

Mỗi đợt cành cây vươn mình biểu dương sức sống trông không khác gì một “thế hệ mới” đang tiến lên, nhiều năm qua, nhiều thế hệ tiếp nối, thân cây cứ cao dần và lớn rộng ra. Dòng nhựa nguyên màu trắng sữa nuôi dưỡng những cành cây ngày càng cứng chắc; rồi 5, 10 năm sau, cũng có khi cả đến 100 năm hay nhiều trăm năm, thân cây trở thành Cổ Thụ, dòng sữa đục tuy đã cạn khô không còn được tiết ra nữa, cây Cổ Thụ vẫn trơ gan cùng năm tháng, mặc cho mưa bão hoành hành, cây vẫn đứng vững với thời gian, và được sự dưỡng nuôi trở lại của các cành cây lớn nhỏ mọc chung quanh.

Như lời con đã nói ở trên, nhìn cây mà liên tưởng tới NGƯỜI. Việc tạo nên một hình hài bé nhỏ phải được xuất phát từ một kẻ làm Cha khỏe mạnh, cứng cáp và một người làm Mẹ dồi dào sinh lực. Thai noãn sẽ hấp thụ cái nguyên khí mạnh mẽ của cha lẫn mẹ để tượng hình và lớn dần lên thành một thai nhi khỏe mạnh từ trong bụng Mẹ, hứa hẹn một sự phát triển dễ dàng và nhanh chóng sau khi chào đời.

Thai noãn không khác gì cái mầm cây vừa lú lên. Mầm cây nếu không hấp thụ đủ nhựa nguyên từ thân cây chánh cung cấp, mầm cây đó không sớm thì muộn cũng teo lại và rụng xuống. Phát triển trong sự gượng ép và thiếu thốn nguyên khí, sẽ gây tạo nhiều khó khăn cho sự hình thành một thai nhi, nếu không muốn nói là èo uột, yếu đuối, nhiều bệnh hoạn từ lúc mới lọt lòng. Việc chăm sóc dưỡng nuôi đã khó khăn, nhiều phức tạp, nhiều cực nhọc, việc dạy dỗ, uốn nắn cũng không phải dễ dàng đối với một đứa trẻ yếu đuối, kém hoạt động và đôi khi cũng suy kém phần trí tuệ.

Ngày tháng thoi đưa, đứa bé càng ngày càng lớn lên, không cần đến sự dắt dìu của mẹ cha nữa; nó tung tăng chạy nhảy, nó học hỏi đủ mọi cách, mọi điều để có thể tự lo cho bản thân mình, cũng như giúp đỡ cho cha mẹ trong tuổi xế chiều, yếu đuối, nhiều tật bệnh. Rồi thì cây cổ thụ (Mẹ Cha) càng già đi, nguồn sinh lực không còn nữa và biến mất trên cõi đời. Cành cây con lại thay thế vào vị trí của cây cổ thụ để tiếp tục tạo ra nhiều cành cây nhỏ khác. Từng thế hệ đi qua sẽ lại có từng thế hệ tiếp nối, mãi mãi và vĩnh viễn, không bao giờ chấm dứt.

Thầy đã vạch rõ cho Chúng Sanh thấy được cái hình ảnh mà mình có thể sờ mó được: Tôi có thể sờ mó một cành cây, tôi có thể quan sát một cái cây lớn dần lên cho tới khi nó trở nên cao lớn, rậm rạp, tôi có thể quan sát và theo dõi sự tiến triển của một đứa bé từ lúc mới chào đời cho đến khi nó trưởng thành và chững chạc. Tuy nhiên, còn một vấn đề vô cùng quan trọng mà Chúng Sanh gần như ít ai để ý tới. Chúng Sanh chỉ có thể “sờ mó” những gì trong phạm vi, trong giới hạn của NGŨ THỨC. Ra khỏi tầm NHÌN - tầm NGHE - tầm HIỂU BIẾT của mình thì xem như vô phương!

Một vấn đề Tâm Linh vô cùng quan trọng xảy ra ngay khi có sự phối hợp giữa Tinh Cha và cái Trứng của Mẹ. Trong cái giờ phút thiêng liêng đó, đã có sự thụ thai, tức là đã bắt đầu có thai noãn, và cũng đã có luôn sự hiện diện của một Thần Thức làm chủ cái thai noãn đó cho đến ngày nó tượng hình và khai hoa nở nhụy.


+ 53
LacPhap.com LacPhap.com

Download PDF - 33Mb

 

 

Hòa Bình là một từ ngữ được nhắc nhở đến, được đề cập đến cũng như được ca ngợi đến nhiều nhất, đó là niềm mơ ước từ ở cá nhân, chí đến gia đình, ra ngoài xã hội. Hai chữ Hòa Bình khơi dậy đầy hình ảnh, đầy cảm xúc, nhưng, để thực thi được Hòa Bình, đó là một quãng đường dài, nhiều chông gai và có đôi khi, không bao giờ đến được “điểm hẹn”.

Rất là khó viết nên hai chữ Hòa Bình ở trong cõi Ta Bà này. Vì sao? Vì cõi Ta Bà tự bản chất của nó đã không Hòa Bình rồi. Không Hòa Bình ở điểm nào? Không Hòa Bình từ chủng tộc, từ ngôn ngữ, từ văn hóa, từ tôn giáo, từ ý thức hệ, ngoài ra còn từ ở sự hiểu biết.

Những ai hiểu biết nhiều sẽ tự cho mình là con người trí thức, văn minh, có nhiều sáng kiến. Còn người kém hiểu biết hay không hiểu biết sẽ mang lấy mặc cảm tự ti, và cảm thấy rằng mình khó lòng hòa hợp được với người hiểu biết sâu rộng. Sự khác biệt về tiếng nói, về phong tục tập quán, về tôn giáo, về lề lối sống v.v... đã là những rào cản kiên cố khiến cho Chúng Sanh trên cõi Ta Bà khó lòng hòa hợp nhau. Do đó, tự bản chất của Chúng Sanh đã không có Hòa Bình rồi.

Chúng Sanh trong cõi Ta Bà có quá nhiều sự dị biệt về đủ mọi phương diện. Làm sao để cho Dân Tộc này có thể sống thoải mái trong môi trường của Dân Tộc kia? Làm sao để cho 2 Dân Tộc trở thành BẠN thân thiết với nhau? Có nghĩa là có một sự hòa đồng thật sự giữa 2 Dân Tộc hoàn toàn khác biệt nhau từ ngôn ngữ, từ văn hóa, từ niềm tin tôn giáo, từ phong tục tập quán cho đến trình độ hiểu biết về văn minh, về khoa học.

Trong cõi Ta Bà có biết bao nhiêu là Dân Tộc chớ không phải vỏn vẹn chỉ có 2 Dân Tộc. Do đó, để làm cho tất cả các Dân Tộc kết dính lại với nhau thành một khối có thể cùng sống chung với nhau trong sự thấu hiểu nhau, thân thiện nhau, trong niềm cảm thông nhau, và tuyệt đối không làm đau lòng nhau, chửi mắng nhau, hay xỉ vả nhau, cần phải có cái mẫu số chung để đóng vai trò gom hết tất cả các Dân Tộc lại với nhau và đồng hóa các Dân Tộc để trở thành y hệt như nhau, không có chút gì là khác biệt. Một khi sự khác biệt không còn hiện hữu nữa thì sẽ không còn sự khó khăn trong việc chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ nhau để cùng sống chung với nhau trong sự An Bình và Thoải Mái.

Nói đến Hòa Bình là người ta phải đi tìm một mẫu số chung. Cái mẫu số chung đó chính là cái chất có thể đồng hóa tất cả những sự dị biệt để thành ra một hợp chất duy nhất.

CÁI MẪU SỐ CHUNG ĐÓ CHÍNH LÀ CÁI TÂM.


+ 54
484587154 484587154

Tu tập không có nghĩa là tôi ngồi ê a tụng hết cuốn Kinh này đến cuốn Kinh kia, càng nhiều càng tốt.

Việc tu tập đòi hỏi nơi tôi trước tiên là một sự chân thành Sám Hối, Ăn Năn để trút bỏ hết những cặn cáu, những điều dơ bẩn, gớm ghê mà tôi đã làm từ trong kiếp quá khứ. Tôi bắt buộc phải làm cho nó tan biến đi để cho Tâm của tôi tìm lại sự An Lạc đúng như tôi mong muốn.

Khi tôi Trì Chú, tôi sẽ phải quán tưởng những hậu quả của những Nghiệp Chướng, những Oan Trái mà tôi đã gây tạo ra, sau đó, tôi dùng công năng của câu Thần Chú để đốt cho tiêu đi những oan trái đó.

Khi tôi niệm Phật, lòng tôi tha thiết cầu xin Phật minh chứng cho sự thành tâm hối lỗi của tôi, tôi thật sự ăn năn, quyết lòng tu tập, làm những điều tốt đẹp, lợi lạc cho kẻ khác, và cầu mong đem công đức đó đền trả lại cho những người mà tôi đã gây thương tổn cho họ. Lời niệm Phật sẽ là phương tiện giúp cho tôi được sự An Bình, để từ đó tôi mới có thể tìm được một Trí Huệ phát sáng. Và trong cái Trí Huệ phát sáng đó, tôi sẽ chiêm ngưỡng được Hào Quang của chư Phật và Bồ Tát.


+ 56
Oct 29 2018

Ấn Tâm

1199130952 1199130952
Kính bạch Sư Phụ,
Nghi thức hành trì Sám Hối mỗi ngày bao gồm việc: Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật. Về vấn đề Trì Chú, có người cho rằng:
  1. Trì Chú mà thiếu Sư Thừa, tức là không có Thầy chỉ dạy câu Thần Chú, không được chỉ cho cách “Bắt Ấn” đi kèm với câu Thần Chú được trì, sẽ bị tội rất nhiều với chư Phật và Bồ Tát vì đó là hành động ăn cắp Pháp của Phật, do đó sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp cho người Trì Chú.
  2. Trì Chú sẽ dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma.
  3. Trì Chú lâu ngày sẽ bị phản ứng này hay phản ứng nọ.

Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: những nhận xét vừa nêu trên có quả thật là mang tai hại đến cho người Trì Chú hay không? Trì Chú như thế nào mới được gọi là đúng cách?


+ 67
342476963 342476963

Kính bạch Sư Phụ,

Trong 5 điều Luật cấm dành cho người tu tại gia, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã chú trọng đến cái Tánh Tà Dâm, và ngay cả với người Xuất gia, khi phát nguyện đem thân mình phụng sự cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng phải long trọng phát nguyện "Cắt Ái Ly Gia". Điều đó đã chứng tỏ tầm quan trọng của cái Tánh Tà Dâm.

Quả thật đúng như vậy! Nếu nói về phương diện vật chất, thuần về Tính Dục, thì chữ Dâm không mang một ý nghĩa gì xấu xa cả, vì đó là một sự phát triển tự nhiên của thân xác. Nếu nói về cái Tánh thì Tà Dâm là một Tánh rất là xấu xa. Ngay trong từ ngữ TÀ DÂM cũng đã nói lên một hành động khuất lấp, thiếu chân chính, không ngay thẳng. Người mang Tánh Tà Dâm đã phát triển tới mức tai hại cái Dâm, không những cho chính mình mà lại còn có liên quan đến một kẻ khác, hoặc với sự đồng thuận hay không đồng thuận của kẻ đó; mà đã trở thành cái Tánh rồi thì đương nhiên có dính líu đến những cái Thức. Nói đến cái Thức thì phải nghĩ ngay đến cái Linh Hồn trụ trong thân xác của một con người. Từ nhiều đời, nhiều kiếp, cái Linh Hồn đó (cái Thần Thức đó) đã gây tạo biết bao nhiêu điều sai lầm qua những Tánh xấu của mình. Ngày hôm nay, ở hiện kiếp, Thần Thức đó vẫn tiếp tục làm điều quấy trá, tạo thêm nhiều nghiệp chướng dù rằng nợ xưa vẫn chưa trả dứt được.


+ 64
Aug 12 2018

Hồi Hướng

1092354185 1092354185

Người tu tập chân chính không sống ích kỷ cho bản thân mình, họ chia sẻ và bố thí những gì mình có cho những người kém thiếu. Người tu tập ban phát tất cả những gì mà mình đã đem công sức ra để tạo dựng, từ đời sống Tâm Linh cho đến đời sống vật chất. Từ Công Đức của việc Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật - Công Đức của việc hoán chuyển Tâm - Ý - Tánh - Công Đức của việc làm rực sáng Trí Huệ - Công Đức của việc Tụng Kinh, đọc Pháp, tư duy Pháp, cho đến những Phước Đức qua việc bố thí, hành thiện, giúp đỡ người tật nguyền, cô thế, yếu đuối, già nua, bịnh tật v.v… tất cả đều được người tu tập ban phát lại cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng như cho các Oan Gia Trái Chủ của mình để cùng nhận và cùng hưởng. Đó chính là ý nghĩa của việc HỒI HƯỚNG.


+ 82