• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jun 21
157328456 157328456

Chúng sanh thụ đắc sự hiện hữu của mình với tất cả Tâm – Ý – Tánh, và từ sự hiện hữu đó đã đưa đến sự thụ đắc của biết bao cái MUỐN để vun bồi cho sự hiện hữu này. Vì vậy, hàng loạt Nghiệp Lực được tạo nên xoay quanh chữ MUỐN, và chính cái Nghiệp Lực mới buộc ràng chúng sanh vào trong cái HỮU, chúng sanh đắm chìm trong cái CÓ và càng lúc càng sa lầy và vướng mắc vào trong cái MUỐN của mình.

Muốn trở về với cái KHÔNG là phải đi từng bước một, là phải giữ Tâm Bình! Tâm có Bình mới nhận ra được dạng thức của cái MUỐN của mình để mà đối phó.

Một cái MUỐN dẫn đến một sự tham lam đáng kể, tức khắc phải được ngăn chận và chỉnh sửa để cường độ MUỐN giảm lần.

Trong quá trình sửa tánh, sự thụ đắc cái MUỐN cũng giảm lần … giảm lần, cái HỮU sẽ ít dần đi, cho đến khi Tâm đã lắng đọng rồi, đã giữ được Bình rồi, Ý không còn nảy sinh nữa, Tánh cũng đã được quan sát và kềm hãm, thì như vậy, chúng sanh đã từ cái HỮU tiến vào cái KHÔNG.


+ 95
May 24

Vinh danh Đức Phật Thích Ca
Vì thương nhân loại không nề gian nan
Đạo vàng gieo rắc muôn nơi
Giúp NGƯỜI thoát khỏi Tử Sanh Luân Hồi

Bộ kinh Bát Nhã của Đức Bổn Sư rất dày….rất dày. Ngoại trừ người Xuất gia, hàng Phật Tử tại gia có duyên may đọc qua hết bộ kinh này cũng đã là một việc KHÓ rồi, nói chi đến việc hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa của lời kinh.

Nơi đây, Thầy không chú tâm làm công việc cắt nghĩa từ lời, từ chữ của kinh. Vì chúng sanh đã không thấu hiểu rồi, bây giờ có cắt nghĩa thêm nữa cũng sẽ rất là khó khăn đối với chúng sanh. Thầy chỉ nói một cách rất tóm tắt về cái cốt tủy của Bộ Kinh Bát Nhã.


+ 106