• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jul 02
Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,
Con thường hay nghe rất nhiều người bảo rằng: “Tôi chỉ cầu mong được đới nghiệp vãng sanh, làm một hoa sen nhỏ bé trong ao Liên Trì của cõi Cực Lạc.” Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con hiểu rõ thế nào là Đới nghiệp vãng sanh, hạ phẩm hạ sanh?

Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là về cõi Cực Lạc mang theo hết tất cả những nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.

Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).

Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.

  • Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh
  • Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh
  • Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh

Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:


+ 89
Apr 12
Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495 Horseshoe Bend - Eddie Lluisma - 11341495

Kính bạch Sư Phụ,
Có người tu để cầu về Cực Lạc, có người tu để hộ niệm cho thân nhân, có người tu để cho tiêu nghiệp, có người tu để phát sanh trí huệ v.v... Thế thì một người bước vào con đường tu tập, cái mục tiêu chính yếu phải là tu vì lý do gì mới đúng?

Con có thể nào giảng cho Thầy nghe: định nghĩa một cách chính xác của chữ Tu hay không?

- Chữ Tu đi kèm với chữ Sửa. Tu là sửa đổi. Mà sửa đổi là sửa cái gì? Là sửa cái Tánh, kiểm cái Ý, giữ cái Tâm cho bình. Con định nghĩa chữ tu là như vậy

Nếu sửa tánh, kiểm ý, giữ tâm bình sẽ đem lại một kết quả gì?

- Dạ, không tạo nghiệp

Không tạo nghiệp có nghĩa là sao?


+ 92
Mar 02
Fall Colors - Hasim Sahin - 51119388 Fall Colors - Hasim Sahin - 51119388

Việc tu tập không phải chỉ ngồi ê a. Người hiểu rõ việc tu tập là người phải biết rằng tất cả những gì chung quanh mình cũng đều có thể giúp cho mình tu tập, bất kỳ ai cũng đều có thể giúp cho mình tu tập, bất kỳ một hành động nào cũng đều có thể giúp mình tu tập, bất kỳ một hoàn cảnh nào cũng đều có thể giúp mình tu tập!


+ 88
Feb 14

Kính bạch Sư Phụ,
Trong “Lời Pháp Đầu Năm,” Thầy đã nhắc nhở rất nhiều rằng: mọi người cần phải tránh, đừng quanh quẩn bên 7 bước chân của mình... Kính mong Thầy từ bi giải thích cho con rõ nghĩa của 7 bước này như thế nào?

Con ơi, Thầy rất mong mỏi mọi người bước vào đường tu tập! không phải Thầy khuyên nhủ mọi người xa lìa cuộc sống; cuộc sống không thể tách rời, nhưng đường tu tập khiến cho cuộc sống được nhẹ nhàng hơn, bớt đi phiền não, bớt đi thăng trầm, bớt đi tất cả những điều không làm đẹp lòng mình. Đuờng tu tập sẽ giúp cho chúng sanh biết lượng được thế nào là đủ, và không tìm cầu những gì quá cái đủ, vì những gì quá cái đủ luôn đi kèm với đau khổ. Cho nên, người trong cửa đạo hay ngoài cửa đạo cùng thực hành một cách thức tu tập như nhau, đều vẫn đem đến cho mình những điều tốt đẹp.


+ 125
Jan 31
Năm Mới Vạn Sự Cát Tường Năm Mới Vạn Sự Cát Tường

Chúng sanh lặn hụp trong bể khổ
Nhiều đời nhiều kiếp đã qua rồi
Kiếp này lại vẫn mang theo mãi
Cái nghiệp nhiều đời chưa trả xong
An Bình tâm đã luôn khao khát
Một chữ Tịnh-không tránh não phiền
Đường tu tiếp-dẫn đưa đi mãi
Đến một hướng đi tránh lụy phiền
Sự đời rắc rối ta buông bỏ
Giữ một chữ Bình, một tâm Không
Người người tiếp nối vòng tay rộng
Đem một tình thương gieo khắp nơi
Rồi đây Tự Tại ta vui sống
Một chữ An-Nhiên rảnh cuộc đời


+ 116
Jan 19
Hugo Camara Hugo Camara

Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là do cái “Nhân” của nghiệp lực khiến cho mỗi cá nhân có tự ái khác nhau? Ví dụ như: người tạo cái “Nhân” lúc nào cũng nghĩ quấy cho kẻ khác, thì bây giờ cái “Quả” mà họ gặp là lúc nào cũng chịu hàm oan. Cái tự ái của họ sẽ dính líu rất nhiều đến cái nghiệp đó. Do đó, nếu nói một điều gì oan ức cho họ, tức khắc sẽ làm chạm đến cái Tự Ái, họ đau khổ vì không được minh bạch, khiến cho họ phải rơi lệ. Nghiệp lực do chính họ tạo nên trong quá khứ đã làm cho Tự Ái của họ ngày nay xoay chung quanh một cái quả là lúc nào cũng nhận chịu sự oan tình.


+ 113
Dec 29
Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898 Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898

Kính bạch Sư Phụ,
Tại sao gọi là "Gươm Trí Huệ"? Huệ có nghĩa là gì?

Huệ có nghĩa là Tia Sáng. Trí Huệ là tia sáng xuất phát từ cái Trí của mình. Trí Huệ được diễn tả là một đường thẳng chớ không là vòng hào quang hay là một viên ngọc.

Người có Trí Huệ là người có được một tia sáng phát ra từ tâm linh của mình. Tia sáng đó rất là sắc bén! Nó xuyên thấu hết từ đầu tới chân, từ trái qua phải, bất kỳ nơi nào của tâm linh, nó cũng đều len lỏi vào để tiêu diệt tất cả những gì không đúng. Vì vậy mà Trí Huệ được ví như một thanh gươm sắc bén để phá, để diệt hết tất cả những suy tư sai trái.


+ 97
Nov 24
Lupin Flower - Kongkrit Sukying - 51303744.JPG Lupin Flower - Kongkrit Sukying - 51303744.JPG

Kính bạch Sư Phụ,
Một người có tâm đạo muốn góp phần vào việc giảm thiểu biến động, giúp cho vùng chung quanh mình ở được an bình, tai qua nạn khỏi, người đó phải làm thế nào?

Con đã biết, tất cả biến động đều do tâm không lành của chúng sanh mà khơi dậy lên.

Nếu một người chuyên làm chuyện tốt đẹp, chăm lo tu tập, sửa đổi, giùi mài tâm tánh của mình, biết tích Phước, hành Thiện, người đó sẽ tạo được một ánh hào quang, chẳng những bao che cho mình, mà còn trải rộng ra cho mọi người chung quanh mình nữa.


+ 110
Nov 09
Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264 Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264

Kính bạch Sư Phụ,
Người ta thường nói: tu tập để cho tiêu nghiệp ... nhưng bằng cách nào để tiêu được nghiệp?

Người tu tập phải hiểu một cách tường tận về vòng chu kỳ của nghiệp lực thì mới có thể áp dụng vào đường đời lẫn đường đạo được. Nếu không làm đúng điều đó, việc tu tập sẽ khó đem đến kết quả như ý muốn.

Tu chân chính là luôn kiểm Tâm, Ý, Tánh. Tâm lúc nào cũng phẳng lặng, Ý không vọng động, Tánh không khởi lên, thì nghiệp chướng sẽ khó lòng trỗi dậy để quấy phá.


+ 85
Trang 2 / 2