• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
May 24

Vinh danh Đức Phật Thích Ca
Vì thương nhân loại không nề gian nan
Đạo vàng gieo rắc muôn nơi
Giúp NGƯỜI thoát khỏi Tử Sanh Luân Hồi

Bộ kinh Bát Nhã của Đức Bổn Sư rất dày….rất dày. Ngoại trừ người Xuất gia, hàng Phật Tử tại gia có duyên may đọc qua hết bộ kinh này cũng đã là một việc KHÓ rồi, nói chi đến việc hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa của lời kinh.

Nơi đây, Thầy không chú tâm làm công việc cắt nghĩa từ lời, từ chữ của kinh. Vì chúng sanh đã không thấu hiểu rồi, bây giờ có cắt nghĩa thêm nữa cũng sẽ rất là khó khăn đối với chúng sanh. Thầy chỉ nói một cách rất tóm tắt về cái cốt tủy của Bộ Kinh Bát Nhã.


+ 106
Nov 12
68943664 68943664

Niệm Phật thì ai cũng biết cả, thậm chí một đứa trẻ mới biết nói, nếu được người hướng dẫn, chỉ bảo, đứa bé vẫn có thể niệm Phật rất lưu loát.

Đa số chúng sanh đều cho rằng: việc niệm Phật đâu có gì khó, chỉ cần gọi tên của Đức A Di Đà Phật một ngày vài chục lần hay trăm lần hoặc ngàn lần, tùy theo thời giờ rảnh rỗi của mỗi chúng sanh, Đức Phật sẽ hiện diện và sẽ rước chúng sanh đó về Cực Lạc ở phút lâm chung.

Vấn đề thật ra không giản dị như vậy đâu! Niệm Phật đi liền với Sám Hối, nối kết chặt chẽ với việc Trì Chú. Niệm Phật vào giai đoạn thứ 3 của nghi thức Sám Hối bao gồm: Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật.

Tại sao phải Niệm Phật?


+ 72
Mar 02
Flow - Joshua Zhang - 69320731 Flow - Joshua Zhang - 69320731

Thế nào là Chấp? Chấp có nghĩa là ôm lấy, là cầm giữ, là nắm chặt. Một người ôm lấy, giữ lấy, nắm chặt lấy một vật gì, một lời gì, một hành động gì, một tư tưởng gì, thậm chí một tình cảm gì, sẽ khư khư không muốn rời ra, không muốn thả xuống và bất kỳ ai đụng chạm đến vật mà người đó ôm chặt, nắm chặt đều bị một phản ứng rất là mạnh bạo, đôi khi có thể đi đến những việc đáng tiếc.

  • Người chấp tánh là người giữ mãi cái tánh của mình không thay đổi, dù cho bất kỳ một lời khuyên nào cũng đều nhất quyết không thay đổi.
  • Người chấp ý là khi ý kiến của mình đưa ra, bắt buộc kẻ khác phải theo, dù cho một ý kiến khác hay hơn cũng vẫn không thể nào thay thế được.
  • Người chấp một tình cảm thì cái tình cảm đó phải là như vậy, không thể thay đổi. Nếu có sự thay đổi, người đó sẽ có thể nổi cơn điên.
  • Kẻ chấp lời là lời nói của người đó đưa ra, luôn luôn bắt buộc kẻ khác phải tuân hành, nếu không tuân hành sẽ có những việc không hay xảy tới.

Thầy lấy thí dụ sau đây:


+ 113
Jun 22
Dream of Spring - Jaewoon U - 65326853 Dream of Spring - Jaewoon U - 65326853

Trong các bài pháp trước, Thầy đã bảo: “Tâm Bình là cái chìa khóa lớn, có thể mở được tất cả các cửa”.

Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình (do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp lực của kẻ khác.


+ 106
Jun 14
Rakotzbrücke Kromlau - Marco D - 48246578 Rakotzbrücke Kromlau - Marco D - 48246578

Người tu tập cần phải nhớ kỹ một điều rằng: tất cả mọi việc trên đời, dù nhỏ bằng hột cát, cũng bị chi phối bởi Nhân và Quả. Cho nên, nếu gặp một hoàn cảnh không được như ý, hoặc nhìn thấy, nghe thấy một cử chỉ, một lời nói, một hành động không tốt đẹp, không thuận lợi, đừng dại dột khởi tâm rung động. Thầy dùng chữ “dại dột” là vì sao? Vì người tạo cho mình những điều không hay đó đang bị dấy bởi Nghiệp Lực của chính họ thì tại sao mình phải chia phần nghiệp lực với họ để làm gì?


+ 118
May 13
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Kính lễ Đức Phật Thích Ca,
Mừng Ngài giáng Thế độ sanh Ta Bà.
Phật từ bi xót mọi loài,
Đản sanh cứu khổ chúng sinh thoát nàn.

Chúng sanh trong cõi Ta Bà, ai là người chưa từng khổ? Từ lúc sơ sinh mở mắt chào đời không đánh đã khóc; rồi thì lớn lên, suốt quãng đời từ tấm bé cho đến lúc già nua, thậm chí cho đến hơi thở cuối cùng, bao nhiêu từng đợt khổ đã xảy ra? Có kẻ thì khổ tới tấp, cũng có kẻ thì khổ từng đợt. Nói tóm lại, từ trẻ đến già, từ sang đến hèn, từ ngu dốt đến trí tuệ cao, tất cả đều không bao giờ rời được chữ KHỔ; ngay cả kẻ làm vua làm chúa ngự trên ngôi cao, cũng vẫn phải bị chi phối bởi cái khổ trong suốt quãng đời.

Ai có thể nói rằng: "Từ lúc sanh ra cho đến khi chấm dứt cuộc đời, tôi chỉ có tiếng cười mà không có tiếng khóc." Chúng sanh cũng không thường tự đặt câu hỏi: “Tại sao tôi lại khổ như thế?” Xem chừng ra thì đa số chúng sanh đã xem cái khổ như là một việc tự nhiên xảy đến trong đời người, không bao giờ quan tâm, cũng không bao giờ lo lắng. Và khi quá khổ thì bật khóc và kêu gọi sự giúp đỡ của các Đấng Từ Bi! Cũng có kẻ khi đau khổ lại cất tiếng cười, nhưng nụ cười đó không phải là một nụ cười an nhiên tự tại, mà là một nụ cười chua chát, vì không biết phải diễn tả sự đau khổ của mình bằng cách nào cho thỏa.

Thoạt sanh ra là đã cất tiếng khóc; đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bước vào cuộc đời, việc trước tiên là phải đi qua “cửa khổ.” Chưa từng một “người bình thường” nào bước vào cuộc đời mà đi qua “cửa sướng” bao giờ!

Như vậy, cái khổ từ đâu đến? Và tại sao người ta phải tùng phục nó và phải chịu đựng nó trong suốt quãng đời của mình từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi hắt hơi cuối cùng?


+ 98