• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Mar 02 2019

Mầm Sống

620582144 620582144

Kính bạch Sư Phụ,

Nhìn lên những thân cây giữa mùa Xuân nắng ấm, thời tiết thật ôn hòa, các mầm non đang lú dần ra, chuẩn bị cho những cành mới với nhiều lá xanh mơn mởn, con chợt liên tưởng đến những mầm sống, hoặc vừa mới tượng hình trong bụng mẹ, hoặc vừa mới chào đời hay đã chào đời không bao lâu. Con cũng lại thấy rằng, trong cái vũ trụ bao la này, không riêng gì loài Người, mà từ loài sâu bọ nhỏ nhoi cho đến chim muông, cầm thú, tận đến cỏ cây hoa lá, tuy rằng khác giống, khác loài, nhưng cũng vẫn có chung một tính chất là tạo nên MẦM SỐNG. Có mầm sống thì mới có sự sinh sôi nảy nở, mới có sự nối tiếp của từng thế hệ, mới có sự lựa chọn để giữ gìn một giống tốt, mới có sự vun bồi và uốn nắn để cho Mầm Sống phát triển theo một chiều hướng quy định.

Đúng như những ý tưởng con vừa bày tỏ: cây đâm chồi nảy lộc là để vươn lên cả bề rộng lẫn bề cao; cây èo uột không đủ mạnh, nhựa không dồi dào để cung cấp cho từng nhánh lá thì làm sao nảy được mầm non? Một thân cây không phải chỉ có một cành, mà đâm tủa ra rất nhiều cành, rồi mỗi cành lại cho ra những cành con. Cứ mỗi một năm qua, đông tàn thì xuân đến, những mầm non lại nương theo thời tiết ấm áp của mùa xuân mà hé lộ, để rồi khi mùa hè tới, sức sống của các mầm non này tràn đầy và cao vọt lên hay tỏa rộng ra. Các mầm non bây giờ đã trở nên những cành cây cứng cáp, lá mọc sum sê và được bao bọc bằng vỏ cứng bên ngoài. Ngày tháng thoi đưa, hết đông chí lại tới xuân phân, hè qua thu lại đến, những cành cây mang đầy nhựa sống lại có dịp sinh sôi nảy nở, tiếp nhận những mầm non lú ra đòi sự sống.

Mỗi đợt cành cây vươn mình biểu dương sức sống trông không khác gì một “thế hệ mới” đang tiến lên, nhiều năm qua, nhiều thế hệ tiếp nối, thân cây cứ cao dần và lớn rộng ra. Dòng nhựa nguyên màu trắng sữa nuôi dưỡng những cành cây ngày càng cứng chắc; rồi 5, 10 năm sau, cũng có khi cả đến 100 năm hay nhiều trăm năm, thân cây trở thành Cổ Thụ, dòng sữa đục tuy đã cạn khô không còn được tiết ra nữa, cây Cổ Thụ vẫn trơ gan cùng năm tháng, mặc cho mưa bão hoành hành, cây vẫn đứng vững với thời gian, và được sự dưỡng nuôi trở lại của các cành cây lớn nhỏ mọc chung quanh.

Như lời con đã nói ở trên, nhìn cây mà liên tưởng tới NGƯỜI. Việc tạo nên một hình hài bé nhỏ phải được xuất phát từ một kẻ làm Cha khỏe mạnh, cứng cáp và một người làm Mẹ dồi dào sinh lực. Thai noãn sẽ hấp thụ cái nguyên khí mạnh mẽ của cha lẫn mẹ để tượng hình và lớn dần lên thành một thai nhi khỏe mạnh từ trong bụng Mẹ, hứa hẹn một sự phát triển dễ dàng và nhanh chóng sau khi chào đời.

Thai noãn không khác gì cái mầm cây vừa lú lên. Mầm cây nếu không hấp thụ đủ nhựa nguyên từ thân cây chánh cung cấp, mầm cây đó không sớm thì muộn cũng teo lại và rụng xuống. Phát triển trong sự gượng ép và thiếu thốn nguyên khí, sẽ gây tạo nhiều khó khăn cho sự hình thành một thai nhi, nếu không muốn nói là èo uột, yếu đuối, nhiều bệnh hoạn từ lúc mới lọt lòng. Việc chăm sóc dưỡng nuôi đã khó khăn, nhiều phức tạp, nhiều cực nhọc, việc dạy dỗ, uốn nắn cũng không phải dễ dàng đối với một đứa trẻ yếu đuối, kém hoạt động và đôi khi cũng suy kém phần trí tuệ.

Ngày tháng thoi đưa, đứa bé càng ngày càng lớn lên, không cần đến sự dắt dìu của mẹ cha nữa; nó tung tăng chạy nhảy, nó học hỏi đủ mọi cách, mọi điều để có thể tự lo cho bản thân mình, cũng như giúp đỡ cho cha mẹ trong tuổi xế chiều, yếu đuối, nhiều tật bệnh. Rồi thì cây cổ thụ (Mẹ Cha) càng già đi, nguồn sinh lực không còn nữa và biến mất trên cõi đời. Cành cây con lại thay thế vào vị trí của cây cổ thụ để tiếp tục tạo ra nhiều cành cây nhỏ khác. Từng thế hệ đi qua sẽ lại có từng thế hệ tiếp nối, mãi mãi và vĩnh viễn, không bao giờ chấm dứt.

Thầy đã vạch rõ cho Chúng Sanh thấy được cái hình ảnh mà mình có thể sờ mó được: Tôi có thể sờ mó một cành cây, tôi có thể quan sát một cái cây lớn dần lên cho tới khi nó trở nên cao lớn, rậm rạp, tôi có thể quan sát và theo dõi sự tiến triển của một đứa bé từ lúc mới chào đời cho đến khi nó trưởng thành và chững chạc. Tuy nhiên, còn một vấn đề vô cùng quan trọng mà Chúng Sanh gần như ít ai để ý tới. Chúng Sanh chỉ có thể “sờ mó” những gì trong phạm vi, trong giới hạn của NGŨ THỨC. Ra khỏi tầm NHÌN - tầm NGHE - tầm HIỂU BIẾT của mình thì xem như vô phương!

Một vấn đề Tâm Linh vô cùng quan trọng xảy ra ngay khi có sự phối hợp giữa Tinh Cha và cái Trứng của Mẹ. Trong cái giờ phút thiêng liêng đó, đã có sự thụ thai, tức là đã bắt đầu có thai noãn, và cũng đã có luôn sự hiện diện của một Thần Thức làm chủ cái thai noãn đó cho đến ngày nó tượng hình và khai hoa nở nhụy.


+ 62