Lạc Pháp

Dec 01 2014

Việc lập bài vị cho vong linh, phải theo cách thức như sau:

Nếu có hình ảnh thì để hình ảnh của hương linh vào khuôn hình, kèm theo chi tiết: tên, họ, Pháp danh (nếu có), ngày sanh, ngày mất, tuổi (hưởng thọ hoặc hưởng dương). Nếu vị chủ lễ không phải là thân nhân của người quá cố, những chi tiết này sẽ giúp cho người đó không bị lúng túng khi triệu thỉnh vong.

Nếu không có hình ảnh thì ghi tên họ, Pháp danh (nếu có), ngày sanh, ngày mất, tuổi (hưởng thọ hoặc hưởng dương) v.v… lên một miếng giấy, cắt cho vừa khuôn hình và để vào.

Cách Thức Cho Vong Nhập Vị

  1. Chủ lễ đứng trước bàn thờ vong
  2. Khuôn hình hoặc bài vị đã sẵn sàng trên bàn thờ vong
  3. Chủ lễ đánh 3 tiếng chuông, chấp tay niệm:
    Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần)
  4. Chủ lễ khấn:

Con tên là ________, xin đem hết Tâm Thành, Tâm Lực làm chủ lễ giúp siêu độ cho Hương Linh tên ________, Pháp danh (nếu có) ________, sanh ngày____ mất ngày____ hưởng thọ ___ tuổi.

Cúi lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp cho Hương Linh nhập vị.

Chủ lễ (vẫn còn chấp tay trước ngực) quán tưởng hương linh ở trước mặt, vừa lớn tiếng kêu lên:

Hương Linh tên ________ nhập vị!

Vừa vung thẳng tay (đang chấp lại), chỉa thẳng vào khuôn hình, hơi hất nhẹ bàn tay lên.

Chú ý: Trước khi thật sự cho hương linh nhập vị, chủ lễ nên thực tập động tác này, (nhớ khoan quán tưởng), để cho thuần thục, tiếng kêu phải mạnh mẽ, cứng rắn, động tác chắc chắn và gọn.

Ngay sau đó, vị chủ lễ khấn hai Vị Hộ Pháp để bảo vệ cho vong. Chỉ cần khấn như sau:

Con tên ____, nhận làm chủ lễ để siêu độ cho vong linh tên ____, sanh ngày ____, mất ngày ____. Con đã cho hương linh nhập vị rồi, cầu mong hai vị Hộ Pháp hiện diện để bảo hộ cho vong linh.

Tức khắc sẽ có hai Vị Hộ Pháp đến ngay.

Khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp siêu độ cho hương linh.

Sau lễ an táng, ngay khi dẫn vong về nhà, người chủ lễ đã phải khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để nhờ Ngài giúp cho hương linh nhập vị.

Mỗi ngày trong mỗi thất, mở đầu nghi thức cúng vong, đều phải thỉnh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Ở thất thứ bảy, vào ngày thứ 49, phải có lời cầu nguyện của người chủ lễ đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát; chỉ có Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới thẩm định được, hương linh có đủ tư cách để đi về cõi Phật hay về cõi Trời hoặc về cõi Người. Vì vậy, người chủ lễ phải thành tâm cầu nguyện Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, để Ngài sắp xếp và giúp đỡ cho hương linh được thác sanh theo đúng cảnh giới của mình.

Thời gian 49 ngày là thời gian chuyển đổi, hoán chuyển tâm của một hương linh. Có thể nói rằng, ở thất thứ nhất, hương linh chưa có ý niệm về cõi Trời hay cõi Cực Lạc, nhưng nhờ sự hướng dẫn, giải thích của người chủ lễ mà hương linh giác ngộ và chí tâm tu tập. Chính Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là người thẩm định được sự chuyển hóa của thần thức, để có thể tiễn thần thức đi về đúng cảnh giới của họ. Người chủ lễ phải hiểu rất rõ việc này, vì người chủ lễ không thể thẩm định được việc tu tập của hương linh như thế nào, chỉ có thể giúp đỡ, chỉ có thể cổ võ cho hương linh tu tập, nhưng người thẩm định việc tu tập chính là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.


+ 59
Dec 01 2014

1. Bàn thờ vong phải đặt một nơi cách xa bàn thờ Phật. Tại sao? Bàn thờ Phật là nơi mà hành giả đến tu tập mỗi ngày. Công năng của việc trì Chú, niệm Phật giúp cho hành giả có được một đạo lực. Đạo Lực này sẽ tỏa ra ánh hào quang, bao trùm Đạo Tràng mỗi khi hành giả ngồi vào tu tập.

Đó là chưa kể, nếu có thiện duyên, sẽ có những vị như Chư Thiên, Chư Thánh, Chư Thần sở tại, nơi vùng đất của hành giả ở, hoặc Hộ Pháp Già Lam, v.v… cùng đến tu tập chung.

Nếu hành giả là một người tu tập chân chánh thì sẽ được sự ủng hộ của các vị này. Cho nên khi tu tập, phải thận trọng rất nhiều, phải giữ gìn tư cách, giữ oai nghi của mình, vì không phải chỉ có riêng mình ngồi tu đâu!

Vong linh vì không còn bị vướng bận bởi ngũ căn nữa, nên có thể nhìn thấu suốt tất cả. Vì vậy vong rất sợ hãi, không dám bén mảng đến Bàn thờ Phật. Do đó mà phải lập một bàn thờ riêng cho vong.

2. Muốn cho vong luôn trụ ở trong nhà trong suốt 49 ngày, khi cho vong nhập vị phải nói với vong rằng: “Hương linh ở tại nơi đây và không đi lẩn quẩn trong nhà, không được ra khỏi bài vị, chỉ khi nào có lời triệu thỉnh vong ra để nhận thức ăn hay cùng tu tập thì vong mới được ra.” Khi thời khóa tu đã chấm dứt, thì phải tiễn vong vào bài vị, vong sẽ an trụ nơi đó để lúc nào cũng nghe câu niệm Phật.

3. Khi cho vong nhập vị rồi (tức là ở trong bài vị), người chủ lễ sẽ thỉnh hai Vị Hộ Pháp để trông coi vong, không cho phép vong được tự do xuất nhập. Thật ra vong cũng không thể tự do xuất nhập, nếu không có lời mời gọi của vị chủ lễ, nhưng hai Vị Hộ Pháp đó cũng vẫn được thỉnh để giữ Vong trong suốt 49 ngày. Đó là hai Vị Hộ Pháp đặc biệt chỉ để canh giữ vong, chỉ cần người chủ lễ khởi tâm cầu nguyện là hai Vị Hộ Pháp đó sẽ xuất hiện và giữ sát vong, cho nên vong không thể nào đi loanh quanh trong nhà được, trong suốt 49 ngày.

Nên sử dụng loại đèn cầy như trong hình để có thể thắp sáng trong suốt 49 ngày.

4. Nếu không cho vong nhập vị thì chỉ thỉnh vong về trong lúc làm lễ, rồi thì tiễn vong đi. Khi tiễn vong đi, vong sẽ bước ra khỏi nhà và cũng không thể nào tự ý quay trở lại, vì Sơn Thần, Thổ Địa nơi đó không cho phép; chỉ trừ một vài trường hợp rất là đặc biệt, do một nghiệp chướng nào đó, khiến cho vong vào trong nhà của một người, nhưng việc đó cũng rất ít xảy ra.

Khi không cho vong nhập vị, cũng là một điều bất lợi, vong sẽ không chú tâm một cách hoàn toàn vào việc tu tập, vì không có nhà để ở, cái bài vị được xem như là căn nhà của vong linh!

Do đó, nếu người chủ lễ hoặc những người trong gia đình hiểu thấu đáo việc tu tập, thì nên để cho vong nhập vị, giúp cho vong có đủ thì giờ trong suốt 49 ngày, làm đúng những điều mà người chủ lễ hướng dẫn cho vong. Vong đi lang thang cũng khó lòng mà Định được và làm đúng hoàn toàn những điều chỉ dẫn của chủ lễ.

5. Nếu có nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, cùng phát tâm thành siêu độ cho chỉ một người, mỗi người đều lập bàn thờ vong, theo nguyên tắc, cần phải có sự thống nhất giữa mọi người là vong sẽ trụ ở đâu?

Tuy là vong trụ lại ở một nơi nào đó, nhưng nếu tất cả mọi người đều hành lễ, đều dốc tâm siêu độ, vong vẫn cảm nhận được như thường. Dù rằng bên kia có cho vong ăn - mà ở nơi này vong đang nghe Pháp, vong vẫn cảm nhận được thức ăn từ ở nơi người bên kia dâng cúng. Cho nên không cần phải di chuyển đi đâu cả. The most famous porn site Noodle Magazine - Uncensored porn.

Chủ lễ nào giảng Pháp hay nói bất kỳ điều gì với vong, vong đều hiểu, đều cảm nhận được hết. Một điều cần phải ghi nhớ là: tất cả mọi thứ phải từ ở Tâm Thành mà ra thì mới có thể giao cảm được với vong, còn làm cho lấy có, lấy lệ, không do một tâm thành, sẽ không có sự cảm nhận của vong đâu!

Nếu cảm thấy mình không hết dạ chân thành, đừng nên đứng ra siêu độ cho vong linh, vì như vậy sẽ mất nhiều thì giờ, mà không đem lại kết quả gì cả, nếu không muốn nói rằng, làm cho vong thất vọng, và không đặt được một niềm tin nơi người chủ lễ.

Cốt yếu của việc làm chủ lễ là để giúp siêu độ cho một vong linh, không phải vì danh, không phải vì tiếng, cũng không phải vì bất cứ lợi lạc nào cả, mà phải vì một cái tâm chân thành và tha thiết.


+ 54
Dec 01 2014

Tại sao có việc lập bàn thờ? Chẳng qua là vì giúp cho chúng sanh dễ dàng quán tưởng. Nếu chúng sanh nào có thể quán tưởng dễ dàng, thì cũng không cần phải lập một bàn thờ.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu đến chúng sanh của cõi Ta Bà về Đức A Di Đà Phật, vị giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Vị Phật này đã có lời thệ nguyện, là sẽ tiếp độ chúng sanh của cõi Ta Bà, nếu chúng sanh đó thật tâm muốn về cõi Cực Lạc của Ngài.

Chúng sanh nơi cõi Ta Bà đã ví Ngài như một Từ Phụ và cảm thấy rất gần gũi với Ngài. Người đời đã họa hình của Đức A Di Đà Phật và cũng họa hình của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Hai vị Đại Bồ Tát này là cánh tay Phải và cánh tay Trái của Đức A Di Đà Phật, trong công việc tiếp độ chúng sanh.

Cho nên, cõi Tây Phương Cực Lạc được thể hiện qua hình tượng của 3 vị: Đức A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát, được gọi một cách trang trọng là Tây Phương Tam Thánh.

Vị giáo chủ của cõi Ta Bà là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Một người bước vào việc tu tập, không thể nào quên được Đấng Cha Lành của mình chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Cho nên, vị Phật chánh yếu phải tôn thờ và quán tưởng trong lúc tu tập, chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đức A Di Đà Phật cùng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là biểu tượng của Thế Giới Cực Lạc mà chúng sanh muốn được an trụ sau khi bỏ xác thân. Vì vậy, phải luôn luôn có sự đi đôi giữa hình tượng của Đức Bổn sư và cả ba vị của cõi Cực Lạc.

Ngoài ra, nếu hành giả muốn thờ thêm bất kỳ một vị Phật nào, một vị Bồ Tát nào cũng đều được cả, tùy ở lòng thành tâm của hành giả đó. Việc lập bàn thờ là một việc tùy Tâm, tùy Hỷ, không bắt buộc; tuy nhiên, cũng là điều lợi ích, vì đó là một sự nhắc nhở từng giờ, từng phút, từng giây; từng ngày, từng tháng, từng năm cho hành giả luôn nhớ đến con đường mình đang đi và mục đích của mình trong việc tu tập. Nó cũng nhắc nhở cho mình hiểu, phải tu tập như thế nào để không bị lạc lối, để an toàn đến được bến bờ.

Việc bài trí, trang hoàng, tùy vào tầm nhìn, tùy theo quan niệm của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ như Tâm của mình, luôn luôn bình dị, thì chữ Bình mới ở mãi trong Tâm; đừng gây nhiều rắc rối, đừng gây nhiều phức tạp, sẽ khiến cho mình dễ bị vướng mắc.

 

+ 60
View Desktop
Version
\