Lạc Pháp

Sám Hối

Nghi Thức Siêu Độ

Phật Thuyết Kinh Thập Nhị Phật Danh So Sánh Công Đức Trừ Chướng Diệt Tội là một món quà vô cùng quý giá cho chúng sanh trong việc sám hối các nghiệp chướng của mình.

Mười hai vị Phật được Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nêu lên, đặc biệt có một oai thần lực rất lớn trong vấn đề giúp cho chúng sanh sám hối.

Nếu chúng sanh nào thật lòng ăn năn sám hối Nghiệp Tội của mình, đem hết Tâm Lực, Ý Lực, Cường Lực để vào việc sám hối, tức khắc các tội lỗi của mình, những điều sai trái gây tạo, nhờ vào oai thần lực của các Vị Phật này, mà được “Lắng Xuống.”

Lắng xuống, chớ không phải tiêu tan! Lắng xuống và tiêu tan là hai trạng thái khác nhau.

  • Tiêu tan là không còn hiện hữu.
  • Lắng xuống là vẫn còn hiện hữu ở nơi đó, nhưng không nổi lên để quấy phá.

Mười hai vị Phật này giúp cho những tội lỗi đó được lắng xuống. Rồi thì sự quyết tâm tu tập hằng ngày, nếu được tiếp tục đều đặn, sẽ giúp cho các tội đó được phai đi cho đến khi biến mất.

Chúng sanh thường hay nghĩ sai, bảo rằng: niệm các danh hiệu Phật này rồi thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu tan hết. Không phải như vậy, phải hiểu cho tận cùng thâm sâu của việc sám hối. Khi một người hết dạ chân thành sám hối, các nghiệp tội mình làm sẽ được nhận biết và lắng xuống. Nhưng, muốn cho các nghiệp tội này được tiêu tan, thì đòi hỏi phải có sự dốc tâm tu tập. Người hành trì nghi thức sám hối này mỗi ngày, sẽ giúp cho các tội chướng của mình lắng xuống, rồi thì với tất cả Tâm Lực, Ý Lực, Cường Lực khi tu tập, sẽ làm cho từng tội, từng tội được phai đi … phai đi.

Oai lực của mười hai vị Phật này giúp cho bao nhiêu tội lỗi của hành giả được lắng xuống. Đó là điểm khác biệt giữa nghi thức sám hối này với tất cả những nghi thức sám hối khác.

Hành giả có thể niệm bất kỳ danh hiệu Phật nào khi hành trì nghi thức sám hối. Tuy nhiên, phải ghi nhớ rằng: Các vị Phật đó chỉ chứng minh tấm lòng ăn năn sám hối của hành giả chớ không cho ra một oai lực nào cả.

Riêng đối với các vong linh, oai thần lực của mười hai vị Phật này rất là mạnh mẽ và khiến cho các vong linh được nhẹ nhàng, không còn phải đeo mang những tội, nghiệp mà mình đã tạo nên từ tiền kiếp, cho đến kiếp vừa qua, khiến cho vong linh rất là nặng nề. Oai thần lực của các vị Phật này làm cho các nghiệp, tội đó được lắng xuống, nhẹ nhàng, không còn một cảm giác nặng nề nữa. Tuy nhiên, nó vẫn còn nằm ẩn trong A Lại Da Thức của vong linh, để rồi sau đó, vong linh cần phải đem công năng tu tập của mình mà làm tiêu lần đi nghiệp tội của mình.

Ngoài nghi thức sám hối Thập Nhị Phật Danh So Sánh Công Đức Trừ Chướng Diệt Tội, còn có các nghi thức sám hối khác như:

  1. Mười hai vị Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ:

    Những vị Phật này có liên quan rất là mật thiết với Cực Lạc, nhưng cũng là ở vào vai trò Chứng Minh chớ không đưa oai lực để giúp cho hành giả hay cho vong linh.
     
  2. Trong Nghi Thức Hồng Danh Bửu Sám: hành giả phải trì niệm danh hiệu của 88 vị Phật.
     
  3. Nghi thức Sám Hối do cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh soạn, gồm có 35 vị Phật rút ra từ Kinh Đại Bảo Tích.

    Trong 3 nghi thức Sám Hối kể trên, những vị Phật chỉ đóng vai trò “Chứng Minh” mà thôi, chớ không thực sự đóng góp vào việc làm “Lắng Xuống” các nghiệp tội của hành giả hay của vong linh.
     
  4. Lương Hoàng Sám: Người Xuất gia lẫn tại gia đều hành trì được Lương Hoàng Sám, nương vào lòng Từ Bi của rất nhiều vị Phật trong 10 phương.

    Tuy nhiên, nghi thức sám hối này rất khó có thể giúp cho người chủ lễ siêu độ cho vong linh vì quá sức dài, mất nhiều công sức, chỉ trừ khi nào thân nhân dốc lòng quyết tâm, bất kể ngày giờ, bất kể công sức thì mới dùng đến nghi thức này.
     
  5. Từ Bi Thủy Sám Pháp: để giải oan trái giữa đôi bên, mà oan trái đó rất là nặng nề và đã trải qua nhiều đời, nhiều kiếp rồi.
    Sám Pháp này không dùng cho việc sám hối đâu! Trong trường hợp siêu độ cho vong linh, không dùng nghi thức này.

 


+ 38
View Desktop
Version
\