Hình Phật Đản Sanh Vesak Landscape 1
Hình Phật Đản Sanh Vesak Có Nền và Transparent
Hình Quán Thế Âm Bồ Tát Cỡi Rồng
Hình Phật Đản Sanh Vesak Có Nền và Transparent
Hình Quán Thế Âm Bồ Tát Cỡi Rồng
Tam Độc: Si
Đúng như tên đã gọi, Tam Độc, vì rất độc hại! Tất cả chúng sanh, từ lúc mới sanh cho đến khi lìa đời, không ai là người có thể tránh khỏi tam độc? Vui vì tam độc, buồn vì tam độc, cười vì tam độc, khóc hận cũng vì tam độc.
Chữ Tham đã được biết qua, chữ Sân cũng vừa biết đến. Cái độc thứ ba là Si. Cái độc này tuy đứng hàng thứ ba nhưng nó tai hại rất nhiều, nó tai hại hơn cả Tham lẫn Sân! Mọi chúng sanh từ người cho tới thú vật đều không thoát khỏi chữ Si.
Tam Độc: Sân
Sân là gì? Sân đúng nghĩa của nó là ngọn lửa bùng lên. Ngọn lửa này không bao giờ có cái gì có thể dập tắt nó được. Khi nó bùng lên thì tùy cường độ mà nó sẽ bùng cao hay thấp và dù cho có dập tắt nó đi, nó cũng sẽ trở lại dưới hình dạng của một đốm lửa chớ không bao giờ tắt hẳn, và đốm lửa đó sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào. Đốm lửa tuy không bùng lên nhưng vẫn mang một hình thái của ngọn lửa. Chỉ cần cho vào nó những cái gì có thể bắt lửa là tức khắc nó sẽ cháy bùng lên.
Trong cuộc sống hàng ngày, cái gì có thể làm cho ngọn lửa cháy bùng lên được?
Thực Chất Của Tánh Tham
Kính bạch Sư Phụ,
Nếu một người có Tâm Từ Bi muốn giúp cho một kẻ bớt "Tối tăm mặt mũi" vì chữ Tham thì phải làm như thế nào?
Khi nào một người ngộ được rằng mình đã tham thì cái tham mới chấm dứt! Còn một khi chưa ngộ được chữ tham thì sẽ khó lòng chấm dứt, khó lòng khuyên bảo. Cho nên có thể nói rằng: ba chướng ngại quan trọng nhất trong cuộc đời của một chúng sanh là THAM - SÂN - SI. Tham đứng hàng đầu vì từ Tham mới tạo ra Sân, một khi sân hận nổi lên rồi sẽ tối tăm mày mặt và làm điều sái quấy, sằng bậy, thiếu suy nghĩ. Cho nên ba điều đó đi cùng một dây chuyền với nhau; diệt được Tham thì tức khắc diệt được Sân; diệt được sân thì tức khắc trí huệ phát sáng. Cho nên tham là một điều vô cùng độc hại.
Tam Độc: Tham Sân Si
Tham, sân, si gọi chung là Tam Độc, đó là ba món phiền não lớn nhất, không có gì hơn được và ba món phiền não này đã lôi kéo chúng sanh trôi lăn trong vòng sanh tử. Chúng sanh từ bậc Thánh cho đến Chư Thần, cho đến hàng Phàm Phu, tất cả đều bị vướng mắc vào Tham - Sân - Si. Đừng tuởng rằng người đắc quả đã diệt được hết tham sân si.
Mục Đích Của Việc Tu Tập
Kính bạch Sư Phụ,
Có người tu để cầu về Cực Lạc, có người tu để hộ niệm cho thân nhân, có người tu để cho tiêu nghiệp, có người tu để phát sanh trí huệ v.v... Thế thì một người bước vào con đường tu tập, cái mục tiêu chính yếu phải là tu vì lý do gì mới đúng?
Con có thể nào giảng cho Thầy nghe: định nghĩa một cách chính xác của chữ Tu hay không?
- Chữ Tu đi kèm với chữ Sửa. Tu là sửa đổi. Mà sửa đổi là sửa cái gì? Là sửa cái Tánh, kiểm cái Ý, giữ cái Tâm cho bình. Con định nghĩa chữ tu là như vậy
Nếu sửa tánh, kiểm ý, giữ tâm bình sẽ đem lại một kết quả gì?
- Dạ, không tạo nghiệp
Không tạo nghiệp có nghĩa là sao?