Lạc Pháp

Thần Thức Rung Động

Jul 18 2016
72202309 72202309

Kính bạch Sư Phụ,

Qua quyển “49 ngày siêu độ cho thân nhân”, con đã được biết rằng: khi Thần Thức rung động theo chiều hướng về cõi Phật, nếu Thần Thức quyết tâm về cõi Phật và tha thiết niệm Phật thì sau 49 ngày, Thần Thức sẽ được Thánh Chúng rước về Cực Lạc.

Cũng với sự rung động đó, nếu Thần Thức muốn đi về Cõi Trời hay cõi Người thì cũng sẽ được Thiên Chúng đến rước hay Đức Địa Tạng Vương Bồ T
át đến rước.

Như vậy, cái gì đã làm cho Thần Thức rung động? Thần Thức ra đi mang theo những cái Thức nào trong 09 cái thức và vai trò của những cái thức đó ra làm sao đối với Thần Thức?

Thầy có thể trả lời một cách khẳng định rằng: chính Tâm Thức đã tạo nên sự rung động đó và đó là một sự rung động chân thật, không che đậy, không giả dối.

Khi còn thân xác, Tâm Thức là TRÁI TIM của tất cả các Thức. Mỗi khi Tâm Thức bật đèn sáng, 8 thức khác đều chờ đợi để xem coi việc gì xảy ra và sẽ hành động ra sao?

Khi Thần Thức lìa khỏi thân xác, Mạc Na Thức không còn, Ngũ Thức cũng không, chỉ còn lại có Tâm Thức và A Lại Da Thức mà thôi. Ý Thức vẫn còn hiện hữu nhưng không hoạt động tích cực và Bộ 3 Tâm – Ý – Tánh vẫn còn dính chặt với Linh Hồn.

A Lại Da Thức đảm nhận vai trò của cái kho chứa, mang toàn bộ các nghiệp lực mà một người khi còn sống đã gây tạo ra, cộng luôn cả những nghiệp lực từ trong những kiếp lâu xa về trước, chưa có cơ hội để thanh toán ở kiếp vừa qua.

Chính cái Tâm Thức đã chỉ huy cái Linh Hồn. Mỗi khi Tâm Thức rung động, Thần Thức tức khắc hiểu được rằng sự rung động đó thể hiện điều đúng hay điều sai.

Vì Thần Thức không còn ở trong một thân xác nữa, nên tất cả những rung động của Tâm Thức đều là sự rung động chân thật, không che đậy hay giả dối.

Tâm thức đóng vai trò của tất cả các Thức gom lại và đảm nhận việc điều khiển cái Linh Hồn.

Kính bạch Sư Phụ,
Một người khi còn sống đã bị chi phố
i rất nhiều bởi Tâm – Ý – Tánh của người đó. Khi đã trở thành Vong Linh rồi thì sự hoạt động của Tâm – Ý – Tánh có còn tích cực nữa hay không?

Cho mãi đến ngày nay, việc tìm hiểu về một vong linh vẫn còn là vấn đề rất mù mờ, ngoài tầm hiểu biết của chúng sanh.

Thầy sẽ giải thích một cách tận tường để con hiểu rõ rằng: chôn một thi hài xuống lòng đất không có nghĩa là “phủi tay”, là chấm dứt một kiếp Người đâu!

Đúng là chấm dứt một kiếp Người, nhưng lại là bắt đầu cho một “Kiếp Mới”, kiếp mới đó sẽ khởi đầu ở đâu? Cõi Phật? Cõi Trời? Cõi Người? hay là bị vướng mắc trong cảnh Địa Ngục? hay là ôm sân hận ngập tràn trong thân xác Ngạ Quỷ? Hoặc si mê đần độn trong loài Súc Sanh?

Nói như thế để chúng sanh nhận thức rằng: đừng hững hờ với một Vong Linh, hãy nên tận lực giúp cho Vong Linh tự cải sửa bản thân mình, tự hoán chuyển tất cả những gì không tốt đẹp, phải biết hối lỗi những điều đã lầm lỡ tạo nên để nghiệp chướng bớt nặng nề, dễ dàng cất bước, phải biết buông bỏ xuống tất cả những gì thuộc về Lục Dục Thất Tình; Hỷ – Nộ – Ái – Ố – Ai – Bi – Dục Lạc là bảy bước thăng trầm khiến cho chúng sanh lỡ khóc lỡ cười khi còn sống, đã thúc đẩy chúng sanh gây tạo nên không biết bao nhiêu oan trái, nếu vong linh còn ôm chặt bảy thứ Tình này thì cũng sẽ trở lại với buồn vui khóc hận trong kiếp mới của Cõi Đời.

Một thần thức khi xuất ra khỏi thân xác, vẫn còn mang theo mình toàn bộ Tâm – Ý – Tánh, có điều rằng khi không còn nương vào thân xác nữa thì Ý và Tánh sẽ không được bộc lộ một cách rõ ràng và mạnh bạo.

Một người khi còn sống có quá nhiều tánh xấu, lúc trở thành vong linh rồi, các tánh xấu đó vẫn còn hiện diện, không mất đi một tánh nào cả.

Thần Thức bước vào một thân xác mới, thân xác đó cũng sẽ thụ đắc tất cả những cái tánh của Thần Thức, bao gồm tánh tốt lẫn tánh xấu, hoàn toàn đầy đủ, không mất mát.

Trong lúc Ý và Tánh của vong linh lắng xuống và mờ đi thì Tâm Thức bùng lên mạnh mẽ, và hành sử vai trò chỉ huy Thần Thức của mình.

Nghiệp lực thường dính chặt vào Ý và Tánh. Nếu một vong linh ôm theo mình quá nhiều sân hận, chắc chắn rằng sẽ khó lòng siêu thoát được; vì sân hận quá nhiều lại nóng lòng muốn trả hận nhưng còn bị vướng mắc, khó trở lại Kiếp Người để mặt đối mặt đòi nợ, Vong Linh cứ bị thôi thúc với cái Muốn Trả Hận của mình.

Cái gì làm ngòi nổ để thúc đẩy Vong Linh đó trả hận?

Chính là Tâm – Ý – Tánh!

Cái Muốn của vong linh đã làm cho Tâm Thức rung động và chuyển cái Muốn đó đến cái Ý, rồi cái Tánh.

Nếu cái Tánh của Vong Linh mang quá nhiều sân hận và quyết lòng phải trả hận, cái Tánh sẽ thôi thúc Vong Linh đi tìm "cái người" đã gây thương tổn cho mình và tìm cách dựa hoặc nhập vào người đó.

Nếu trong trường hợp ngược lại, vong linh cũng có ý muốn trả hận, nhưng tánh nết không quá hung hăng, điềm đạm hơn, vong linh biết rằng mình chưa siêu thoát, chưa có cơ hội để trở lại kiếp Người hầu tìm kẻ thù để thanh toán, cho nên vong linh dằn xuống, cố đè nén sân hận của mình, vì thế mà việc đi tìm kiếm kẻ thù để dựa nhập sẽ không xảy ra.

Do đó, vai trò của Tâm Thức, của Ý Thức và của cái Tánh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự lên cao hay xuống thấp của một Thần Thức.

Trong bài Thần Thức Là Gì? Thầy không đề cập đến những chi tiết nơi đây vì không muốn làm bận trí của chúng sanh, vả lại còn nhiều vấn đề phức tạp của Tâm Thức mà chúng sanh chưa có dịp để thấu đáo.

Cần phải mất thời gian khá lâu để chúng sanh làm quen với những sự giải thích về một Linh Hồn, nhất là khi người Đời sống quá thiên về vật chất, xem nhẹ phần Tâm Linh, và chỉ chấp nhận những gì mà mình có thể sờ mó, hay đụng chạm được mà thôi!

Không ai đủ khả năng để nói, để thuật, để kể lại một cách rõ ràng, chính xác về cái Linh Hồn. Tuy nhiên, căn cứ vào sự thăng hoa của Linh Hồn, người ta vẫn có thể hiểu được cấu trúc của Linh Hồn và nó đã hoạt động như thế nào để đưa đến một sự thăng hoa đúng nghĩa.

Tất cả những hoạt động đều ngừng hẳn lại trên một thân xác bất động không còn hơi thở nữa, nhưng cái CHẾT vẫn không kềm hãm được sự hoạt động của một Linh Hồn.

Linh Hồn vẫn còn tiếp tục hoạt động sau khi lìa khỏi thân xác và chính Tâm – Ý – Tánh đã giúp cho Linh Hồn không xa lìa với sự hoạt động.

Chính nhờ vào Tâm – Ý – Tánh của Linh Hồn mà người chủ lễ mới có thể hành sử vai trò Thiện Tri Thức để chỉ dẫn, để dạy dỗ cho Linh Hồn tu tập, giúp Linh Hồn hoán chuyển bản thân mình từ xấu ra tốt, từ ác ra thiện, từ chấp chặt đến buông xả và nhất là giúp cho Linh Hồn hoán chuyển được cảnh giới thác sanh của mình.

Khi Linh Hồn về một cảnh giới cao như cõi Phật, cõi Trời, nếu Linh Hồn không còn sự hoạt động thì làm sao Linh Hồn có thể tồn tại ở các cảnh giới đó để tiếp tục tu tập hầu chứng quả vị Bồ Tát hay quả vị Phật, hoặc làm gia tăng Mệnh Phước của mình ở cõi Trời?

Nếu Linh Hồn chỉ là một vật vô tri vô giác thì làm sao mà Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát có thể chuyển Linh Hồn sang một thân xác khác được?

Trong thân xác mới này,  Linh Hồn sẽ phải lấy hết những gì chứa đựng trong A Lại Da Thức ra để sắp xếp có thứ tự lớp lang, tổ chức lại phần Tâm Linh trong thân xác đó.

Ngay cả khi một Thần Thức bị vướng mắc cảnh đọa đày nơi chốn Tam Đồ, vẫn luôn trông ngóng thâm tình của mình để giúp cho mình thoát cảnh tai ương. Những lời khuyên bảo, những lời giảng pháp của người chủ lễ vẫn có thể giúp cho Thần Thức trong chốn Tam Đồ thấu hiểu và rung động chân thành trong niềm ăn năn, hối lỗi, nhờ đó mà địa ngục mới có thể mở toang, thân ngạ quỷ mới hoàn toàn lột xác, kiếp súc sanh mới có dịp hoàn lại hình người.

Thầy mong rằng chúng sanh tư duy sâu sắc hơn về Linh Hồn, vì đó là một sự tư duy về chính bản thân mình và từ sự tư duy đó, chúng sanh sẽ nhận ra được ý nghĩa của việc tu tập, tầm quan trọng vô cùng cực của Tâm – Ý – Tánh.

Một sự rung động của Thần Thức bắt nguồn từ ở đâu? Chính là từ ở Tâm Thức. Thần Thức có thăng hoa được hay không, cũng là từ ở Tâm Thức.

Toàn bộ Tâm – Ý – Tánh không bao giờ rời khỏi Linh Hồn.

Khi nó còn trong một thân xác, nó vẫn thuộc về Linh Hồn, chớ không thuộc về thể xác. Vì nó thuộc về Linh Hồn, nên nó mới giúp cho Linh Hồn thăng hoa, hay làm cho Linh Hồn đắm chìm và nó đi theo Linh Hồn từ thân xác này sang thân xác khác, từ cảnh giới này sang cảnh giới khác.

Cấu trúc của một Linh Hồn trong một thân xác còn hơi thở gồm có:

A Lại Da Thức – Mạc Na Thức – Tâm Thức – Ý Thức – Ngũ Thức  (người Đời thường gọi là Lục Thức vì gồm luôn Ý Thức vào trong Ngũ Thức; thật ra Tâm và Ý dính chặt vào nhau, một sự việc xảy ra, sẽ thấy rằng Tâm và Ý đi kèm với nhau, không rời nhau. Cả Tâm và Ý đều được chỉ huy bởi cái Tánh). Cái Tánh cũng gồm vào trong cấu trúc của Linh Hồn.

Tập Khí là cái Tánh kéo dài từ nhiều kiếp trong quá khứ đến kiếp hiện tại, nó thuộc về cấu trúc của Linh Hồn.

Có một điều cần phải ghi nhận là: cái Tánh vừa chỉ huy cái Tâm, cái Ý mà nó cũng “sai khiến” luôn cả cái thân xác nữa, vì nó thể hiện ra bằng hành động mà hành động lại thuộc về thân xác.

Một thí dụ cho dễ hiểu:

Một người đang lái xe trên xa lộ giữa đêm khuya, nhìn thấy một người giơ tay xin quá giang. Tâm của người đang lái xe bỗng rung động trước cảnh tượng này, sự rung động làm nảy sinh ý nghĩ muốn ngừng xe lại để rước người xin quá giang, nhưng cái Tánh hay sợ hãi, hay nghi ngờ người ta sẽ hại mình khi rước người đó lên xe, đã khiến người lái xe làm ngơ và nhấn ga cho xe vọt lẹ.

Hành động của người lái xe được thể hiện từ ở cái Tánh hay sợ hãi, hay nghi ngờ của người này và hành động này hoàn toàn xuất phát từ ở thân xác của người lái xe.

Đôi khi cái Tánh đưa đến những hành động vô cùng nông nổi và gây bao điều phiền muộn, tai hại, dễ dàng tạo nên nghiệp chướng.

Một cái Tánh xấu không được sửa đổi, chẳng những gây sự khổ sầu, tai ương cho người mang tánh xấu đó khi còn sống, cả đến khi người đó đã trở nên kiếp vong linh rồi, cái tánh xấu đó vẫn còn dai dẳng, đeo đuổi, làm nặng nề cái Thần Thức nhẹ như sương, như khói.

Thế mới biết cái Tánh cực kỳ quan trọng, nhưng ít ai chịu quan tâm đến để mà chăm sóc, để mà giùi mài.

Thầy đã nói qua về cấu trúc của Linh Hồn trong một thân xác còn hơi thở.

Đối với một Vong Linh, Thần Thức chỉ vỏn vẹn mang cái túi A Lại Da Thức cùng với Tâm – Ý – Tánh mà thôi.

  1. Tất cả những gì thuộc về Nghiệp Lực, nghiệp lực của kiếp mới vừa qua, nghiệp lực của những kiếp trong quá khứ chưa được thanh toán
    • Những gì thuộc về kiến thức
    • Những gì thuộc về năng khiếu
    • Toàn bộ Trí Tuệ của người đó khi còn sống.

    Tất cả những thứ kể trên sẽ được Mạc Na Thức chuyển vào trong A Lại Da Thức vào phút cuối, trước khi Mạc Na Thức bị hủy diệt.

  2. Tâm – Ý – Tánh sẽ đảm nhận việc điều khiển Thần Thức, tuy nhiên cái Thức trội nhất vẫn là Tâm Thức.

Khi Thần Thức bước vào một thân xác mới, chính cái bộ 3 Tâm – Ý – Tánh này mới đóng vai trò sắp xếp và tổ chức có thứ tự lớp lang cho cái Linh Hồn trong thân xác mới.

Muốn tư duy về điều này thật ra không khó, càng tu tập, Trí Huệ càng phát sáng, kiếng Tâm tỏ rạng, tức khắc sẽ hiểu được sự vận hành của Tâm – Ý – Tánh trong một Linh Hồn.

Kính bạch Sư Phụ,
Nếu trong cuộc đời con, đầu óc con luôn tiếp nhận những sách vở, phim ảnh, những câu chuyện khiến con thường sống trong ẢO GIÁC hay nói cho đúng hơn, con ngập chìm trong cảm xúc của những nhân vật qua phim ảnh, qua sách vở, qua những hoàn cảnh hay những môi trường từ những câu chuyện kể, Mạc Na Thức của con có thể nào bị lẫn lộn giữa những điều thật sự xảy ra trong cuộc đời con với những điều được gọi là ẢO GIÁC hay không?

Tất cả những thứ trên sẽ được cái Ý gạn lọc trở lại. Tuy nhiên, có một điều đáng để ý là: những cái gọi là Ảo Giác đó sẽ trở thành vật kích thích cho Tâm – Ý – Tánh của mình và làm cho cái Ý bị suy nhược đi, không còn thuần chất của cái Ý nữa, cả cái Tánh cũng bị kích thích luôn.

Vì vậy, một người để cho Tâm của mình rung động quá nhiều trước cảnh máu rơi, trước bao nhiêu cảnh não lòng, trước những hành động thô bạo, hung hăng, sắt máu, cái Tánh của họ sẽ triển khai theo tất cả những sự rung động của Tâm và khi đó, cái Ý sẽ trở nên không còn tính chất trung thực nữa.

Đối với người Trưởng Thành, tầm ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo đến Tâm – Ý – Tánh cũng là một vấn đề cần phải quan tâm đến và nên khắc phục.

Đối với trẻ thơ còn nhỏ dại hay những Vị Thành Niên, tất cả những gì tác động vào Tâm – Ý – Tánh đều gây nên tai họa cho phần Tâm Linh từ lúc sống cho đến lúc chết nếu không có sự tích cực sửa đổi.

Kính bạch Sư Phụ,
Còn Trí Tuệ và Trí Huệ đóng vai trò như thế nào trong Linh Hồn của một Người?

TRÍ TUỆ là sự thông minh bình thường, nó thiên về thể xác và có liên quan nhiều đến não bộ.

Một người lúc còn sống, họ đọc sách nhiều, học hỏi nhiều, du lịch nhiều, họ chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, thực tập để thâu đạt nhiều kinh nghiệm v.v… tất cả những kiến thức, những hiểu biết được tích tụ vào Mạc Na Thức.

Vào giờ phút lâm chung, Mạc Na Thức sẽ chuyển toàn bộ tất cả những gì thuộc về TRÍ THỨC vào trong A Lại Da Thức để cho Linh Hồn mang theo.

Khi Thần Thức bước vào một thân xác mới, phần Trí Tuệ sẽ được chuyển từ A Lại Da Thức vào trong não bộ của thân xác đó để tạo nên sự thông minh cho thân xác mới này.

Do đó, một người thông minh nhiều hay ít là tùy vào cái kiến thức, sự hiểu biết, sự học hỏi, sự tìm tòi, nghiên cứu của cái thân xác đã cưu mang cái Thần Thức ở kiếp vừa qua.

Một người chơi đàn dương cầm thật tuyệt vời, Mạc Na Thức của họ ghi lại đầy đủ tất cả những sự hiểu biết của họ về đàn dương cầm.

Dù rằng trong A Lại Da Thức của họ không ghi rõ ràng kiến thức của họ về nốt nhạc, về âm điệu, về tiết tấu … nhưng, Mạc Na Thức đã chuyển vào A Lại Da Thức những phần quan trọng của cái kiến thức của người đó về đàn dương cầm.

Do đó, trong thân xác mới, cái năng khiếu về đàn dương cầm được triển khai và nhờ cái năng khiếu đó mà thân xác mới này sẽ lãnh hội thật dễ dàng và mau chóng phần nhạc lý.

Cái năng khiếu đó nhiều hay ít là do mức độ tích tụ cái kiến thức từ ở kiếp quá khứ, điều đó có nghĩa là Trí Tuệ vẫn ảnh hưởng đến Linh Hồn rất nhiều.

Trong khi Trí Tuệ thiên về thể xác thì TRÍ HUỆ lại là sản phẩm của Tâm Linh.

Trí Huệ có được là do công năng tu tập: một sự chân thành tha thiết ăn năn, sám hối sẽ làm cho nghiệp chướng được tiêu mòn lần; câu Thần Chú có công năng thiêu đốt vô minh, làm sáng ngọn đèn Trí Huệ; Phật và Bồ Tát cũng cho chúng sanh Trí Huệ mỗi khi chúng sanh đem tấm lòng chân thành sám hối ăn năn đó mà tha thiết niệm Phật, niệm Bồ Tát.

Tư duy lời pháp, thực hành đúng lời pháp để sửa đổi, để hoán chuyển Tâm – Ý – Tánh của mình, cũng góp phần không nhỏ vào việc làm phát sáng Trí Huệ.

Chính cái Trí Huệ mới giúp cho ngọn đèn của Tâm Thức sáng rực lên. Ngọn đèn đó càng rực sáng chừng nào, càng soi thấu hết tất cả mọi sự vật, sẽ không có mờ mờ ảo ảo.

Một Linh Hồn mà Trí Huệ càng rực sáng thì Vô Minh càng mỏng chừng nấy.

Cái Trí Huệ đó dính liền với Tâm Thức mà Vô Minh cũng dính liền với Tâm Thức.

Do đó, Tâm – Ý – Tánh vô cùng quan trọng, tu tập mà không hiểu được một cách thấu đáo, không phân tích được rõ ràng Tâm – Ý – Tánh, sẽ không thể nào xóa được Vô Minh.

Tóm lại:

  • Cấu trúc của Thần Thức gồm có: A Lại Da Thức và Tâm – Ý – Tánh, trong đó Tâm Thức nổi bật nhất và đảm nhận vai trò chỉ huy Thần Thức.
  • Cấu trúc của Tâm Thức bao gồm: Trí Huệ, Vô Minh và Ý Thức.

Nên nhớ rằng:  một Thiên Chúng ở cõi Trời hay một Thánh Chúng ở Cực Lạc chỉ vỏn vẹn là Thần Thức, không có thân xác, thế thì làm sao để Thiên Chúng hay Thánh Chúng tu tập được? Nhờ vào cái gì mà việc tu tập có thể thành tựu mỹ mãn được? Rồi sau một thời gian tu tập, Thiên Chúng hay Thánh Chúng có thể tự mình biến ra hình người này, hình người nọ, nghĩ đến cái gì là hiện ra cái nấy?

Tất cả những việc đó đều từ ở Tâm – Ý – Tánh!!

Có một điều rất thú vị:

Sau một thời gian tu tập, giùi mài, sửa đổi, hoán chuyển, cái Tánh bây giờ lại biến thể, những Tánh xấu hoàn toàn biến mất, chỉ thuần còn lại những Tánh tốt; các Tánh tốt này sẽ hòa lẫn vào cái Tâm để trở thành ra TỪ BI.

Càng tu tập một cách chân chính, dù là ở cõi cao như cõi Trời, cõi Phật, thậm chí khi vẫn còn ở cõi Ta Bà, nếu theo đúng cách thức, đúng nguyên tắc, từ từ cái Tánh sẽ biến dạng để trở thành 2 chữ TỪ BI, hòa lẫn vào Tâm Thức, giúp cho Tâm Thức rực sáng lên.

Chính vì lẽ đó mà tiêu chuẩn để được Cực Lạc đón tiếp vào giờ phút lâm chung là SỬA TÁNH.

Có sửa Tánh mới chấm dứt được việc tạo nghiệp mới, gây nhiều rối rắm, Thánh Chúng mới có thể thu ngắn thời gian trong thai sen để làm tiêu hủy đi nghiệp chướng. Thánh Chúng có mau chóng xuất Liên Hoa thì mới có thể tham dự được vào sinh hoạt của Cực Lạc.

Nếu thời gian trong Thai Sen kéo dài hằng vài mươi tiểu kiếp thì quả thật rất uổng cho một cuộc vãng sanh về Cực Lạc!! Thánh Chúng sẽ khó lòng giúp được chúng sanh của cõi Ta Bà trong đó bao gồm cả gia đình, bà con, dòng họ của Thánh Chúng.

Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ đã đề cập qua về sự chuyển thể của cái Tánh; còn đối với cái Ý, sự chuyển thể đó có được áp dụng hay không?

Càng tu tập, sự tư duy càng sâu sắc và nhạy bén; mà sự tu duy là phản ảnh của cái Ý. Tự bản chất của cái Ý đã là dính chặt vào trong cái Tâm, sự tu tập càng lên cao, sự tư duy càng phong phú và dầy đặc, khi đó cái ý biến thể để hòa lẫn vào cái Tâm.

Cái Tánh cũng đã hòa nhập vào cái Tâm dưới dạng Từ Bi.

Cái Ý cũng đã được chuyển hóa để trở thành thăng hoa; từ tư tưởng Phàm bước sang tư tưởng Thánh, tư tưởng Bồ Tát, rồi tư tưởng Phật, làm cho cái Tâm rực ánh Hào Quang.

Cái rốt ráo của việc tu tập là tôi luyện cái Tánh, là chuyển hóa cái Ý để cuối cùng, toàn bộ Tâm – Ý – Tánh chỉ còn lại độc nhất có một chữ TÂM thật ngời sáng, thật rực rỡ để đảm nhận vai trò thật cao cả, thật thiêng liêng trong công việc CỨU ĐỘ CHÚNG SANH.


+ 125
View Desktop
Version
\