Tư Cách Của Người Tu Tập
Kính bạch Sư Phụ,
Trong bài Đới Nghiệp Vãng Sanh, Sư Phụ đã có đề cập đến tư cách của Thánh Chúng. Mà Thánh Chúng cũng đã từng là một chúng sanh của cõi Ta Bà, thì như vậy, người của cõi Ta Bà có bắt buộc phải thụ đắc một tư cách hay không?
Con ơi, sống trong cõi Ta Bà, loài Người hay nói cho đúng ra là chúng sanh, phải làm gì trong cõi Ta Bà?
Giới Thiệu Ấn Bản Số 2
LacPhap.com xin trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 2 gồm tất cả những bài pháp được đăng tải trên trang LacPhap.com từ tháng Giêng đến tháng sáu năm 2014. Ấn bản dầy 76 trang, gọn, nhẹ, rất tiện di chuyển hay lưu trữ.
Ấn bản cũng rất tiện dụng đối với quý chư thiện hữu cao niên, không có phương tiện được đọc các bài Pháp qua computer.
LacPhap.com xin chân thành kêu gọi sự tiếp tay của quý thiện hữu trong việc hoằng pháp bằng cách phổ biến các ấn bản này cho bạn bè, thân quyến, thân chủ và cộng đồng để giúp cho lời Pháp có cơ hội bay xa đến tận cùng khắp nơi, mọi người cùng chia sẻ những lời Pháp bình dị nhưng không kém phần lợi lạc cho Đời lẫn Đạo.
Nếu quý thiện hữu muốn nhận ấn bản (miễn phí) gửi đến nhà, xin vui lòng ghi tên, địa chỉ và số lượng ấn bản vào form dưới đây hoặc gửi điện thư đến: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nếu quý chư thiện hữu muốn download PDF của ấn bản, xin bấm vào đây để tải về.
Đới Nghiệp Vãng Sanh
Kính bạch Sư Phụ,
Con thường hay nghe rất nhiều người bảo rằng: “Tôi chỉ cầu mong được đới nghiệp vãng sanh, làm một hoa sen nhỏ bé trong ao Liên Trì của cõi Cực Lạc.” Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con hiểu rõ thế nào là Đới nghiệp vãng sanh, hạ phẩm hạ sanh?
Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là về cõi Cực Lạc mang theo hết tất cả những nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.
Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).
Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.
- Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh
- Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh
- Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh
Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:
Tâm Bình
Trong các bài pháp trước, Thầy đã bảo: “Tâm Bình là cái chìa khóa lớn, có thể mở được tất cả các cửa”.
Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình (do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp lực của kẻ khác.
Vấy Vào Nghiệp Lực Của Kẻ Khác
Người tu tập cần phải nhớ kỹ một điều rằng: tất cả mọi việc trên đời, dù nhỏ bằng hột cát, cũng bị chi phối bởi Nhân và Quả. Cho nên, nếu gặp một hoàn cảnh không được như ý, hoặc nhìn thấy, nghe thấy một cử chỉ, một lời nói, một hành động không tốt đẹp, không thuận lợi, đừng dại dột khởi tâm rung động. Thầy dùng chữ “dại dột” là vì sao? Vì người tạo cho mình những điều không hay đó đang bị dấy bởi Nghiệp Lực của chính họ thì tại sao mình phải chia phần nghiệp lực với họ để làm gì?
Hết Ấn Bản Số 1
Lacphap.com xin chân thành tri ân tất cả quý chư Thiện Hữu đã sốt sắng giúp đỡ trong việc hoằng pháp bằng cách phân phối các Ấn Bản số 01.
Hiện nay ấn bản số 01 không còn nữa. Lacphap.com đang chuẩn bị để phát hành Ấn Bản số 02. Quý Thiện Hữu nào đã chuyển đạt lời yêu cầu gửi ấn bản số 01 nhưng không nhận được thì sẽ được ưu tiên nhận ấn bản số 02 ngay khi phát hành. Lacphap.com không nhận tiền cúng dường in các ấn bản. Lacphap.com phát hành trong khả năng của mình, do đó không thể quyết chắc khi nào thì ấn bản số 01 sẽ được tái phát hành.
Có nhiều Quý Thiện Hữu đã ngỏ ý phát tâm tự in ấn bản số 01. Lacphap.com rất hoan hỷ ủng hộ ý kiến này. Ấn bản số 01 có bản gốc với độ phân giải cao (High Resolution). Quý Thiện Hữu cứ việc tải xuống (download), gửi cho nhà in để in ra đủ số lượng mà Quý Thiện Hữu muốn.
Một lần nữa, xin tất cả Quý Thiện Hữu nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn của Lacphap.com
Download PDF Ấn Bản Số 1
Low Res (18 Mb) | High Res (271 Mb) |
Phân Chia Thần Thức
Kính bạch Sư Phụ,
Trong sáu nẻo luân hồi, tam đồ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Một thần thức khi bị đọa vào nẻo súc sanh thì trọn nguyên thần thức đó thác sinh vào một súc sanh, hay có sự phân chia thần thức thành nhiều phần, mỗi phần đi vào một súc sanh khác nhau và điều này đã tạo nên sự ngu si cho loài súc sanh? Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ.
Tại sao một thần thức bị đọa vào súc sanh? Là vì thần thức đó đã đắm chìm vào chữ Si. Tại sao thần thức đó đã đắm chìm vào chữ Si?
Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản
LacPhap.com vô cùng hoan hỷ chia sẻ với tất cả quý chư thiện hữu những tranh ảnh Phật và Bồ-Tát do LacPhap.com đã đem hết tâm thành dày công họa nên.
Xin vào link này để xem hình ảnh Lễ Phật Đản
Khổ Nạn Của Chúng Sanh
Kính lễ Đức Phật Thích Ca,
Mừng Ngài giáng Thế độ sanh Ta Bà.
Phật từ bi xót mọi loài,
Đản sanh cứu khổ chúng sinh thoát nàn.
Chúng sanh trong cõi Ta Bà, ai là người chưa từng khổ? Từ lúc sơ sinh mở mắt chào đời không đánh đã khóc; rồi thì lớn lên, suốt quãng đời từ tấm bé cho đến lúc già nua, thậm chí cho đến hơi thở cuối cùng, bao nhiêu từng đợt khổ đã xảy ra? Có kẻ thì khổ tới tấp, cũng có kẻ thì khổ từng đợt. Nói tóm lại, từ trẻ đến già, từ sang đến hèn, từ ngu dốt đến trí tuệ cao, tất cả đều không bao giờ rời được chữ KHỔ; ngay cả kẻ làm vua làm chúa ngự trên ngôi cao, cũng vẫn phải bị chi phối bởi cái khổ trong suốt quãng đời.
Ai có thể nói rằng: "Từ lúc sanh ra cho đến khi chấm dứt cuộc đời, tôi chỉ có tiếng cười mà không có tiếng khóc." Chúng sanh cũng không thường tự đặt câu hỏi: “Tại sao tôi lại khổ như thế?” Xem chừng ra thì đa số chúng sanh đã xem cái khổ như là một việc tự nhiên xảy đến trong đời người, không bao giờ quan tâm, cũng không bao giờ lo lắng. Và khi quá khổ thì bật khóc và kêu gọi sự giúp đỡ của các Đấng Từ Bi! Cũng có kẻ khi đau khổ lại cất tiếng cười, nhưng nụ cười đó không phải là một nụ cười an nhiên tự tại, mà là một nụ cười chua chát, vì không biết phải diễn tả sự đau khổ của mình bằng cách nào cho thỏa.
Thoạt sanh ra là đã cất tiếng khóc; đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bước vào cuộc đời, việc trước tiên là phải đi qua “cửa khổ.” Chưa từng một “người bình thường” nào bước vào cuộc đời mà đi qua “cửa sướng” bao giờ!
Như vậy, cái khổ từ đâu đến? Và tại sao người ta phải tùng phục nó và phải chịu đựng nó trong suốt quãng đời của mình từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi hắt hơi cuối cùng?