Lạc Pháp

Biểu tượng cho cõi Cực Lạc là hình ảnh của Tây Phương Tam Thánh, với Vị Giáo Chủ là Đức A Di Đà Phật, cùng với hai cánh tay “đắc lực” của Ngài là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Quán Thế Âm Bồ Tát vang danh trong cõi Ta Bà, dưới nhiều danh hiệu khác nhau tùy từng nơi Ngài xuất hiện. Người Đời đã tốn không ít giấy mực ca ngợi Công Đức của Vị Đại Bồ Tát này, trọn lòng thương lo, chăm sóc cho Chúng Sanh, không bao giờ quản công lao lên xuống để cứu độ Chúng Sanh.

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát thì ngược lại, Ngài rất ít xuất hiện ở cõi Ta Bà, chỉ trừ trường hợp “Tiếp Dẫn” mà thôi. Tuy nhiên, toàn thể Thánh Chúng của Cực Lạc đều do một tay Ngài dạy dỗ, huấn luyện. Những ai đã phát nguyện vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nếu may mắn trở thành Thánh Chúng, đều bắt buộc phải qua thời gian tu tập từ lúc còn trong thai sen cho đến khi xuất Liên Hoa, rồi trở thành Bồ Tát, tức là sẽ được cái cơ hội gần gũi, nhận được sự chỉ dạy, sự uốn nắn của một vị Đại Bồ Tát mà Đức A Di Đà Phật đã đặt cho cái tên là ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ!

Kính bạch Sư Phụ,

Cái Ý nghĩa của Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí là như thế nào mà Đức A Di Đà Phật đã đặt cho Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát?


+ 94
Jun 19 2017

Ngũ Giới

129337454 129337454

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sống trong một thời đại, có thể nói, rất là nhiễu nhương. Cái xã hội thời bấy giờ vô cùng là tạp nhạp, đa số Chúng Sanh trong đó đều nghèo hèn, rách rưới, sự hiểu biết rất là thô thiển, trình độ kiến thức thật thấp thỏi. Những người giàu sang, trưởng giả, quyền uy, chiếm ngự một tầng lớp không đông đảo lắm, và họ không sở hữu một kiến thức dồi dào, phong phú. Phần lớn Chúng Sanh không thông hiểu được những nguyên tắc căn bản của cuộc sống làm Người, cũng như phải hành xử cái tư cách NGƯỜI như thế nào để chứng tỏ rằng mình xứng đáng hiện diện trên cõi Đời.

Khi đã đắc Đạo, được tôn xưng là PHẬT, tức là một Đấng với một Trí Huệ sáng rực, tỏa sáng và soi thấu khắp mọi Loài, Đức Bổn Sư rất đau lòng xót dạ trước một số quá lớn Chúng Sanh hết lòng ngưỡng mộ Ngài, và rất mong mỏi được tiếp nhận những lời chỉ dạy của Ngài. Đoàn Tăng Lữ bao gồm những người tình nguyện Cắt Ái Ly Gia giống như Ngài, và một số khác không nhỏ, vẫn tha thiết với Đạo, muốn hòa nhập vào Đạo, nhưng vẫn còn ràng buộc với gia đình, với cuộc sống, với Cuộc Đời. Họ hoàn toàn không Cắt Ái Ly Gia.

Để có thể dễ dàng lãnh đạo, chỉ huy cái đoàn Tăng Lữ lớn lao này, Đức Bổn Sư đã phân chia làm hai nhóm:

  • Nhóm Cắt Ái Ly Gia
  • Nhóm không Cắt Ái Ly Gia

Mỗi nhóm bắt buộc phải theo những nguyên tắc, những luật lệ do Đức Bổn Sư quy định. Đây chính là cơ hội để cho Ngài đề ra những Giới Luật có tính cách dạy dỗ, giáo dục và truyền bá sự hiểu biết cho đại đa số tầng lớp Chúng Sanh còn quá ư kém cỏi, mờ mịt về mọi phương diện từ vật chất lẫn tinh thần.

Nhóm Cắt Ái Ly Gia quyết noi theo gương của Đức Bổn Sư để tu tập và mong cầu một Trí Huệ tỏa sáng như Ngài; do đó phải chịu sự chi phối của hằng trăm Giới Luật rất chặt chẽ, rất là tế nhị, phải chịu ép mình vào một khuôn khổ thật cứng rắn để tôi luyện từ li từ tí cái Tâm, cái Ý, cái Tánh của mình ngõ hầu làm phát sáng cái Trí Huệ, làm tỏa rộng cái tánh chất Phật, để xứng đáng hành xử vai trò thay thế Phật mà dắt dìu Chúng Sanh trong tương lai.

Đối với nhóm không Cắt Ái Ly Gia, Đức Bổn Sư cũng đã đặt ra một Giới Luật riêng biệt cho những người mới làm quen với việc tu tập. Trong chiều hướng dạy dỗ, giáo dục, Đức Bổn Sư đã đem sự hiểu biết đặt vào những Người trong nhóm này qua 5 Giới Luật mà Người Đời thường hay gọi là NGŨ GIỚI.


+ 91
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Phật Thích Ca! Phật Thích Ca!
Ánh Đạo Từ Bi Ngài gieo rắc
Dắt dìu Nhân Loại khỏi Bến Mê
Chúng con cúi lạy ơn Từ Phụ
Muôn đời ghi khắc Nghĩa Thâm Sâu

Kính bạch Sư Phụ,

Khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Ngài đã huyền ký rằng: Kinh Lăng Nghiêm sẽ mất trước, Chúng Sanh sẽ không còn biết đến Kinh Lăng Nghiêm nữa. Từ trước đến nay, đa số các Phật Tử tại gia đã gặp nhiều khó khăn trong việc thấu đáo nghĩa Kinh. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng một cách rất bình dị cái cốt tủy của Kinh Lăng Nghiêm để hàng đệ tử chúng con dễ dàng thấu hiểu và thâm nhập.

Vì sao có Kinh Lăng Nghiêm? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết Kinh Lăng Nghiêm nhân việc Ngài A Nan gặp nạn, mà nạn tai đó lại mang một tính cách có vẻ hơi huyền bí.


+ 110
561458920 561458920

Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ đã vạch cho con thấy rõ từng giai đoạn một, Thánh Chúng của Hạ Phẩm Hạ Sanh trên thai sen tu tập như thế nào để giúp cho hoa sen nở. Giai đoạn đầu tiên chính là: Thánh Chúng phải trải qua thời gian không ngắn để sám hối những Nghiệp Chướng của mình. Xin Sư Phụ từ bi giải thích để con hiểu rõ: Thánh Chúng đối diện với Nghiệp Chướng của mình như thế nào và phải sám hối ra làm sao để cho tiêu được những Nghiệp Chướng này?


+ 100
429597139 429597139

Kính bạch Sư Phụ,
Một chúng sanh trong thế giới văn minh với cơm ăn áo mặc đủ đầy, với biết bao nhiêu tiện nghi vật chất vây quanh, sống cuộc đời dư thừa, không thiếu trước hụt sau, sẽ phản ứng như thế nào trước lời đề nghị TU TẬP?

Trước khi trả lời câu hỏi của con, Thầy chân thành nói rằng: vai trò của một Thiện Tri Thức đòi hỏi khá nhiều sự tế nhị cũng như sự nhẫn nại. Muốn giúp cho một chúng sanh “bừng sáng” không phải là điều dễ dàng, nhất là khi chúng sanh đó đang ăn ngon mặc đẹp, đang tận hưởng những xa hoa vật chất.

Ngay cả một chúng sanh đang ở trong cảnh bần hàn, đói lạnh, phải chạy kiếm từng chén cơm một, kiếm từng manh áo che thân, cũng vẫn không tha thiết đến việc làm thế nào để cải thiện một đời sống tốt đẹp hơn. Họ chỉ nhanh chân đi tìm cơm khi bao tử họ quặn thắt đòi thức ăn. Họ chạy kiếm áo mặc khi họ cảm thấy chiếc áo cũ đã không còn lành lặn để che thân của họ nữa. Một khi họ đã có đủ cơm ăn ngày 2 bữa, quần áo đủ để che thân thì họ sẽ không còn bận bịu với việc kiếm cơm, kiếm áo nữa.


+ 114
LacPhap.com LacPhap.com

Cõi Ta Bà mừng Xuân
Người tăng thêm tuổi Thọ
Hy vọng thật tràn đầy
Tương lai luôn ngời sáng.

Chúc nhau trọn niềm vui
Tiếng cười vang Hạnh Phúc
Thắng lợi thật dễ dàng
Thành Công luôn mỹ mãn.

Cầu mong nỗi bất hạnh
Chậm bước đến bên mình
Khổ đau bớt ngập tràn
Đắng cay chùn bước lại.

Vui buồn không đáng kể
Được mất chẳng âu lo
Tất cả đúng Nghiệp duyên
An bài theo phận số.

Hạnh Phúc hay Đau Khổ
Cũng chính ở nơi ta
Lòng chân thành Sám Hối
Khổ Đau đều tan biến.

Tâm rực sáng hào quang
Ý khởi lòng Cao Thượng
Tánh giùi mài trau chuốt
An Nhiên ta cất bước.

Download PDF - 30Mb


+ 106
412235383 412235383

Kính bạch Sư Phụ,
Một người đang bị hôn mê, nếu họ lìa trần trong hôn mê, thần thức của họ có bị vướng mắc hay không?

Theo con, như thế nào là vướng mắc?

Dạ, một người khi ra đi vĩnh viễn mà tâm tư họ vẫn còn đeo đẳng một cái gì, hoặc là một tình cảm, hay tiếc nuối một tài sản, một vật gì đó, hoặc họ ân hận vì chưa hoàn tất một công trình nào đó v.v…

Thông thường những vướng mắc này tụ vào đâu?


+ 111
485362630 485362630

Một người tu tập chân chínhđúng mức sẽ lần lần nhận chân ra được sự khác biệt của Tâm Thức của mình. Đây là một sự khác biệt có chiều hướng tốt, và sự khác biệt đó chính là cái kết quả của sự chuyển thể của cái Tánh và cái Ý.

Một sự dốc tâm sửa đổi, trau giồi, giùi mài tất cả những thói tật xấu xa, những cái Tánh không mấy tốt đẹp (đã luôn là nguyên nhân gây tạo biết bao nhiêu nghiệp chướng, biết bao nhiêu phiền não), sẽ giúp cho hành giả lần lần triệt tiêu hoàn toàn những tánh xấu của mình. Tất cả những cái tánh thuần tốt dưới dạng thức của “ĐỨC TÁNH” đều lộ rõ ràng cái tính chất Từ Bi và đồng thời hòa nhập vào Tâm, giúp cho Tâm rực sáng.

Trong quá trình tu tập, sự tư duy sâu sắc càng lúc càng lên cao song song với sự thăng tiến của việc tu tập, mà sự tư duy là phản ảnh của cái Ý; tự bản chất của Ý đã dính chặt vào Tâm, một khi Ý hoán chuyển được những tư tưởng từ thấp hèn trở nên cao thượng, từ phàm phu vượt lên bậc Thánh, cái Ý sẽ tự động hòa nhập vào Tâm và hoàn toàn biến mất.

Ngày xưa, bộ 03 Tâm - Ý - Tánh tha hồ vùng vẫy, gây tạo biết bao nhiêu phiền não, biết bao nhiên oan trái. Càng tu tập, càng trau giồi, càng bào mòn, đánh bóng, Tánh và Ý bỗng chốc biến mất, hòa nhập vào cái Tâm để cuối cùng chỉ còn lại duy nhất một chữ Tâm mà thôi, một chữ Tâm rực rỡ, một chữ Tâm rợp ánh hào quang.


+ 92
363589277 363589277

Kính  bạch Sư Phụ,

Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu tu sĩ dốc tâm tu tập, không phải một đời một kiếp mà lên xuống cõi Ta Bà nhiều đời nhiều kiếp. Cứ nhìn sự chuyên cần tu tập cũng như việc thiền định hay thâm nhập kinh điển của họ là đủ nói lên việc này rồi.

Người Đời cũng đã từng chứng kiến nhiều trường hợp đặc biệt của các tăng sĩ, nhập Đạo không bao lâu nhưng sự tiến bộ trên đường Đạo quả là vượt bực.

Các vị này xuất gia từ khi còn quá trẻ, nếu không phải là do đã từng gieo quá nhiều chủng tử Phật trong kiếp quá khứ, thì ngày giờ này, các vị đó khó lòng thực hiện được hoài bảo của mình ở lứa tuổi thiếu niên.

Tuy nhiên, họ không thể hiện được sự CHỨNG ĐẮC qua phong cách của họ, qua sự dắt dìu chỉ dạy cho Phật Tử và nhất là qua vai trò Thiện Tri Thức.

Sư phụ đã từng đề cập đến việc “Tu nhất kiếp, Ngộ nhất thời”, có nghĩa là: Tu tập và chứng đắc chỉ trong cùng một kiếp!!

Như vậy, những cái gương tu tập của nhiều người đi trước đã thiếu sót những điểm then chốt gì để có thể đưa đến sự thành công đúng mức?

Con ơi, thiếu cái chìa khóa!


+ 110
Phát Hành Ấn Bản Số 4 Phát Hành Ấn Bản Số 4

LacPhap.com xin trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 4 gồm tất cả những bài pháp được đăng tải trên trang LacPhap.com suốt năm 2015. Ấn bản dầy 150 trang và rất tiện dụng đối với quý chư thiện hữu cao niên, không có phương tiện được đọc các bài Pháp qua computer.

LacPhap.com xin chân thành kêu gọi sự tiếp tay của quý thiện hữu trong việc hoằng pháp bằng cách phổ biến các ấn bản này cho bạn bè, thân quyến, thân chủ và cộng đồng để giúp cho lời Pháp có cơ hội bay xa đến tận cùng khắp nơi, mọi người cùng chia sẻ những lời Pháp bình dị nhưng không kém phần lợi lạc cho Đời lẫn Đạo.

Nếu quý thiện hữu muốn nhận ấn bản (miễn phí) gửi đến nhà, xin vui lòng ghi tên, địa chỉ và số lượng ấn bản vào form dưới đây hoặc gửi điện thư đến: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nếu quý chư thiện hữu muốn download PDF của ấn bản, xin bấm vào đây để tải về.


+ 99
View Desktop
Version
\