Lạc Pháp

Sep 17 2016

Chứng Đắc

453801976 453801976

Kính bạch Sư Phụ,
Thế nào là một người tu đắc đạo? Hay nói khác đi là một người chứng đắc.

Người đắc đạo là người được đạo. Thế nào là được đạo? Có vô số vấn đề vây quanh chữ “Đạo”, mà chữ “Đạo” cũng không hẳn có một ý nghĩa duy nhất thuộc về tu tập.

Để hiểu một cách rõ ràng về chữ ĐẠO, Thầy có thể hình dung nó như là cái trục ở giữa của cái bánh xe đạp. Từ trong trục đó chĩa ra nhiều cây căm để giữ cái niền bánh xe cho cứng. Đạo là cái trục mà mỗi cây căm tượng trưng cho một vấn đề phải chu toàn.


+ 84
Aug 17 2016

Cúng Cô Hồn

82984504 82984504

Kính bạch Sư Phụ,

Theo thông lệ, mỗi năm cứ vào ngày rằm tháng Bảy Âm lịch, dân gian thường hay tổ chức cúng Cô Hồn. Đây có phải là một tục lệ mang tính cách mê tín dị đoan, chẳng hạn như
: dân gian sợ Cô Hồn phá phách khiến cho cuộc sống của mình không được bình an, yên ổn cho nên phải cúng kiến, hoặc muốn được khỏe mạnh, ít bịnh hoạn nên bày ra việc cúng Cô Hồn? Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ.

Trước tiên, Thầy xác định rằng: việc cúng Cô Hồn không phải là một mê tín dị đoan mà đó là một việc nên làm của người còn sống đối với người đã chết. Tuy nhiên, việc làm này phải theo một nguyên tắc hẳn hòi mới đem lại một ý nghĩa sâu xa và một lợi ích thiết thực cho cả đôi bên: người sống lẫn người chết!

Từ ngữ CÔ HỒN mang một ý nghĩa là một Vong Linh bơ vơ, cô độc, lang thang, vất vưởng...không có thân nhân “ghé mắt” đến, hay nói một cách đúng nghĩa, đó là một Vong Linh không siêu thoát.

Vong Linh không siêu thoát là Vong Linh còn mang vướng mắc đi theo mình ngay khi lìa khỏi thân xác. Vướng mắc đó có khi là một nỗi sân hận, có khi là một sự nuối tiếc, có khi là một nỗi oan tình, một niềm ẩn ức; cũng có khi là một hay nhiều nghiệp chướng đã gây tạo mà chưa có dịp thanh toán, cũng có lúc đó là một sự ấp ủ trong lòng về một việc gì mà chưa kịp giải bày hay phân tỏ v.v…


+ 96
72202309 72202309

Kính bạch Sư Phụ,

Qua quyển “49 ngày siêu độ cho thân nhân”, con đã được biết rằng: khi Thần Thức rung động theo chiều hướng về cõi Phật, nếu Thần Thức quyết tâm về cõi Phật và tha thiết niệm Phật thì sau 49 ngày, Thần Thức sẽ được Thánh Chúng rước về Cực Lạc.

Cũng với sự rung động đó, nếu Thần Thức muốn đi về Cõi Trời hay cõi Người thì cũng sẽ được Thiên Chúng đến rước hay Đức Địa Tạng Vương Bồ T
át đến rước.

Như vậy, cái gì đã làm cho Thần Thức rung động? Thần Thức ra đi mang theo những cái Thức nào trong 09 cái thức và vai trò của những cái thức đó ra làm sao đối với Thần Thức?

Thầy có thể trả lời một cách khẳng định rằng: chính Tâm Thức đã tạo nên sự rung động đó và đó là một sự rung động chân thật, không che đậy, không giả dối.


+ 124
Jun 21 2016

Quán Không

157328456 157328456

Chúng sanh thụ đắc sự hiện hữu của mình với tất cả Tâm – Ý – Tánh, và từ sự hiện hữu đó đã đưa đến sự thụ đắc của biết bao cái MUỐN để vun bồi cho sự hiện hữu này. Vì vậy, hàng loạt Nghiệp Lực được tạo nên xoay quanh chữ MUỐN, và chính cái Nghiệp Lực mới buộc ràng chúng sanh vào trong cái HỮU, chúng sanh đắm chìm trong cái CÓ và càng lúc càng sa lầy và vướng mắc vào trong cái MUỐN của mình.

Muốn trở về với cái KHÔNG là phải đi từng bước một, là phải giữ Tâm Bình! Tâm có Bình mới nhận ra được dạng thức của cái MUỐN của mình để mà đối phó.

Một cái MUỐN dẫn đến một sự tham lam đáng kể, tức khắc phải được ngăn chận và chỉnh sửa để cường độ MUỐN giảm lần.

Trong quá trình sửa tánh, sự thụ đắc cái MUỐN cũng giảm lần … giảm lần, cái HỮU sẽ ít dần đi, cho đến khi Tâm đã lắng đọng rồi, đã giữ được Bình rồi, Ý không còn nảy sinh nữa, Tánh cũng đã được quan sát và kềm hãm, thì như vậy, chúng sanh đã từ cái HỮU tiến vào cái KHÔNG.


+ 112
May 24 2016

Không

Vinh danh Đức Phật Thích Ca
Vì thương nhân loại không nề gian nan
Đạo vàng gieo rắc muôn nơi
Giúp NGƯỜI thoát khỏi Tử Sanh Luân Hồi

Bộ Kinh Bát Nhã của Đức Bổn Sư rất dày….rất dày. Ngoại trừ người Xuất Gia, hàng Phật Tử tại gia có duyên may đọc qua hết bộ Kinh này cũng đã là một việc KHÓ rồi, nói chi đến việc hiểu một cách thấu đáo ý nghĩa của lời Kinh.

Nơi đây, Thầy không chú tâm làm công việc cắt nghĩa từ lời, từ chữ của Kinh. Vì chúng sanh đã không thấu hiểu rồi, bây giờ có cắt nghĩa thêm nữa cũng sẽ rất là khó khăn đối với chúng sanh. Thầy chỉ nói một cách rất tóm tắt về cái cốt tủy của Bộ Kinh Bát Nhã.


+ 126
407895259 407895259

Kính bạch Sư Phụ,
Khi thần thức xuất ra khỏi thân tứ đại, trong lúc còn đang phân vân không biết đi về đâu, người hộ niệm có thể nào dùng câu thần chú, kèm với hào quang tỏa ra từ đạo lực của mình, để dẫn dắt thần thức khỏi rơi vào con đường tối hay không? Giả sử: nếu theo nghiệp lực của người này thì họ phải trở lại kiếp
Người, song, nhờ lực của người hộ niệm, họ được về cõi Trời. Làm sao biết được nghiệp lực thác sanh của một thần thức để hộ niệm đưa đi cho đúng?


+ 107

Kính bạch Sư Phụ,
Một người bị vướng vào nghiệp sát trong kiếp quá khứ, ngày hôm nay, ở hiện kiếp lại vương mang bệnh nan y trong người; nếu người đó nhận thức được rằng cái Nhân gieo trồng xuống của mình là một nhân không lành, ngày giờ này nó đã đơm bông kết trái thành Quả không ngon, không ngọt, họ tỏ dạ Sám Hối Ăn Năn, tha thiết niệm Phật để mong cầu sự hộ trì, bên cạnh đó là lấy hạnh phóng sanh, trường chay để trợ duyên cho sự hối lỗi của mình; họ đem tâm ngời sáng của ngày hôm nay để chan hòa cái tâm đen tối, xấu ác của kiếp quá khứ, như thế thì: cái Hạnh Lành mà người đó đã tạo nên có thể nào giúp cho họ chuyển đổi được cái nghiệp sát mà họ hoặc vô tình hay cố ý đã tạo nên hay không?

Thế nào là nghiệp sát? Làm thế nào để biết một người bị vướng vào nghiệp sát?


+ 94
Feb 25 2016

Tâm Thức

73230217 73230217

Ngày nay trên thế giới có rất nhiều tín ngưỡng; niềm tin tôn giáo đã trải rộng khắp mọi nơi, tận đến hang cùng ngõ hẹp. Đa số chúng sanh của cõi Ta Bà đặt trọn niềm tin của mình vào bất kỳ tôn giáo nào mà mình cảm thấy thích hợp và mang lại cho mình một sự tin tưởng tuyệt đối về 1 tương lai tốt đẹp, nhiều lợi lạc.

Một tôn giáo được gọi là chân chính khi tôn giáo đó thật sự giúp cho các Tín Hữu một sự thăng tiến đúng nghĩa từ thể xác đến linh hồn.

Một tôn giáo chân chính lúc nào cũng kêu gọi các Tín Hữu của mình phải sửa chữa … sửa chữa chính bản thân mình để vươn lên, phải hiểu rõ ràng nguồn gốc của mình và tất cả những hành động có liên quan đến nguồn gốc đó. Việc sửa đổi một con người là làm sao để giúp cho con người đó được cải thiện tốt đẹp hơn. Đó là nguyên tắc căn bản của Đạo. Đi trái với nguyên tắc căn bản, Đạo sẽ mất đi tính cách chân chính của nó.

Tất cả các tôn giáo chân chính nào trên Cõi Ta Bà cũng đều quy về một mối: đó chính là chữ TÂM.

Tôi luyện cái Tâm là điều cốt yếu của một tôn giáo chân chính; dẫn dắt các Tín Hữu trên con đường tiến về một nấc thang cao hơn đều bắt buộc phải qua cửa ngõ của cái Tâm.

Thế Nào Là Tâm?


+ 119
LacPhap.com LacPhap.com

Lại một mùa Xuân đến
Lòng rộn rã hân hoan
Đón chào Xuân tươi thắm
Đến với cả muôn loài
Mùa Xuân hoa lá nở
Cây đâm chồi nảy lộc
Tạo sức sống cho mình
Xuân tràn ngập lòng người
Xuân mang niềm hy vọng
Phá tung mọi xiềng xích
Của nghiệp chướng sâu dày
Ánh Đạo ngời sáng chói
Giúp mùa Xuân trong lòng
Luôn rực rỡ thêm lên
Trí huệ càng gia tăng
Do từng bước tu tập
Ngọn đuốc sáng trong Tâm
Đốt tan mọi phiền não
Thoát được vòng nghiệp chướng
Sống cuộc đời An Nhiên.

Download PDF - 45Mb


+ 98
Jan 21 2016

Quán Tưởng

64848172 64848172

Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ thường hay căn dặn: trì Chú hay niệm Phật lúc nào cũng phải đi kèm với quán tưởng.
Kính
xin Sư Phụ từ bi giải thích rõ ràng để cho người sơ cơ mới bước chân vào đường tu tập hiểu rõ thế nào là quán tưởng? Và cách thức quán tưởng ra làm sao?

Đối với một người mới bước chân vào việc tu tập, từ ngữ “Quán Tưởng” có vẻ mù mờ, khó hiểu. Thầy đơn cử thí dụ sau đây để cho dễ hiểu hơn:

Người A có một người thân rất là thương mến. Người A muốn người thân này luôn luôn ở cạnh bên mình.

Tuy nhiên, vì hoàn cảnh, người thân đó không thể hiện diện bằng xương bằng thịt được, người A chỉ có thể thỏa lòng mong ước của mình qua hình ảnh mà thôi.

Người A sẽ đặt tấm hình của người thân trước mặt mình, cứ mỗi 5 phút, 10 phút người A lại nhìn vào hình một cách chăm chú, thu trọn hình ảnh của người thân vào trong tâm mình.

Lần lần, sau nhiều ngày, hình ảnh của người thân đã chiếm trọn tâm tưởng của người A, dù nhắm mắt lại hay mở mắt ra, hình ảnh của người thân vẫn hiện rõ ràng ở trước mặt.

Cũng trong cùng một ý niệm đó, thầy áp dụng vào việc TRÌ CHÚ và việc NIỆM PHẬT.


+ 123
View Desktop
Version
\