Cứ mỗi 6 tháng, LacPhap.com sẽ phát hành ấn bản Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ, trong đó sẽ gồm tất cả các bài Pháp được đăng trên website trong 6 tháng qua.
Đúng với tôn chỉ đã nêu lên là chia sẻ chánh Pháp của chư Phật và chư Bồ Tát cùng với tất cả quý thiện hữu gần xa, LạcPháp.com không nhận tiền cúng dường.
LacPhap.com chỉ xin chân thành kêu gọi sự tiếp tay của quý thiện hữu trong việc hoằng Pháp bằng cách phổ biến các ấn bản cho bạn bè, thân quyến và cộng đồng. Sự tiếp tay phân phối các ấn bản sẽ giúp cho lời Pháp có cơ hội bay xa đến tận cùng khắp nơi, mọi người cùng chia sẻ nhau những lời Pháp bình dị nhưng không kém phần lợi lạc cho Đời lẫn Đạo.
Tất cả những sự tiếp tay để phổ biến cho lời pháp có cơ hội bay xa hầu mọi người cùng đọc, cùng tư duy và thâm nhập, đó chính là một sự cúng dường lớn lao mà LacPhap.com xin chân thành ghi nhận và hoan hỷ.
Hiện nay ấn bản số 01 không còn nữa và ấn bản số 2 cũng không còn nhiều.
LạcPháp.com không nhận tiền cúng dường in và gửi các ấn bản đi khắp thế giới. LacPhap.com cố gắng trong tất cả khả năng của mình để phát hành lần đầu tất cả các ấn bản, việc tiếp tay để tái bản là một việc làm mang đến nhiều công đức vô lượng vô biên.
Ngưỡng mong Quý Chư Thiện Hữu vui lòng hưởng ứng pháp sự này!
Tất cả các ấn bản đều có bản gốc với độ phân giải cao (High Resolution). Quý chư Thiện Hữu có thể tải xuống (download), gửi cho nhà in để in ra đủ số lượng mà quý Thiện Hữu muốn.
Sau đây là PDF của tất cảc các ấn bản, xin bấm vào đây để tải về.
An Ban 1 PDF LoRes (18 Mb)
An Ban 2 PDF LoRes (40 Mb)
An Ban 3 PDF Low Resolution(25 Mb)
Bản PDF với độ phân giải cao (High Resolution):
An Ban 1 PDF HiRes (271 Mb)
An Ban 2 PDF HiRes (400 Mb)
An Ban 3 PDF High Resolution (104 Mb)
Xin chân thành cảm tạ quý thiện hữu hoan hỷ giúp phổ biến những ấn bản. Xin điền số lượng ấn bản vào form dưới đây, LacPhap.com sẽ gửi đến miễn phí cho quý thiện hữu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Phiếu Order

Người tu tập đúng mức, đúng phép, luôn luôn phải kiểm từng lời ăn tiếng nói, phải kiểm soát từng tư tưởng một. Không thể nói bất kỳ những gì ở ngay miệng của mình, mà phải nói những gì từ trong tâm của mình xuất ra thì mới được. Tự trong tâm của mình xuất ra thì những điều đó mới là những điều chọn lọc, đáng nói. Còn những điều ở ngay miệng của mình là ma chướng của mình...

Đầu mối của nghiệp chướng là sự bất cần. Chính vì sự bất cần cho nên không thể lắng nghe được những lời đúng, những lời khuyên. Vì vậy, mới sanh ra những chuyện không hay. Chớ nếu nghe theo lời đúng, lời khuyên, thì làm gì có việc những chuyện không hay xảy tới?

Kính bạch Sư Phụ,
Người đời thường trọng hình thức, tất cả lễ nghi cúng vong là cho người sống thấy và nghe. Muốn giúp cho vong linh, mà người bình thường không giao cảm được thì làm sao nói cho họ nghe?
Từ xưa đến nay việc siêu độ cho một vong linh rất ít ai làm cho đúng. Vì vậy, mà số vong linh được cứu vớt cũng không nhiều lắm đâu. Cho nên phải biết cách thức để cứu độ vong linh, thì như vậy sẽ đem đến một phước đức vô lượng vô biên.
Muốn cho một vong linh nghe lời của chủ lễ, tôn trọng chủ lễ, thì người chủ lễ trước tiên phải có một tư cách đứng đắn. Kế đến, người chủ lễ phải biết tu tập. Một khi tu tập, là sẽ tạo cho mình một ánh hào quang. Vong linh nhìn vào, thấy rực ánh hào quang, vong linh tức khắc sẽ nghe theo.

Một sự không định tâm, tất cả đều đổ vở...
Hãy nhìn mặt biển đang yên lặng, không một gợn sóng nào hết, có việc gì xảy ra hay không? Hoàn toàn là không. Nhưng nếu bây giờ, một cơn gió nhẹ thổi qua; cơn gió đủ nhẹ, nhưng vẫn làm cho mặt biển gợn lăn tăn. Rồi thì từng cơn gió, từng cơn gió, nơi này gợn sóng lăn tăn, nơi kia gợn sóng lăn tăn, chỗ nọ gợn sóng lăn tăn. Nhiều gợn sóng lăn tăn họp nhau lại, trong khoảnh khắc sẽ trở thành ra cơn sóng nhỏ...

Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là nói chuyện với một thần thức, họ dễ dàng nghe và chấp nhận hơn là khi họ còn thân xác?
Đúng vậy, chúng sanh khi đã lìa thân tứ đại, chỉ còn lại thần thức rất nhẹ, nhưng sự cảm nhận rất là tinh tế. Vì vậy, cần phải có người hướng dẫn. Nhưng nhớ một điều, người hướng dẫn phải rất chân thành và đem hết tâm tư mình để cứu độ cho thần thức, thì thần thức mới có sự rung động thật sự. Nếu thần thức đó nhận ra rằng người chủ lễ không có một tư cách xứng đáng, thì cũng sẽ đâm ra khinh thường và không nghe theo.

Kính bạch Sư Phụ,
Xin Sư Phụ giảng dạy về việc siêu độ cho người chết thế nào là đúng cách?
Nói về từ ngữ siêu độ, tại sao phải siêu độ?
Chúng sanh trong cõi Ta Bà trôi lăn trong vòng sanh tử từ vô thỉ kiếp cho đến ngày hôm nay, trải biết bao nhiêu điều tốt lẫn xấu, nói nôm na là tạo nghiệp. Nghiệp lành cũng là nghiệp, nghiệp dữ cũng là nghiệp. Do đó, khi một chúng sanh lìa cõi trần, nếu trong hiện kiếp, giữ mình để không phạm vào những điều sai quấy, luôn làm điều tốt, không làm điều xấu, chúng sanh đó xem như đã làm được điều tốt đẹp phần lớn.

Kính bạch Sư Phụ,
Khi đã là thần thức rồi, thì họ có bíết họ mang những nghiệp gì hay không?
Những nghiệp, những tội nằm trong a lại gia thức mà thần thức phải mang theo. Thần thức sáng suốt thì có thể hiểu được mang máng những gì mình đã tạo ra. Còn thần thức không sáng suốt thì hoàn toàn mù mịt, không biết mình đã làm những gì.
Do đó, Thầy mới nói rằng, người chủ lễ vô cùng quan trọng, vì phải giúp cho thần thức sáng trí ra, hiểu rỏ ra là mình đã có làm điều sai trái. Cho nên, nếu thần thức lúc còn tại thế hiểu được chút ít đạo pháp, thì khi bỏ xác thân, thần thức cũng sáng suốt nhẹ nhàng rồi nương theo lời dẫn dắt của chủ lễ mà cất bước ra đi.

Kính bạch Sư Phụ,
Làm lễ ma chay cho thần thức như thế nào là đúng cách?
Thần thức cần Pháp thực, hơn cần Vật thực.
Trong vòng 49 ngày, thần thức chưa biết được mình thác sanh vào đâu. Cho nên trong thời gian đó, vẫn còn lẩn quẩn với gia đình, với thân tộc để tìm lại hơi hướm,vì còn nghĩ rằng mình chưa qua đời. Do đó mà mới phải còn cho thần thức ăn uống. Thật ra, thần thức cần Pháp hơn cần ăn. Chính những điều giảng cho thần thức nghe mới làm cho thần thức có thể nhẹ nhàng cất bước chớ không phải cho thần thức ăn.

Kính bạch Sư Phụ,
Con phải làm sao để giúp cho một người bỏ đi ý nghĩ tự tử?
Con nên nhớ rằng, một người trong đầu lúc nào cũng bị bao quanh bởi ý nghĩ tự tử, đó cũng là một nghiệp chướng.
