Ma Vong Dựa Nhập
Kính bạch Sư Phụ,
Có nhiều người làm những hành động xấu ác mà lại thường hay đổ thừa là tại ma quỷ dựa nhập. Theo như lời Sư Phụ đã giảng dạy thì phần lớn là do chính tâm mình quái ác, nhưng nếu là một sự dựa nhập thì điều này có liên quan gì đến vòng nghiệp lực hay không?
Một sự dựa nhập cũng là một nghiệp lực! Khi mặt đối mặt trong cùng một kiếp người để đòi nợ lẫn nhau, thì vòng nghiệp lực là một “nghiệp lực sống”. Còn khi kẻ trên dương thế, người ở cõi âm, nếu nghiệp lực quá nặng nề, lòng căm hận của kẻ ở cõi âm quá mạnh, khiến cho vong linh không siêu thoát được, thì lúc đó sẽ có việc dựa nhập xảy ra. Thầy sẽ giải thích cho con được tận tường về vấn đề này.
Lacphap.com xin trả lời câu hỏi của Đạo hữu về việc muốn hóa giải nghiệp lực giữa người mẹ và đứa con còn trong bụng mẹ.
Trong thời gian đứa con còn trong bụng mẹ, người mẹ khó lòng nhận ra được ai là oan gia trái chủ của ai? Đứa con sắp chào đời sẽ là chủ nợ hay là con nợ của mình? Dù sao đi chăng nữa sự hiện diện của đứa bé sắp chào đời đã nói lên rằng vòng nghiệp lực giữa người mẹ và đứa con vốn đã thành hình từ trong tiền kiếp, nay có cơ hội để bắt đầu họat động.
Việc người mẹ trì tụng kinh Địa Tạng hoặc trì niệm danh hiệu của Đức Địa Tạng Bồ Tát là muốn nhờ vào oai thần lực của Ngài để làm giảm đi sức ép của vòng nghiệp lực từ trong quá khứ, làm cho nó được nhẹ nhàng hơn, bớt độ hung hản. Tuy nhiên, vòng nghiệp lực đó vẫn không chấm dứt.
Tâm Quái Ác và Những Ma Chướng
Kính bạch Sự Phụ,
Nguồn gốc của những ma chướng và tâm quái ác của chúng sanh từ đâu mà có?
Tội nghiệp cho đám "Ma" bị người đời gắn cho nhiều thứ quá! Nào là ma chướng, ma ngũ ấm, ma quái... Thật sự ra không có một con ma nào thuộc về các loại này cả! Chữ "Ma" nơi đây là một từ ngữ dùng để diễn tả tính chất xấu ác của cái "Tâm" chúng sanh.
Cái tâm xấu ác đó bắt nguồn từ nơi đâu?
Kẻ Thù Là Phương Tiện Tu Tập
Việc tu tập không phải chỉ ngồi ê a. Người hiểu rõ việc tu tập là người phải biết rằng tất cả những gì chung quanh mình cũng đều có thể giúp cho mình tu tập, bất kỳ ai cũng đều có thể giúp cho mình tu tập, bất kỳ một hành động nào cũng đều có thể giúp mình tu tập, bất kỳ một hoàn cảnh nào cũng đều có thể giúp mình tu tập!
7 Bước Thăng Trầm
Kính bạch Sư Phụ,
Trong “Lời Pháp Đầu Năm,” Thầy đã nhắc nhở rất nhiều rằng: mọi người cần phải tránh, đừng quanh quẩn bên 7 bước chân của mình... Kính mong Thầy từ bi giải thích cho con rõ nghĩa của 7 bước này như thế nào?
Con ơi, Thầy rất mong mỏi mọi người bước vào đường tu tập! không phải Thầy khuyên nhủ mọi người xa lìa cuộc sống; cuộc sống không thể tách rời, nhưng đường tu tập khiến cho cuộc sống được nhẹ nhàng hơn, bớt đi phiền não, bớt đi thăng trầm, bớt đi tất cả những điều không làm đẹp lòng mình. Đuờng tu tập sẽ giúp cho chúng sanh biết lượng được thế nào là đủ, và không tìm cầu những gì quá cái đủ, vì những gì quá cái đủ luôn đi kèm với đau khổ. Cho nên, người trong cửa đạo hay ngoài cửa đạo cùng thực hành một cách thức tu tập như nhau, đều vẫn đem đến cho mình những điều tốt đẹp.
Giới Thiệu Ấn Bản Số 1
LacPhap.com xin trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 1 gồm tất cả những bài pháp được đăng tải trên trang LacPhap.com trong suốt năm 2013. Ấn bản dầy 48 trang, gọn, nhẹ, rất tiện di chuyển hay lưu trữ.
Ấn bản cũng rất tiện dụng đối với quý chư thiện hữu cao niên, không có phương tiện được đọc các bài Pháp qua computer.
LacPhap.com xin chân thành kêu gọi sự tiếp tay của quý chư thiện hữu trong việc hoằng Pháp bằng cách phổ biến các ấn bản cho bạn bè, thân quyến, cộng đồng; để các lời Pháp có cơ hội bay xa đến tận cùng khắp nơi, mọi người cùng chia sẻ những lời Pháp bình dị nhưng không kém phần lợi lạc cho Đời lẫn Đạo.
Lời Pháp Đầu Năm 2014
Chúng sanh lặn hụp trong bể khổ
Nhiều đời nhiều kiếp đã qua rồi
Kiếp này lại vẫn mang theo mãi
Cái nghiệp nhiều đời chưa trả xong
An Bình tâm đã luôn khao khát
Một chữ Tịnh-không tránh não phiền
Đường tu tiếp-dẫn đưa đi mãi
Đến một hướng đi tránh lụy phiền
Sự đời rắc rối ta buông bỏ
Giữ một chữ Bình, một tâm Không
Người người tiếp nối vòng tay rộng
Đem một tình thương gieo khắp nơi
Rồi đây Tự Tại ta vui sống
Một chữ An-Nhiên rảnh cuộc đời
Nghiệp Chướng Nền Tảng Của Chúng Sanh
Mỗi chúng sanh đều có vô số nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp. Nhưng nghiệp chướng từ hai chữ Tự Ái rất là quan trọng. Nó tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.
Nó là nghiệp chướng “NỀN TẢNG”. Tại sao? Vì nó có sẵn từ khi một chúng sanh mới chào đời. Và nghiệp chướng này mang tên Tự Ái. Tự Ái của mỗi chúng sanh đều có một tính chất khác nhau. Khi một chúng sanh lớn lần theo năm tháng, thì tự ái này cũng lớn lần theo, và đặc biệt là không bao giờ thay đổi tánh chất. Tự Ái này chi phối mỗi cá nhân về sự suy tư, về quan niệm sống, về cách đối xử, rất rất là nhiều! Và thậm chí, nó ảnh hưởng đến tánh tình của một cá nhân. Cho nên, nó vô cùng là quan trọng. Có thể nói rằng trước khi các nghiệp chướng khác ồ ạt tiến đến, thì mỗi cá nhân đều đã mang trong người một nghiệp chướng nền tảng với cái tên là Tự Ái.
Tự Ái - Phần 2
Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là do cái “Nhân” của nghiệp lực khiến cho mỗi cá nhân có tự ái khác nhau? Ví dụ như: người tạo cái “Nhân” lúc nào cũng nghĩ quấy cho kẻ khác, thì bây giờ cái “Quả” mà họ gặp là lúc nào cũng chịu hàm oan. Cái tự ái của họ sẽ dính líu rất nhiều đến cái nghiệp đó. Do đó, nếu nói một điều gì oan ức cho họ, tức khắc sẽ làm chạm đến cái Tự Ái, họ đau khổ vì không được minh bạch, khiến cho họ phải rơi lệ. Nghiệp lực do chính họ tạo nên trong quá khứ đã làm cho Tự Ái của họ ngày nay xoay chung quanh một cái quả là lúc nào cũng nhận chịu sự oan tình.
Tự Ái - Phần 1
Mỗi cá nhân đều sở đắc chữ Ái của riêng mình. Chữ Ái của cá nhân này sẽ không giống chữ Ái của cá nhân kia. Tùy theo nghiệp lực do chữ Ái chi phối mà mỗi cá nhân sẽ hành sử cái “Tự Ái” của mình khác nhau, không ai giống ai hết!