• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Tự Ái - Phần 1

Jan 13 2014
Praia da Marinha, Carvoeiro - Antonio Laranjeira - 57615274 Praia da Marinha, Carvoeiro - Antonio Laranjeira - 57615274 500px

Mỗi cá nhân đều sở đắc chữ Ái của riêng mình. Chữ Ái của cá nhân này sẽ không giống chữ Ái của cá nhân kia. Tùy theo nghiệp lực do chữ Ái chi phối mà mỗi cá nhân sẽ hành sử cái “Tự Ái” của mình khác nhau, không ai giống ai hết!

Nếu cá nhân A bị chi phối quá nặng nề bởi nghiệp lực của chữ Ái thì những cách cư xử, lối suy nghĩ, cách hành động của cá nhân A sẽ rất khác biệt với đại đa số thông thường.

Nếu cá nhân B bị chi phối bởi nghiệp lực do chữ Ái một cách nhẹ nhàng hơn, ít nặng nề thì nhân sinh quan của cá nhân B cũng uyển chuyển hơn, cởi mở hơn.

Nếu cá nhân C cũng bị chi phối bởi nghiệp lực do chữ Ái tạo nhưng nghiệp lực này không đáng kể thì cách hành sử, sự suy nghĩ, sự đối phó của cá nhân C sẽ ung dung, thoải mái, và nhiều cảm thông hơn cá nhân A và cá nhân B.

Cho nên Tự Ái có nghĩa là “tự thương mình”, mà tự thương mình không có nghĩa đơn thuần là “tôi thương tôi,” mà phải hiểu rõ rằng, đó là một sự chi phối bởi nghiệp lực do chữ Ái tác động trên chính bản thân tôi, và không có sự tương quan với một cá nhân khác.

Kính bạch Sư Phụ,
    Sau đây là sự tư duy của con về hai chữ Tự Ái - Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ nếu con “tư duy không đúng”.
    Theo con hiểu, mỗi cá nhân đều có tự ái của riêng họ, không ai giống ai.
    Ví dụ: người thì muốn lúc nào cũng được ve vuốt, kẻ khác thì thích được người ta tán thán, ca tụng việc mình làm. Tự Ái biểu hiện tùy theo Tánh của mỗi người và cũng chính là nguồn gốc làm cho chúng sanh đau khổ. Tại sao? Vì khi tự ái được thỏa mãn thì mình vui, nhưng nếu bị phẩm bình thì mình lại đau khổ.
    Ví dụ: Nếu mình không được người khác thương yêu thì mình cảm thấy tủi thân. Nếu không được người khác minh bạch cho mình thì mình sẽ cảm thấy đau khổ trong oan ức. Nếu bị chê bai, trách móc thì chắc chắn sẽ có sự tức tối khổ đau vì xấu hổ.
    Cho nên, tự ái khiến cho Tâm chao động, Ý xấu khởi sanh và Tánh trở nên lẫy lừng. Do đó, nó là đầu mối nảy sinh tương quan nghiệp với kẻ khác.
    Trong cái tương quan giữa hai người hay nhiều người, nếu Tự Ái của mỗi người đều bị va chạm, tức khắc vòng nghiệp lực giữa hai hay nhiều người sẽ phát sinh. Sự va chạm Tự Ái là một cơ hội để Tâm - Ý - Tánh cùng khởi phát và đóng vòng nghiệp lực. Đầu tiên Tự Ái chỉ tác động trên từng cá nhân một, nhưng khi có sự va chạm giữa tự ái của cá nhân này với cá nhân kia thì tự ái sẽ trở thành đầu mối khiến Tham - Sân - Si của cá nhân bùng dậy, tánh ý không lành khởi sinh, cá nhân đó đã tạo nghiệp lực với cá nhân khác từ lúc nào không hay.
    Do đó, muốn diệt Tham - Sân - Si cần phải diệt Tự Ái. Diệt được Tự Ái rồi thì sẽ tránh được tình trạng “chạm Tự Ái” khi đối xử với nhau, sẽ không làm cho tình huống trở nên trầm trọng do ở việc nghĩ rằng người khác đã làm tổn mình. Nếu không có Tự Ái thì lấy gì Ý khởi sinh? Ý không khởi sinh thì Tâm được Bình, khi Tâm đã bình thì nghiệp sẽ không thể tạo ra.

Con đã hiểu thật sâu sắc chữ Tự Ái rồi đó! Bất kỳ một Tự Ái nào trong mỗi cá nhân cũng là do từ ở một nghiệp lực mà ra. Mỗi cá nhân có một chữ Ái riêng biệt không ai giống ai. Vì sao? Vì mỗi cá nhân có một nghiệp lực do chữ Ái tạo thành của chính cá nhân đó. Cho nên, cá nhân này có một Tự Ái rất cao, cá nhân kia có môt Tự Ái thấp hơn, cá nhân nọ có Tự Ái rất thấp và cũng có cá nhân không thụ đắc bất cứ Tự Ái nào.

Xem tiếp phần 2 ...


+ 110