• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Trược Khí

Mar 02 2020
191253758 191253758

Kính bạch Sư Phụ,

Mỗi khi con đi ra ngoài đường, con thường hay cảm nhận cái trược khí. Vậy trược khí đó từ đâu mà có? Nếu bảo rằng do từ ở môi trường thì cái gì tạo sanh ra trược? Đôi khi trong cùng một môi trường, nơi này thì không khí nhẹ nhàng, dễ thở, nhưng xa hơn một chút lại có mùi khó ngửi, ở hướng kia không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu, ở hướng đối nghịch lại có mùi tanh tưởi; nhiều khi mùi khó ngửi lại toát ra từ ở một đám đông...

Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích để con có được một sự nhận định chính xác hơn về những gì gọi là Trược Khí ở trong một môi trường.

 

Trược là tất cả những cái gì không trong lành.

Khói thuốc làm cho người ta ngột ngạt ở cái phổi, được xem như trược. Xe hơi chạy để thoát ra những thứ không trong lành (Smog) đó cũng là trược. Dầu dùng để chiên thức ăn, đã được sử dụng nhiều lần mà không đổ bỏ sẽ trở thành chất độc, những chất độc đó bốc lên khi dầu sôi và thoát ra ngoài, đó là trược. Nhà máy sản xuất bất kỳ thứ gì cũng đều có ống thoát khói, thải ra ngoài không khí những chất cháy chưa hết, đó là trược.

Nói tóm lại, đó là những thứ độc hại cho cơ thể, hòa tan trong không khí và mọi người hít vào, hít vào không chưa đủ, nó còn bám vào trên quần áo, trên da thịt. Nếu mặc quần áo kín từ trên xuống dưới thì nó bám trên quần áo, còn nếu không mặc quần áo kín, da thịt để lộ ra thì trược sẽ bám vào những nơi không có quần áo che phủ, tức là những chất độc hại trong không khí có chỗ để bám trụ trên thân thể.

Ngoài những thứ thuộc về vật chất hòa tan trong không khí, trược khí còn hiện hữu dưới những dạng thức sau đây: một người có bệnh ở phổi, sau mỗi cơn ho sẽ để thoát ra ngoài những chất như: vi trùng hay là cái trược của cơn bệnh của mình; dù cho người đó kỹ lưỡng cách mấy đi chăng nữa, cái trược đó cũng vẫn hòa tan trong không khí.

Người bị bệnh này, kẻ bị bệnh kia, tất cả những thứ bệnh, đừng nghĩ rằng chúng nằm im một chỗ. Mỗi người đều có một chân khí đi theo đường vòng tròn của cơ thể; nếu người không bệnh hoạn, chân khí sẽ trong, sáng, nói tóm lại là màu trắng, nhưng người có bệnh, bất kỳ là bệnh gì, chân khí sẽ mang cái bệnh đó và màu sắc của chân khí cũng đổi thay, đậm hay nhạt tùy theo bệnh nhiều hay bệnh ít.

Một phần lớn chân khí luân lưu trong cơ thể, một số sẽ toát ra ngoài qua lỗ chân lông, qua hơi thở, qua nước miếng khi nói chuyện, qua lỗ tai, qua hậu môn. Hậu môn là nơi dung chứa rất nhiều bệnh tật, và độc khí từ ở các bệnh thoát ra ngoài qua ngõ hậu môn rất…rất là nhiều. Tất cả những khí độc đó không bình thường vì có mang Mầm Bệnh.

Ngoài ra còn phải kể đến những người luyện Tà Đạo, lúc nào cơ thể của họ cũng toát ra những chất độc. Trong quá trình luyện tà đạo, họ phải sử dụng những chất không được bình thường, có tính cách độc hại, mà hể có vô thì phải có ra, không thể nào cho vô mà không cho ra được, như vậy là bít lối, một lúc nào đó họ sẽ như trái banh nổ bùng ra. Cho nên, vì họ sử dụng những hương liệu để luyện tà đạo, những chất đó khi toát ra ngoài cũng hòa tan trong không khí.

Bên cạnh đó, có nhiều khi mỗi một Chúng Sanh lại có dư một hay nhiều chất Hóa Học nào đó trong cơ thể, và những chất thừa thãi đó sẽ thoát ra ngoài một phần dưới dạng Khí, một phần dưới dạng Nước Tiểu hay Phân.

Tóm lại, tất cả những thứ dư thừa mà cơ thể không sử dụng được hết, phải thải ra ngoài, cộng thêm với những cái thải ra do sinh hoạt ở bên ngoài như: nhà máy, xe hơi, xe lửa,... tất cả những thứ đó sẽ tan biến trong không khí!

Ngoài ra, mỗi người trong chúng ta cũng tự thải ra những chất độc của mình, và đồng thời hấp thụ vào trong cơ thể của mình những chất độc của kẻ khác qua đường không khí. Không khí vào trong cơ thể của một người không phải chỉ qua bằng 2 lỗ mũi, mà nó còn ngấm qua lỗ chân lông, chân tóc; tất cả những nơi nào có lỗ ở trong thân thể, không khí đều ùa tràn vào cả. Nếu nói rằng không khí chỉ vào từ 2 lỗ mũi không thôi thì không đủ!

Như vậy thì mình đã thấy rằng, có sự thải ra, và có sự hấp thụ vào; đôi khi thải ra thì ít, mà hấp thụ vào lại nhiều. Nếu cứ hấp thụ vào mỗi ngày một chút, mỗi ngày một chút, chất chồng.... chất chồng, ngày qua tháng lại, nếu có thể nhìn được bên trong nội tạng của mình, chắc chắn rằng, không ai tránh khỏi giựt mình hoảng hốt!

Nói về một đứa nhỏ tập tễnh mới biết đi, đã được dẫn ra ngoài chơi. Đứa nhỏ lớn lần... lớn lần…10 năm sau, nó được 10 tuổi, vóc dáng của nó cũng cao lớn hơn, thân thể nó phát triển hơn, và độ hấp thụ những độc khí từ bên ngoài cũng gia tăng hơn.

Nếu Nguyên Khí của đứa nhỏ dồi dào, mạnh mẽ, chắc chắn rằng nội tạng của nó có thể đẩy những khí độc ra ngoài một cách dễ dàng. Trong trường hợp đứa nhỏ yếu đuối, sức khỏe kém, những khí độc hấp thụ từ bên ngoài sẽ tích tụ vào phần nội tạng nào yếu nhất. Cứ mỗi một ngày qua, tùy theo đứa nhỏ lui tới nhiều hay ít ở những môi trường có nhiều khí độc, mà sự hấp thụ những chất độc từ trong không khí sẽ lên cao hay xuống thấp, và ảnh hưởng nhiều hay ít đến phần nội tạng yếu nhất trong cơ thể.

Tùy theo cường độ của những độc tố trong không khí mà đứa nhỏ vô tình hấp thụ, phần nội tạng yếu của đứa nhỏ có thể bộc phát bệnh tật ngay lúc đó, hay vẫn tích tụ...tích tụ độc tố và bệnh sẽ phát ra trong 5 năm hay 10, 15 năm sau đó.

Cho nên, bệnh có thể xảy ra liền hoặc cũng có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm hay 30 năm sau. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người, mà việc tấn công của những chất độc hấp thụ mỗi ngày đó sẽ nhanh hay chậm. Nó cứ tích tụ đó và chờ đợi, bất cứ lúc nào, nếu có nội tạng bị suy yếu là nó sẽ ùa vào tấn công ngay.

Chúng Sanh thường không bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Khi bệnh hoạn phát ra, chỉ biết rằng tôi bệnh như vầy… như vầy, đến gặp Bác Sĩ thì Bác Sĩ bảo rằng yếu chỗ này, yếu chỗ kia, nhưng không bao giờ đặt câu hỏi: tại sao nó yếu? và cái gì làm cho nó yếu?

Người tu tập chân chính, mỗi ngày tu tập đều có Trì Chú và quán tưởng trong lúc Trì Chú. Khi Trì Chú bắt buộc phải lập đi lập lại nhanh, không chậm rãi được, phải trì với một sức mạnh. Mỗi câu Trì Chú như vậy là tạo nên một LỰC trong cơ thể của mình, chẳng khác gì là tập thể dục cho nội tạng vậy! Câu Trì Chú phát ra ánh sáng, điều quan trọng phải nhớ kỹ là, chính cái ánh sáng đó sẽ thiêu đốt lần…thiêu đốt lần những trược khí bám vào trong nội tạng, do đó khi Trì Chú, bắt buộc phải quán hào quang.

Tập thể dục cho nội tạng (qua việc Trì Chú) tức là làm cho nội tạng chuyển động lên xuống khiến cho vỡ lần…vỡ lần những trược khí bám vào nội tạng, ngày qua ngày.

Nếu mình biết đích xác phần nội tạng nào trong cơ thể có vấn đề về bệnh lý, khi Trì Chú sẽ quán tưởng hào quang bao chung quanh nội tạng đó, giữ Nhất Tâm Bất Loạn, trì liên tục và mạnh mẽ câu Thần Chú, người hành trì sẽ cảm thấy người nóng ran lên, cứ tiếp tục Trì với Tâm Bình và giữ cho Hào Quang không biến mất cho tới khi chuông reo lên đúng 15 phút (vặn đồng hồ hay Timer 15 phút trước khi bắt đầu Trì Chú), sau đó xả Ấn vào vùng có nội tạng đang gặp vấn đề; kế tiếp, tay Trái để ở dưới, tay Mặt đặt lên tay Trái, xoa vùng có nội tạng 9 lần theo chiều kim đồng hồ, sau đó giữ nguyên vị thế của 2 tay, xoa ngược chiều kim đồng hồ cũng 9 lần.

Mỗi ngày nên có 2 thời Trì Chú: thời thứ nhất, Trì Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn để đẩy những trược khí ra khỏi nội tạng. Thời thứ hai, Trì Chú Đại Bi để giúp cho nội tạng bình phục lại.

Khi vào thời khóa tu Sám Hối-Trì Chú-Niệm Phật, sau khi đã xong phần Sám Hối, đến phần Trì Chú thì áp dụng vào việc trị bệnh, sau 15 phút Trì Chú và sau đó xoa nội tạng, sẽ hành kế tiếp phần Niệm Phật. Niệm Phật cũng vẫn phải quán tưởng Phật trong ánh Hào Quang. Do đó, hào quang từ câu Trì Chú cũng như từ lời Niệm Phật sẽ vừa giúp cho tiêu Nghiệp, vừa giúp cho nội tạng bình phục.

Cho nên, Trì Chú không thể nào trong vòng vài ba phút mà phải tối thiểu từ 15 phút trở lên mới mang tới kết quả được, và phải theo một nhịp độ MẠNH chớ không thể quá nhẹ nhàng được.

Đây là nói về Trì Chú để trị bệnh. Tuy nhiên, hằng ngày tu tập, dù có bệnh hay không có bệnh, người tu tập chân chính cũng vẫn phải Trì Chú đúng cách, phải biết quán tưởng, dùng hào quang của câu Thần Chú để đẩy hết những Trược Khí ra khỏi cơ thể của mình.

Hằng ngày bắt buộc phải đi ra ngoài, đi làm, đi chợ, đi công việc, giao tế với nhiều người....có rất nhiều môi trường phải tiếp cận, do đó, tránh sao cho khỏi việc hấp thụ nhiều Trược Khí vào trong cơ thể? Những trược khí này khiến cho con người trở nên mệt mỏi, có vẻ như mất sinh khí, cất nhắc không nổi; nếu vô tình hấp thụ phải một loại Độc Khí nào đó khá mạnh thì có thể dễ dàng té xỉu và ngã bệnh mà không tìm được nguyên do.

Để bảo vệ sức khỏe và để tránh tình trạng bị nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mỗi khi về đến nhà, cần phải thực hành những điều sau đây:

1/ Cởi bỏ bộ đồ mặc trong suốt thời gian đi ra ngoài, dù rằng đó là bộ đồ mới toanh, mới mặc lần đầu tiên. Suốt cả ngày ở ngoài đường, bộ quần áo này đã hứng biết bao nhiêu Trược Khí bám vào.

2/ Bộ đồ này sẽ được đem đi giặt sạch sẻ rồi mới mặc, chớ không phải máng lên để rồi mặc lại ngày hôm sau.

3/ Nên đi tắm rửa ngay từ đầu tới chân để làm cho sạch lớp trược khí bám trên người mình. Nếu có thể, sau khi đã tắm sạch với xà bông rồi, nên dội lại một lượt nước muối pha loãng từ đầu đến chân, độ chừng từ 10 đến15 giây sau thì dội lại bằng nước sạch. Việc tắm rửa xem như hoàn tất.

Tại sao phải tắm nước muối pha loãng? Từ ngàn xưa, MUỐI vẫn có rất nhiều công dụng trên phương diện khoa học thường thức: muối được dùng để giữ cho thịt động vật không bị hư thối - muối được dùng để tẩy những chất nhớp nhúa, có mùi hôi trên da thịt của động vật lẫn con người - muối làm cho tan máu bầm - hợp chất muối với bất cứ một loại dầu xoa bóp nào cũng đều giúp cho bắp thịt, gân cốt rãn ra, mềm mại, cử động dễ dàng - Muối cũng được dùng để rửa vết thương - muối giúp cho việc giữ vệ sinh răng miệng.... Trên phương diện y học, muối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của các tế bào trong cơ thể con người. Sau cùng là sự đóng góp của muối trong việc đem lại một hương vị đậm đà, đúng chất cho một thức ăn.

Do tính chất tẩy mùi hôi, hòa tan được trược khí bám lên da thịt mà mọi người cần phải tắm nước muối pha loãng sau một ngày dài chung đụng với nhiều tầng lớp người, và hòa nhập vào nhiều môi trường.

Trước khi đi tắm, nên chuẩn bị sẵn một vật chứa nào đó có dung tích khoảng chừng 2 lít nước. Trước tiên, đổ vào bình 6 muỗng súp (vung) muối bọt, cho chút nước (nếu được nước nóng càng tốt, giúp cho mau tan muối) lắc đều, sau đó đổ thêm nước vào cho đầy bình, lắc lại một lần nữa cho muối và nước trộn đều với nhau. Tùy theo ý thích của mỗi người, mỗi hoàn cảnh mà nước đổ thêm vào sẽ là nước ấm nhiều hay ấm ít, hoặc là nước lạnh.

Công việc thoạt nghe qua sẽ khiến cho không ít người cảm thấy chùn tay và lắc đầu vì cho rằng quá rườm rà. Thật ra, sau một vài lần tắm muối, khi đã có cái cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái sau khi tắm, và nhất là sờ lên da, nhận ra được da mình thật sạch, khi đó đương sự mới thấy sự ích lợi của việc tắm với nước muối. 5 phút công sức bỏ ra để sửa soạn một bình nước muối, tẩy cho sạch hết những trược khí bám trên da thịt mình, giúp cho mình một phần nào bớt đi bệnh hoạn, công sức đó vẫn là đáng kể!

4/ Nếu không thể đi tắm liền được thì tối thiểu cũng phải thay bộ đồ suốt ngày tới lui di chuyển ở ngoài đường, bằng một bộ đồ sạch mặc ở trong nhà. Cố gắng đi tắm càng sớm càng tốt.

5/ Tuyệt đối không bao giờ nằm hoặc ngồi trên giường hay trên ghế nệm với bộ đồ suốt ngày ở ngoài đường để xem truyền hình hay để ngủ. Người Đời có thói quen, đi đâu về là ngồi “xà” trước truyền hình, nếu có một chương trình nào hấp dẫn, thích thú thì chắc chắn rằng người đó sẽ bị “cột dính” vào chiếc giường hay chiếc ghế. Trược khí làm cho người ta dễ bị buồn ngủ, do đó, sẽ là điều không ngạc nhiên khi thấy một người đi đâu về, rồi ngủ gà ngủ gật trước truyền hình. Trong lúc ngủ, trược khí rất dễ ngấm vào bên trong nội tạng do ở việc các kinh mạch đều hở, chính vì vậy mà cần phải đi tắm rửa, thay bộ quần áo sạch khi về đến nhà, để tẩy bớt lớp trược khí bám trên da thịt, trên quần áo.

6/ Khi vào khóa tu, sau khi đã xong phần Sám Hối, đến phần Trì Chú, như đã trình bày ở trên, sử dụng câu Thần Chú “Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn” vừa ngắn gọn, vừa mạnh mẽ, vừa phát ra Hào Quang chói chang, vừa giúp cho tiêu Nghiệp, vừa đốt trược khí trên người và bên trong nội tạng. Trì Chú đến khi người nóng lên, nếu xuất ra mồ hôi thì càng tốt. Phải trì tối thiểu là 15 phút, tuy nhiên, nên trì đến khi nào cảm thấy trong người khỏe khoắn, có cảm giác như mọi thứ trong người đều “Thông” tất cả lỗ chân lông đều mở ra và Khí mát cũng theo đó mà toát ra.

Sau đó, xả Ấn lên đầu, uống liền một ly nước lạnh tối thiểu là 8 oz, nên uống “ực”, đừng uống từng ngụm, dùng nước để tạo nên một áp suất đẩy trược khí xuống đường tiêu hóa, kế đó, dùng mu bàn tay đập khắp người: đầu tiên là từ đầu xuống lần đến cổ, đến vai, đến lưng, đến thắt lưng, nơi vùng Thận, sau đó chuyển ra trước ngực, xuống đến bụng, 2 bên hông, rồi 2 tay, đi từ bắp tay, xuống đến cùi chỏ, đến cườm tay, cuối cùng thì đập vào 2 chân, cũng theo thứ tự, đi từ đùi, tiến xuống đầu gối rồi bắp chân.

Hành động “Đập” là cốt để đẩy hết những trược khí văng ra khỏi cơ thể, khỏi nội tạng, tránh sự tích tụ trược khí, lâu ngày sẽ làm tổn thương nội tạng cũng như làm cho các huyệt đạo bị bít nghẽn. Nước uống vào sẽ giúp đưa những trược khí ra ngoài qua đường tiểu tiện.

7/ Sau đó, tùy theo ý thích, có thể Trì thêm Chú Đại Bi từ 1 đến 3 biến. Việc Trì Chú càng nhiều chỉ có LỢI chớ không có HẠI nếu Trì đúng cách, theo như chỉ dẫn (Đã đề cập đến trong bài Pháp TRÌ CHÚ).

8/ Việc Trì Chú đã xong, đến phần Niệm Phật. Quán tưởng Phật trong Ánh Hào Quang, Hào Quang đó cũng giúp cho nội tạng lấy lại sự tươi mát song song với việc thiêu đốt Nghiệp Lực khi Sám Hối.

Người tu tập, kể luôn cả người không biết tu tập, nếu thực hành đúng những điều chỉ dẫn trên, sẽ tránh được những bệnh tật đến với mình mà không rõ biết nguyên do, luôn tìm được sự thoải mái cho cơ thể, tránh được những bệnh lặt vặt như nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi, nôn mửa, bải hoải tứ chi, đau bụng....Tất cả những thứ bệnh đó đều từ ở Trược Khí mà ra.

Khó lòng tránh khỏi việc đi ra ngoài, nhưng nếu biết cách làm sạch Trược Khí thì chỉ cần chịu khó mất một ít thời gian từ 30 đến 45 phút, tất cả sẽ an toàn, không còn sợ Trược Khí xâm phạm nội tạng, sẽ cảm thấy vững tâm khi đi ra ngoài.

Đương nhiên là việc làm này phải được thực hiện mỗi ngày, vào lúc cuối ngày, sau khi đã tắm rửa, ăn uống xong, giành một ít thời gian để riêng cho bản thân mình. Vì việc đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bên ngoài diễn tiến hằng ngày, cho nên không thể nào bữa làm bữa nghỉ được. Điều quan trọng cần phải ghi nhớ là, Trược Khí càng ngày càng tích tụ chớ không giảm, không thể biết được rằng, mình đã hấp thụ bao nhiêu lượng Trược Khí, để mà tự cho rằng mình không cần thiết phải “đẩy” Trược Khí ra ngoài, ngày hôm nay.

Trược Khí trong cơ thể càng nhiều thì mình càng bệnh hoạn, do đó tất cả tùy thuộc vào sự siêng năng chăm chút sức khỏe của mình mà thôi.

Vì vậy mà người biết tu tập, tức là biết Trì Chú, sẽ giúp đỡ cho cơ thể của mình bằng cách là làm cho cái Trược đó được rời ra, nó đã bám vào rồi, giờ đây nó rời ra, rớt ra, nó nóng lên và nó tiêu tan đi. Nhưng mà không thể nói rằng, tôi làm một lần là xong, tôi chỉ cần Trì Chú một lần là đủ. Việc tu tập bắt buộc phải liên tục nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, không thể nói rằng, tôi tu bữa trước rồi bữa sau trược rớt ra, không phải như vậy đâu!

Tất cả những điều nói trên là Nguyên Tắc, còn hành sử được hay không là chuyện ở người tu tập có Trí Huệ, biết tư duy và biết sắp xếp để làm sao, với nguyên tắc đó, mà giúp cho cơ thể của mình được sạch sẽ, được mạnh khỏe lên.

Ở trong nhà, Trược vẫn có, nhiều người cùng sống chung thì những cái trược đó sẽ được san sẻ cho nhau, người này cho người kia cái trược của họ, người kia cho người nọ cái trược của mình, nhưng khi đi ra khỏi nhà thì những thành phần của cái trược ở trong không khí bên ngoài sẽ nhiều lên gấp bội lần, cho nên dễ dàng bám vào cơ thể do mình hít thở, hoặc do từ ở những lỗ trên cơ thể của mình.

Một người suốt cả ngày ở ngoài đường, về đến nhà, chỉ nói đến bộ đồ thôi, cũng đã bám đầy trược rồi, chưa kể đến việc cơ thể của mình cũng đầy những trược khí bám vào.

Trược Khí bám vào người gồm có 2 phần: một phần đi vào Nội Tạng và một phần bám vào bên ngoài của cơ thể. Nếu người đó giữ nguyên bộ đồ trên người, không tắm rửa, (tắm rửa là hành động làm cho cái trược ở bên ngoài, tức là ở ngoài da thôi, rớt xuống) và lên giường hay lên ghế mà nằm ngủ, sáng hôm sau, phần trược bám ở ngoài da có đủ thì giờ ngấm vào bên trong, do đó mà cái trược ở bên trong cơ thể bây giờ lại tăng gấp đôi. Cho nên, khi thức dậy, người đó sẽ mệt mỏi, uể oải vì những trược khí đó gồm toàn những chất độc hại, hòa tan trong không khí, tấn công vào trong nội tạng của người đó, khiến cho bắp thịt, gân cốt, toàn thể đầu cổ, vai lưng, nơi nào cũng ê ẩm, khó chịu, và rất dễ sanh bệnh hoạn nếu trong cái trược đó có mang những mầm bệnh.

Vì vậy mà cần phải giữ vệ sinh tối thiểu là phải tắm rửa mỗi khi từ bên ngoài đi về nhà. Quần áo phải thay đổi mỗi ngày, không nên mặc trở lại bộ đồ đã mặc đi ra ngoài suốt ngày, bộ đồ đó dù cho mới mặc lần đầu còn mới toanh, nhưng, bụi bám thì vẫn bám, trược bám thì vẫn bám. Trược khí không có phân biệt đồ cũ hay đồ mới, đồ mặc một lần hay mặc nhiều lần, bám thì nó vẫn bám thôi! Vì vậy, tuyệt đối không nên mặc lại bộ đồ 2 lần và phải tắm rửa sạch sẽ trước khi lên giường ngủ.

Tuy nhiên, nếu biết tu tập, biết Trì Chú, biết Niệm Phật thì cái Trược cũng đỡ được rất là nhiều. Ngày qua ngày..... ngày qua ngày... càng tu tập, nội lực càng lên cao, phần trược bám vào nội tạng lâu ngày sẽ được thiêu đốt lần lần cho đến hết, còn phần trược mới bám thì bám tới đâu sẽ bị đốt tan tới đó.

Đây là một việc rất là bình thường đối với một người chân chính tu tập, không có gì gọi là Huyền Bí cả!

Chúng Sanh ít bao giờ nghĩ đến việc mình đã hấp thụ Trược Khí vào trong cơ thể mỗi ngày. Bệnh hoạn thường lây lan qua hình thức Trược Khí; khi một người đang có bệnh mà hắt hơi, nhảy mũi, tức khắc Trược của người đó lan rộng ra và có thể đi xa đến cả dặm chớ không phải chỉ trong vài bước đâu. Vì vậy, phải cẩn thận rất nhiều!

Một khi mình đã hiểu tận tường nguyên ủy của vấn đề rồi thì mọi việc sẽ dễ giải quyết vô cùng, do đó mà người tu tập chân chính ít bệnh hoạn (Thầy nói ít bệnh hoạn!) nhờ ở việc đốt cái Trược mỗi ngày.

Kính bạch Sư Phụ,

Ngoài những thứ Trược thông thường vừa kể trên, có còn loại Trược nào khác mang tính cách đặc biệt hơn hay không?

Có một loại Trược rất độc hại, mỗi khi nó xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ tác động vào Dương Khí và làm cho vơi đi Dương Khí của một người, cái Trược đó chính là ÂM KHÍ!

Âm Khí xuất phát từ những Vong Linh không siêu thoát. Nơi quy tụ Vong Linh không siêu thoát nhiều nhất là Nghĩa Địa, Nhà Thương, ở những nơi đã từng là Bãi Chiến Trường của những cuộc giao tranh đẫm máu, những cuộc thanh toán nhau vô cùng khốc liệt........

Đến những nơi đó sẽ nhận rất nhiều Âm khí trong người, khiến cho Dương khí của mình bị vơi đi, tạo điều kiện cho những Ác Trược, Độc Trược từ trong không khí tấn công vào nội tạng nên rất dễ sanh bệnh.

Nhà Thương là một môi trường rất dễ sanh bệnh vì quy tụ nhiều Trược Khí xuất phát từ ở nhiều bệnh khác nhau. Dù rằng được giữ Vệ Sinh tuyệt đối, nhưng đâu có gì cấm cản trược khí hòa tan trong không khí và tự do bay lượn khắp nơi trong môi trường đó! Người có hệ thống Miễn Nhiễm cao và mạnh có thể chống chỏi dễ dàng sự tấn công của trược khí vào nội tạng của mình, tuy nhiên, điều này chỉ có tánh cách tạm thời. Như đã trình bày ở phần trên, trược khí tích tụ trong cơ thể ngày qua ngày và chờ đợi để tấn công vào bất cứ nội tạng nào yếu nhất. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì đây là dịp tốt nhất để cho trược khí bắt đầu hoành hành.

Do đó, người làm việc ở nhà thương cũng như người hay lui tới nhà thương cũng phải nên để ý đến vấn đề ngăn ngừa và triệt tiêu một phần nào Trược Khí, hầu có thể giúp cho bản thân mình tránh được bệnh tật càng nhiều càng tốt.

Tại sao NHÀ THƯƠNG lại là nơi có nhiều Âm Khí?

Hằng ngày có biết bao nhiêu bệnh nhân qua đời ở tại nhà thương. Trong số những người qua đời, có người có Thân Nhân lo lắng, chăm sóc phần Hồn, cũng có không ít những người tứ cố vô thân, chết trong sự lạnh lẽo, cô đơn, mang nhiều vướng mắc, không sao tìm được Thiện Tri Thức để giải tỏa nỗi niềm riêng, do đó trở thành Vong Linh không siêu thoát. Họ chết ở đâu thì Hồn của họ sẽ lãng vãng ở nơi đó. Vì vậy mà tạo nên rất nhiều Âm Khí ở Nhà Thương.

Kính bạch Sư Phụ,

Nếu một người có Tâm Tánh xấu ác, quái dị, người đó có thể nào tạo nên một luồng trược khí hay không?

Đương nhiên! Tất cả những TÁNH XẤU của một người, không cần biết là Tánh gì, cũng vẫn toát ra một cái trược và trược đó cũng rất là tai hại; nó có tính cách vi tế hơn, tai hại hơn, nó không khác gì những mũi dao nhọn bay vèo vèo trong không khí, cho nên những nơi nào quy tụ những người có tánh tình không tốt, đừng nên lui tới vì sẽ bị liên lụy mà mình không ngờ được.

Người mang Nghiệp Lực nặng nề có tỏa ra trược khí hay không?

Nghiệp Lực nặng nề tự nó không tỏa ra trược khí, tuy nhiên, những tương quan của Nghiệp Lực nặng nề thì tỏa ra trược khí (người có Nghiệp Lực nặng nề thường hay có Tánh xấu, và do ở Nghiệp Lực mà họ có thể mắc nhiều bệnh, vì vậy mà cơ hội để họ thải ra trược khí rất dễ xảy ra).

Một người tu tập chân chính sẽ cảm nhận ra được trược khí dễ như cái búng tay, vừa thoáng qua là đã nhận được ngay! Người tu tập chân chính cũng nhận định được một phần nào tính chất của người đối diện với mình mà không cần phải qua việc giao tế.

Tánh xấu tự nó toát ra cái Lực của Tánh Xấu; cũng giống như thế, một người có nhiều Tánh Tốt, có một Tâm Lành thì nơi họ hiện diện sẽ thoáng mát, sẽ dễ chịu, lộ rõ sự vui tươi, mình cũng sẽ cảm thấy phơ phới trong lòng khi đến nơi đó.

Như vậy, người mang nhiều Tánh Xấu sẽ toát ra trược khí và làm cho cái nơi mà người đó hiện diện trở nên kém sinh khí; trong khi người có nhiều Tánh Tốt sẽ mang đến sự vui tươi, rộn rã ở bất cứ nơi nào mà họ đến.

Một người tu tập chân chính luôn luôn phát ra hào quang, cái hào quang đó rất là nhẹ nhàng, rất là dịu dàng, tức là tỏa mát, khiến cho người đối diện cảm thấy có một sự thương mến, một sự kính phục, và họ đâm ra thân thiện với người đó. Còn người có Tánh Xấu tự họ cũng tỏa ra cái trược khí của họ, khiến cho người đối diện vừa nhìn vào sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn giao tiếp, dù rằng họ không làm điều gì sái quấy đối với mình.

Trong cuộc sống hằng ngày, Chúng Sanh gặp gỡ nhiều hạng, nhiều loại Người khác nhau, Chúng Sanh cũng phải đối diện với nhiều sự kiện, sự vật; yếu tố Nghiệp Lực triển khai qua đời sống vẫn là một yếu tố quan trọng, đứng hàng đầu. Đã sinh ra làm kiếp NGƯỜI thì khó lòng tránh khỏi 2 chữ Nghiệp Lực! Nó luôn luôn chực chờ, tìm cơ hội để phá tác người mang Nghiệp Lực. Sự triển khai của Nghiệp Lực được nhận biết rõ ràng và nhiều nhất qua dạng thức Bệnh Hoạn, mà khởi đầu của Bệnh Hoạn là từ ở sự hấp thụ quá nhiều Trược Khí, được tích tụ ngày qua ngày trong cơ thể và chờ đợi để tấn công vào nội tạng nào có sự hoạt động yếu kém, ngay chính vào lúc mà sức đề kháng của cơ thể không còn mạnh mẽ nữa.

Do vấn đề giao tế, do sự di chuyển từ môi trường này qua môi trường kia, do sự tiếp cận với nhiều người, nhiều sự kiện, sự vật.....mà việc hấp thụ, tiếp nhận Trược Khí vào trong cơ thể rất dễ dàng xảy ra. Do đó, Chúng Sanh đừng nên quá thờ ơ với TRƯỢC KHÍ. Không nhất thiếc phải là người tu tập mới có thể đẩy trược khí ra ngoài, tất cả những nguyên tắc được đề cập ở trên đều nhắm vào việc giúp cho bất cứ một Chúng Sanh nào cũng đều có thể tự mình “làm sạch” cơ thể của mình từ ngoài vào trong.

Người không theo Đạo Phật cũng vẫn Trì được Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn, cũng vẫn quán tưởng được Hào Quang khi Trì Chú. Thay vì tưởng Phật, quán Phật, họ vẫn có thể quán tưởng Vị Giáo Chủ ngự trị trong đời sống Tâm Linh của họ với Hào Quang rực sáng, và họ hướng dẫn cái Hào Quang đó vào việc thiêu đốt những Trược Khí đang bám vào nội tạng của họ.

Giữ đúng nguyên tắc thì kết quả cũng đều y như nhau!

Một vấn đề cần phải được cân nhắc rất nhiều cho những ai cùng chia sẻ nơi ngủ nghỉ của mình với một người khác.

Việc ngủ một mình trên một chiếc giường sẽ không có điều gì đáng nói, nếu người đó quan tâm hay không quan tâm đến việc mình hấp thụ nhiều hay ít Trược Khí vào cơ thể của mình. Tuy nhiên, nếu có 2 người cùng ngủ chung với nhau trên một chiếc giường, trong đó chỉ có một người (Người A) luôn quan tâm đến việc “làm sạch” cơ thể của mình từ ngoài vào trong, còn người kia (Người B) thì bất cần, sự việc trên sẽ đưa đến kết quả như sau:

Qua một thời gian “TẨY TRƯỢC KHÍ”, cơ thể của người A từ phía bên trong nội tạng được sạch bớt đi Trược Khí, độ cảm nhận trược khí của người A từ từ lên cao, đồng thời phản ứng về trược khí cũng trở nên nhanh nhẹn. Do đó, khi người A nằm kế bên người B, người A sẽ dễ dàng cảm nhận được trược khí của người B và phản ứng tự nhiên của cơ thể người A là, người này sẽ cảm thấy nhức đầu, choáng váng, xây xẩm và rất là khó chịu. Người A sẽ không thể tìm được một giấc ngủ ngon bên cạnh người B. Nếu sự việc cứ kéo dài ngày qua ngày mà người B vẫn không quan tâm đến việc “Tẩy Trược Khí” thì đến một lúc nào đó, người A sẽ phải từ chối ngủ chung giường với người B.

Đây là vấn đề vô cùng tế nhị nếu cả 2 người A và B là một đôi Vợ Chồng, việc ngủ riêng rẻ mỗi người một giường thường ít xảy ra. Do đó, đã là Phối Ngẫu của nhau thì tốt hơn hết là nên giữ gìn sức khỏe cho nhau, đúng thật ra đó là sức khỏe của chính bản thân mình, Vợ khỏe mạnh hay Chồng khỏe mạnh đều là một sự đóng góp tích cực vào Hạnh Phúc Gia Đình. Bỏ chút ít thì giờ (khoảng 30 phút mỗi ngày) để “Tẩy Trược Khí”, bù lại là một cuộc sống vui, khỏe, ít bệnh hoạn. Nếu tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng một Tâm Ý thì ngôi nhà sẽ trở thành một Mái Ấm đúng nghĩa là Sạch - Mát - Thoải Mái và Ấm Cúng, một nơi mà ai cũng muốn mau chóng trở về để an trụ sau một ngày dài mỏi mệt với nhiều việc làm, nhiều đối phó.

Mong thay lời Chia Sẻ mang đến cho tất cả mọi người nhiều LỢI LẠC!!!

 


+ 76