• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Tuổi Cao Tu Tập

Dec 18 2017
Tuổi Cao Tu Tập 484587154

LacPhap.com trả lời một Đạo Hữu cao niên hỏi: làm thế nào để tuổi cao tu tập cho được hiệu quả?

Đọc thư của Đạo Hữu mà không khỏi bùi ngùi, cám  cho cái cảnh thân già cô độc, bệnh tật vây quanh, tuổi cao sức yếu, đi đứng khó khăn, té lên té xuống. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó đã không cản trở được tấm lòng kiên quyết hướng về Phật của Đạo Hữu.

Tu tập là quy hướng vào cái Nội Tâm của chính mình, cốt làm sao cho nó ngời sáng lên, rực rỡ lên. Tất cả những nghi thức rườm rà, lễ mễ là do Người đời đặt ra, bày vẽ ra. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vì quá chán ngán và sợ hãi những cung cách rắc rối và quá đáng của cung đình mà mạnh dạn rời hoàng cung, dấn thân đi tìm Chân Lý, Ngài đã sống đời giản dị và khiêm cung đi chân đất, đắp y thô. Thế mà người đời ngày nay đã chịu khó dở lại trang sử cũ, đánh bóng, tô điểm nó cho rực rỡ hơn với hằng bao nhiêu nghi thức, bao nhiêu lễ nghi rườm rà, và tự cho rằng như thế mới tỏ rõ được lòng kính bái Đức Bổn Sư. Ở tận trên cao nhìn xuống, chắc chắn rằng Đức Bổn Sư phải lắc đầu thở dài ngao ngán!!

Nói dài dòng thế này cũng chỉ để nhắc cho Đạo Hữu nhớ rằng, khi tu tập đừng quá lễ mễ, trọng hình thức, không cần phải ở trước bàn thờ, phải quỳ nghiêm chỉnh vái lạy, cứ mỗi một lạy thì kèm theo một tiếng chuông v.v… trong lúc Đạo Hữu đứng không vững dù rằng đã tựa vào chiếc xe đẩy. Nếu hình thức được thực hiện đầy đủ nhưng lòng chân thật tu tập không có, tánh xấu cứ chất chồng không hề được sửa đổi, được giùi mài, nghiệp chướng nặng nề không từng được sám hối, được ăn năn để thu nhỏ lại và biến mất, thì dù cho hết kiếp này, 2 chữ TU TẬP vẫn là những từ ngữ rất hững hờ, không mang một ý nghĩa nào cả, một phương tiện nào cả để giúp cho sự thăng hoa của Tâm Linh.

Ngày còn trẻ, sức khỏe còn dồi dào, đi đứng còn mạnh dạn, bầu nhiệt huyết còn tràn đầy, nếu chân thành để tu tập, đem hết tấm lòng thành để tu tập, không nệ hà sự cực nhọc thức khuya dậy sớm, trau chuốt sửa từng cái Tánh xấu, ra sức giùi mài cho viên Ngọc Tâm của mình được ngời sáng, luyện từng câu Thần Chú để Đạo Lực có được ánh hào quang phát sáng, thì lúc tuổi xế chiều xem như mình đã chuẩn bị, sẵn sàng chờ đợi phút lên đường.

Nếu việc tu tập bắt đầu vào lúc chân run gối mỏi (tuy muộn màng nhưng vẫn còn hơn không có), hoặc lúc thân nhiều bệnh hoạn, đi đứng khó khăn, nằm trên giường bệnh, hoặc không còn cất nhắc nổi thân mình, thì những hình thức rườm rà, lễ mễ, đảnh lễ, quỳ lạy lên xuống cũng sẽ được cắt giảm đến mức tối đa để chỉ còn cái cốt tủy mà thôi. Cái cốt tủy đó chính là cái Tấm Chân Tình, cái Tâm Chân Thật của người tu tập, nhận biết được những sai lầm mình đã gây tạo nên từ bấy lâu nay, từ cái quá khứ xa xưa mà mình không còn nhớ được cho đến cái hiện tại mà mình cũng chẳng nhớ luôn. Người tu tập phải đem Tâm Thành sám hối ăn năn những nghiệp tội của mình, lời sám hối phải thật tha thiết, phải tỏ rõ Tâm dạ của người tu tập, dốc lòng hối cải, sau đó thì trì Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn Um Mani Padme Hum để dùng công năng của câu Thần Chú đốt cho tiêu nghiệp chướng, cuối cùng thì niệm Phật, tha thiết niệm Phật, muốn niệm bao nhiêu lần, bao nhiêu lâu cũng được cả.

Bắt đầu một ngày, người tu tập nhất tâm chuyên lo Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật, thời gian còn lại trong ngày thì nhất tâm niệm Phật, trước khi đi ngủ thì hồi hướng công đức Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật trong ngày cho thân tâm được luôn chánh niệm, phút lâm chung được diện kiến Đức A Di Đà Phật cùng Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí, cùng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Công đức tu tập cũng được hồi hướng đến tất cả những oan gia trái chủ từ trong quá khứ đến hiện tại với trọn tấm lòng tha thiết ăn năn hối lỗi của người tu tập.

Việc tu tập không nhất thiết phải hành trì trước bàn thờ; nếu sức khỏe yếu, đi đứng khó khăn, thậm chí không ngồi dậy nổi, cứ ngồi hay nằm tại giường mà tu tập, không có gì là lỗi đạo, là trái phép, là bất kính. Chư Phật và Bồ Tát nhìn thấu được Chúng Sanh qua cái Tâm của Chúng Sanh, chớ không đánh giá sự thành tâm, thành ý tu tập của Chúng Sanh qua cái quỳ, cái lạy, qua tiếng chuông ngân hay qua tiếng mõ nhịp nhàng. Thắp nén hương Lòng vạn lần thơm ngào ngạt hơn là đốt nén hương Trầm nhưng lòng không chân thật, thiết tha chỉnh sửa và đổi thay.

Đạo Hữu không còn sức khỏe dồi dào như những năm về trước, chỉ nên chuyên cần Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật theo cách chỉ dạy cho người lớn tuổi, hãy chân thành tha thiết, nức nở mà Sám Hối, và không ngừng phát nguyện vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Tâm Thức của Đạo Hữu đã luôn ghi tạc sâu đậm lời phát nguyện này rồi thì ước vọng vãng sanh mới có cơ hội thành tựu được. Trước phút lâm chung, giữ chánh niệm, tâm bất loạn, niệm:

Nam Mô A Di Đà Phật - Um Mani Padme Hum. (Sở dĩ phải trì câu Thần Chú Lục Tự Đại Minh là để giúp cho Thần Thức của Đạo Hữu phát sáng cái Trí Huệ mà ra đi). Đạo Hữu cũng nên dặn con cháu đến hộ niệm cứ thay phiên nhau trì liên tục Um Mani Padme Hum thay vì niệm Phật trong suốt từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, sau đó mới đưa thân xác của Đạo Hữu đến nhà quàng.

Sức khỏe của Đạo Hữu hiện nay đã quá yếu rồi, cứ té liên tục, không nên tới lui đi đứng nhiều, nên đặt một cái ghế dựa thoải mái bên cạnh giường ngủ, nếu cảm thấy nằm hoài khó chịu thì sang qua cái ghế ngồi; cũng nên kiếm một cái ghế thấp, nhỏ để gát chân lên cao một chút cho máu không dồn xuống 2 chân, làm cho chân sưng lên. Tất cả đồ cần dùng nên sắp xếp ở trong tầm tay mình cho dễ lấy. Không nên đọc tụng Kinh (vì không có sức) mà chỉ nên trì Kinh (tức là xem, đọc ở trong đầu). Thì giờ trong ngày nên dồn vào việc Sám Hối càng nhiều càng tốt; bao nhiêu thời Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật cũng được cả, nhưng tối thiểu phải 01 lần trong ngày, và sau đó thì niệm Phật. Đạo Hữu không đủ sức khỏe để tu tập nhiều, do đó việc tu tập cần chất lượng chớ không cần số lượng. Bài pháp “Quán Tưởng khi Sám Hối” giúp cho Đạo Hữu sám hối một cách có hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên, với sức khỏe của Đạo Hữu hiện nay, Đạo Hữu khó lòng thực hiện cách sám hối này. Cái cốt tủy của cách sám hối này là đánh mạnh vào cái Tánh Xấu, đầu mối tạo nên nghiệp chướng. Hiểu được cái hậu quả của mỗi tánh xấu, hiểu được từng Nghiệp Lực đi kèm với mỗi tánh xấu, thì sẽ dễ dàng nhận ra cái Tâm xấu ác của mình, cái ý đen tối kém thanh cao của mình. Từ đó, mình sẽ có được trước mặt mình cái hình ảnh nghiệp chướng, những sai lầm mình đã phạm phải, mình sẽ dễ bị động Tâm và sự sám hối mới chân thành, nhiều xúc động. Cái tánh xấu đã gây tạo nghiệp chướng kia sẽ đương nhiên tiêu mất vì mình sẽ không còn cảm thấy hứng khởi khi vẫn tiếp tục cưu mang nó.

Vì mình không chịu khó tìm hiểu cái hậu quả do tánh xấu mang lại, những nghiệp chướng nào do tánh xấu đã gây tạo nên, vì vậy mà mình hững hờ, không quan tâm và không tha thiết để sửa đổi. Một khi đã biết rõ rồi thì chắc chắn rằng mình sẽ tự ghê tởm, tự trách móc bản thân mình và dốc lòng sửa đổi từng tánh xấu của mình.

Đạo Hữu lật ở trang cuối cùng của bài Pháp sẽ nhận ra một bảng liệt kê những tánh xấu gồm 252 cái Tánh cần phải sửa đổi; đây chỉ nói về cái Tánh mà chưa đề cập đến thói tật, do đó, nếu tư duy, nếu quán tưởng một cách đúng đắn, chân thành thì mọi người sẽ thấy rằng mình quả thật không xứng đáng với cuộc sống làm NGƯỜI của mình, mình đúng là một con người ác độc, nhiều dã tâm và sẵn sàng nhúng tay vào tội ác do ở những tánh quá xấu xa của mình.

Việc quán tưởng một hình ảnh nghiệp chướng sẽ lần lượt qua từng giai đoạn sau đây:

  1. Hãy thành thật viết ra một Tánh xấu nào của mình trên giấy.
  2. Sau đó:
    - Định nghĩa của cái Tánh xấu đó
    - Tư Duy về tánh xấu
    - Hậu quả của tánh xấu
  3. Triệt tiêu tánh xấu

 

Thí Dụ 1: TÁNH A DUA

Định nghĩa: nhìn vào tự điển sẽ thấy tánh A DUA được định nghĩa như sau: A dua là hùa, nói hoặc làm theo người mạnh để nhờ nhõi hay lấy lòng.

Tư Duy: Tôi đã thiếu suy nghĩ chính chắn để nhận định hành động sai lầm của kẻ khác, do đó mà tôi đã phụ lực với họ để tấn công người cô thế.

Tôi đã vì tham tiền, tham bạc, tham chút quyền lợi, danh vọng mà người ta đã hứa khả cho tôi, tôi đã không tiếc lời chưởi rủa, nặng nhẹ kẻ khác, gây tạo một sự sân hận vô cùng cực đối với những người mà thật ra tôi với họ hoàn toàn không có một mối tương quan quá khích nào cả.

Hậu quả tai hại của cái Tánh xấu A DUA đã dẫn dắt tôi vào việc gây tạo một nghiệp chướng nặng nề. Tôi vì hùa theo kẻ khác mà phải mang một cái ách quá nặng nề giùm cho họ, hay cũng vẫn là chia bớt cái sợi dây Nghiệp Lực với họ. Biết đâu rằng: vì tôi đã quá hăng say mà tôi lại lãnh trọn vẹn cái Nghiệp Chướng vào người; oan gia trái chủ có nhìn, có biết kẻ chủ mưu đâu, chỉ thấy có mỗi mình tôi đang hùng hổ, gầm gừ như muốn nuốt sống ăn tươi họ mà thôi!!

Với cái hậu quả không thể lường được của cái Tánh A DUA, việc triệt tiêu cái Tánh xấu này là một điều cần phải làm càng sớm càng tốt để mãi mãi và vĩnh viễn không còn gây tạo nghiệp chướng nặng nề bởi cái tánh xấu A DUA này.

 

Thí dụ 2: TÁNH BỪA BÃI

Định nghĩa: Bừa bãi là không có thứ tự, ngăn nắp, đồ đạc để lộn xộn, vun vãi ra khắp nơi. Người bừa bãi thiếu sự tỉ mỉ, thiếu “kim chỉ”, thiếu sự kỹ lưỡng.

Tư duy: Người bừa bãi có cuộc sống thiếu tổ chức, đồ đạc để không có thứ tự lớp lang, đến khi cần thì kiếm không ra, có khi đổ vạ cho kẻ khác, sanh ra gây gổ, cải lẩy, đôi chối đến đánh lộn, tạo nên nghiệp chướng.

Người có tính bừa bãi thường sống thiếu vệ sinh, ít khi chịu chăm chút đến thân xác, đến sức khỏe, đến nơi ăn chốn ở của mình, cho nên dễ sanh ra bệnh hoạn. Một thân xác yếu ớt, không sạch sẻ, thiếu tráng kiện, làm sao dung chứa một tinh thần minh mẫn, lạc quan, yêu Đời, yêu Người được? Lúc nào họ cũng đâm ra bực bội, khó chịu và ganh tị với những người chung quanh chỉ vì những người này sống vui tươi và thoải mái hơn họ.

Do ở tánh bừa bãi, thiếu tỉ mỉ nên khi đọc một văn kiện giao ước, không đọc một cách kỹ lưỡng, chỉ đọc lướt qua cho xong mau rồi ký tên. Nếu có phạm phải một điều lệ đặt ra thì rõ ràng là “bút sa gà chết”, khó lòng biện hộ để dành phần phải về mình. Việc cải cọ, đôi chối có thể xảy ra, đưa đến kiện tụng, làm mất thì giờ lẫn tiền bạc một cách vô lý. Ngoài ra, làm sao tránh khỏi sự tức giận của mình với đối phương, mở ngõ cho một nghiệp chướng tạo nên từ ở cái tánh bừa bãi, thiếu tỉ mỉ, thiếu kỹ lưỡng của mình.


+ 57