• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Tánh Chiêu Cảm Nghiệp Lực

Sep 30 2013
Post admin
Great Bend - Christopher Cover - 15946617 Great Bend - Christopher Cover - 15946617 500px

Cõi Ta Bà là nơi giúp cho người ta học rất nhiều bài học. Đây là một trường tranh đấu. Tuy nhiên, những người vượt qua được những chông gai, những bài học của cõi Ta Bà, thì sẽ dễ dàng tiến bước vào bất kỳ một cõi nào trong tam thiên đại thiên thế giới.

Người tu tập có tâm tốt không chưa đủ, nếu tâm đó vẫn chưa Bình, ý vẫn chưa Định, và tánh xấu vẫn chưa Giùi Mài. Vì vậy, vẫn còn phải bắt buộc vào trường tranh đấu. Tranh đấu với cái gì? Tranh đấu với chính bản thân mình! Làm sao để thắng được mình, làm sao để chiến thắng với tất cả những tánh xấu của mình; để rồi sau đó, phủi tay, nhẹ nhàng, thư thả cất bước.

Cho nên, phải nhớ cho rằng, tánh là những cây cột cứng chắc. Một căn nhà dù có đẹp cách mấy, mà cột hư mục nát, không sớm thì muộn, ngôi nhà đó sẽ đổ. Người tu tập phải nhận chân ra được điều đó để sửa hết những tánh xấu của mình, thì mới có thể chống chọi lại được nghiệp lực ùa tới. Khi tánh còn vọng động, tâm không yên, thì nghiệp sẽ phá tác. Vì vậy, chính mình phải tự chiến đấu với bản thân mình.

Con nên nhớ rằng nghiệp lực của mỗi chúng sanh được gây tạo ra tuỳ theo tâm tánh của chúng sanh đó qua nhiều đời nhiều kiếp. Một khi vòng nghiệp lực đã thành hình rồi thì chỉ mỗi một mình chúng sanh đó mới có đủ tư cách phá và thoát vòng nghiệp lực mà thôi. Không một ai có thể thay thế để làm được việc đó, kể cả chư Phật và Bồ Tát. Các Ngài cũng chỉ rơi lệ đứng nhìn chúng sanh đó đang vùng vẫy, cất tiếng kêu đau thương trong vòng nghiệp lực do chính mình tạo nên mà thôi! Chư Phật và Bồ Tát chỉ có thể nhanh nhẹn cứu người phước đức gặp nạn tai, hung hiểm nhưng hoàn toàn không vướng vào nghiệp lực của người đó.

Chư Phật và Bồ Tát chỉ có thể trong khả năng và phương tiện của các Ngài, mà khuyên nhắc, dẫn dắt mọi chúng sanh trên con đường tiến về cái đẹp, cái hay, và từ đó có thể tránh xa những điều xấu ác đang ùa về với mình. Các Ngài tuyệt đối không thể nào ôm hết tất cả những nghiệp chướng quái ác của chúng sanh vào trong tay của các Ngài được!

Con ơi, có một điều Thầy cần nhấn mạnh rằng: đa phần chúng sanh đều tưởng lầm rằng Bồ Tát Quán Thế Âm có ngàn tay, ngàn mắt cho nên Ngài sẵn sàng cứu vớt bất cứ chúng sanh nào réo gọi tên Ngài. Quả đúng như thế, Ngài không từ chối bất cứ một ai cả, một tiếng kêu thương đau nào được thốt ra, Ngài đều có mặt ngay. Tuy nhiên, nếu nổi khổ đau đó xuất phát từ nghiệp lực của chính chúng sanh đó thì Ngài đành rơi lệ đứng nhìn, vì sao? Vì qua nhiều đời, nhiều kiếp, chúng sanh đó đã vung tay, không chùn bước để tạo tác bao điều không tốt đẹp thì ngày giờ này, cũng chính họ phải run rẩy mà nhận lấy cái quả chín muồi đang rớt xuống. Nó không rơi vào túi của ai khác. Của chúng sanh nào thì nó rơi đúng vào túi của chính chúng sanh đó. Bồ Tát Quán Thế Âm không thể nào giơ tay để hứng lấy cái quả đó giùm cho bất cứ một chúng sanh nào cả.

 

 


+ 79