• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Chữ Ái

Jan 04 2014
Heart Room - Quynh Ton - 3329873 Heart Room - Quynh Ton - 3329873 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Người đời luôn buồn vui, khóc hận, quanh đi, quẩn lại, xoay quanh một chữ Ái. Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được tận tường ý nghĩa thâm sâu cũng như sức công phá mãnh liệt của chữ Ái.

Thầy có thể phân biệt ra ba loại Ái khác nhau đã tác động lên hầu hết mọi chúng sanh. Đó chính là:

  1. Ái Từ: tức là lòng thương người
  2. Ái Dục: chữ Ái đi kèm với dục vọng, mong cầu
  3. Tự Ái: chữ Ái chỉ do một cá nhân thụ đắc mà thôi

Ái Từ

Chữ Ái nơi đây thể hiện tình người! Nó giúp cho chúng sanh sống gần gũi nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, thương mến nhau trong cách đối xử, giao tế và tương trợ. Trong một xã hội nếu tất cả chúng sanh đều tôn trọng lẫn nhau, thương yêu lẫn nhau thì sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Sẽ không có sự hiện diện của những tánh ích kỷ, hẹp hòi, bỏn sẻn giữa các chúng sanh; mọi người sẽ đối xử với nhau trong một tinh thần tương trợ lẫn nhau.

Chữ Ái này cần phải hiện diện trong một xã hội, trong một quốc gia, rộng rãi hơn nữa là từng nước này qua từng nước khác. Những quốc gia giàu có thì tương trợ cho những quốc gia nghèo khó. Những quốc gia hùng mạnh thì giúp đỡ cho những quốc gia yếu kém và không có vấn đề kẻ mạnh lấn kẻ yếu.

Cho nên trên bình diện giao tế, chữ Ái này vô cùng quan trọng. Mọi người đều thụ đắc [1] nó thì tất cả những mối tương quan sẽ dễ dàng, sẽ thuận lợi và sẽ đem đến một kết quả tốt đẹp. Từ trong làng xóm, ra đến thành phố, tiến đến ngoài xã hội, hay trong một quốc gia, rộng hơn nữa là cả một thế giới, trật tự đều được vãn hồi, không có chiến tranh xảy ra và mọi người sống trong sự an bình, hạnh phúc.

Ái Dục

Tại sao chữ Ái này kèm theo Dục Vọng?

Là bởi vì từ chữ Ái này mới phát sinh ra tình cảm giữa trai và gái, giữa người này với người kia. Một khi giữa trai và gái bị ràng buộc bởi chữ Ái, luôn luôn dục vọng phải đi kèm để mới có thể diển tả người trai này muốn sở đắc người gái này hay người nữ này muốn sở đắc người nam kia. Nhưng chữ Ái này vì đi kèm với dục vọng cho nên lại là đầu mối của nghiệp lực. Nó đi kèm với dục vọng tức là có dính líu đến cái TÁNH. Khi có liên quan tới cái Tánh thì tức khắc nó có liên quan tới cái Ý. Tánh và Ý đã có sự tương quan mật thiết thì sẽ làm cho Tâm rung động. Do đó mà vòng nghiệp lực đã tạo ra.

Có một điều vô cùng phức tạp cần phải ghi nhớ: vì chữ Ái liên quan đến nghiệp lực cho nên tức khắc phải quay về với quá khứ vì nó có một sự dính liền chằn chịt nhau từ vô thỉ kiếp. Trai gái gặp nhau, con cái gặp cha mẹ, anh chị em sống chung dưới một mái nhà, thân tộc, họ hàng, quyến thuộc ... tất cả những quan hệ nêu trên đều vây quanh chữ Ái này. Cho nên, chữ Ái là đầu mối tạo ra biết bao nhiêu những cảnh khóc cười của chúng sanh.

Tự Ái

Chữ Ái này chỉ do một cá nhân thụ đắc mà thôi, nó cũng là một loại Ái dính liền với dục vọng, tức là liên quan đến cái Tánh, mà nói đến cái Tánh tức là đề cập đến một cá nhân. Cho nên vòng nghiệp lực của một cá nhân thành hình bắt nguồn từ chữ Ái, và vì chỉ do một cá nhân thụ đắc nên nó được gọi là Tự Ái. Một điều con cần phải ghi nhớ là: không thể đem chữ Ái đó mà đối lại với một cá nhân nào khác, chữ Ái do cá nhân thụ đắc bị ràng buộc bởi nghiệp lực của chính mình do chữ Ái tạo nên. Những thăng trầm của lục dục thất tình, xoay chung quanh và quấn chặt chữ Ái, khiến cho cá nhân bị chi phối rất nhiều.

Trong lần tới, Thầy sẽ đề cập và đào sâu chi tiết để cho con nhận thức thật rõ ràng bản chất của “Tự Ái”.
 


 

[1] - Thụ Đắc: Có nghĩa rằng mình nhận nó có và mình giữ nó làm của riêng chính mình.

 


+ 119