• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Chiến Đấu Với Nghiệp Chướng

Oct 19 2013
Still Water - Robin Keus - 48281756 Still Water - Robin Keus - 48281756 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Nếu một người biết tu tập, tự thấy rằng mình đang bước vào một nghiệp chướng rất sâu dầy, thì người đó phải làm cách nào để chiến đấu với nghiệp chướng của họ?

Thầy đã nhấn mạnh rất nhiều lần đến vòng nghiệp lực. Phải biết rõ vòng nghiệp lực thì mới phá vòng nghiệp lực được. Không hiểu rõ được nó thì khó lòng phá nó được.

Thật sự ra, đối diện với nghiệp lực cũng không có gì là khó khăn. Chiến đấu với nghiệp lực cũng không phải là một điều khó thực hiện. Nhận chân ra nghiệp lực tức là biết nó đến! Biết được sự mất dạng của nó tức là biết nó đi! Biết được nó đến hay đi, chính là nhờ ở tâm phẳng lặng.

Nhớ một điều là giữ Tâm Bình, Ý Bình, Tánh không vọng động thì sẽ ngăn cản sự phá tác của nghiệp lực rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu quá thương mình, quá xem trọng mình thì rất khó lòng tìm ra được những tánh xấu tiềm ẩn trong người mình, cho nên việc chiến đấu với nghiệp lực sẽ gây rất nhiều khó khăn, dễ đưa đến sự thất bại.

Những tánh xấu thường ẩn tàng trong người cho đến độ thành quen thuộc, khiến người ta không còn để ý đến nó nữa. Khi có dịp nổi lên, lúc đó mới thực sự phá tác, gây điều nông nổi, tai hại, tạo ác nghiệp nặng nề.

Cần phải can đảm moi nó ra, vạch mặt chỉ tên từng tánh một, thẳng tay đập nát, không còn hiện hữu.

Con nên nhớ rằng, tánh được ví như những cây cột cứng chắc chống đỡ một căn nhà. Căn nhà dù đẹp cách mấy, mà cột hư mục nát, thì không bao lâu ngôi nhà sẽ sụp đổ. Người tu tập phải nhận chân ra được điều đó. Phải thật thà với chính mình, phải áp dụng kỷ luật tự giác với chính mình, không bao che, không dấu diếm, sửa cho hết những tánh xấu của mình thì mới mong chống chọi lại với nghiệp lực ùa tới. Khi tánh còn vọng động, tâm không yên, thì nghiệp sẽ quấy phá không ngừng. Do đó, việc trước tiên là phải tự chiến đấu với bản thân mình. Chư Phật và Bồ Tát không thể giúp mình làm việc này được, dù rằng các Ngài có dư dạ Từ Bi.

Quả chín muồi (nghiệp lực) của ai, thì phải do chính tay người đó nhặt lên khi nó rụng xuống, không ai có thể nhặt giùm, dù đó là chư Phật và Bồ Tát. Các Ngài không thể ôm hết nghiệp lực của chúng sanh vào tay mình được. Chư Phật và Bồ Tát chỉ có thể khuyên nhắc, dẫn dắt chúng sanh trên con đường tiến về cái đẹp, cái hay, và từ đó có thể tránh xa được những cái xấu ác đang ùa về với mình, tạo bao điều phiền muộn.


+ 119