• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Nghiệp Chướng Nền Tảng Của Chúng Sanh

Jan 25 2014
The Sentinel - Gary Gibbs - 13748721 The Sentinel - Gary Gibbs - 13748721 500px

Mỗi chúng sanh đều có vô số nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp. Nhưng nghiệp chướng từ hai chữ Tự Ái rất là quan trọng. Nó tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.

Nó là nghiệp chướng “NỀN TẢNG”. Tại sao? Vì nó có sẵn từ khi một chúng sanh mới chào đời. Và nghiệp chướng này mang tên Tự Ái. Tự Ái của mỗi chúng sanh đều có một tính chất khác nhau. Khi một chúng sanh lớn lần theo năm tháng, thì tự ái này cũng lớn lần theo, và đặc biệt là không bao giờ thay đổi tánh chất. Tự Ái này chi phối mỗi cá nhân về sự suy tư, về quan niệm sống, về cách đối xử, rất rất là nhiều! Và thậm chí, nó ảnh hưởng đến tánh tình của một cá nhân. Cho nên, nó vô cùng là quan trọng. Có thể nói rằng trước khi các nghiệp chướng khác ồ ạt tiến đến, thì mỗi cá nhân đều đã mang trong người một nghiệp chướng nền tảng với cái tên là Tự Ái.

Vì vậy, khi tu tập, cần phải nhớ kỹ một điều: phải tìm hiểu xem mình đã có những tánh xấu nào? Vì những tánh đó đa số đều bị chi phối rất lớn bởi tự ái của cá nhân đó. Cho nên, tánh càng dữ tợn, tánh càng bộc phát, là do ảnh hưởng của nghiệp chướng mang tên Tự Ái. Nó lấy danh nghĩa Tự Ái là thương bản thân mình để mà chấp nhận hết tất cả những gì mình mong muốn, tất cả những gì làm thỏa mãn dục vọng của mình. Bản chất của nghiệp lực này là chữ Ái dính liền với dục vọng, tức là tất cả những gì để thỏa mãn sự mong cầu của mình.

Đó là một nghiệp chướng vô cùng quan trọng, vì nó nằm sâu trong tâm tư mình, không ló ra ngoài cho nên ít ai để ý đến nó. Vì vậy, khi một việc không hay xảy tới cho mình, chạm vào tự ái, tức khắc phản ứng sẽ xảy ra. Và tùy vào cái tánh chất của tự ái mà phản ứng sẽ mạnh hay nhẹ, sẽ nhiều hay ít, và đem lại sự thiệt hại hay không thiệt hại.

Cho nên, tu tập là phải sửa tánh của mình. Sửa tánh của mình có nghĩa là sao? Có nghĩa là phải loại ra hết tất cả những tánh xấu. Chỉ thuần giữ lại những tánh tốt. Mà khi loại ra những tánh xấu là sẽ có một sự va chạm nặng nề đến Tự Ái, vì đa số những tánh xấu đều có tương quan chặt chẽ với tự ái. Tu tập là phải như vậy! Nếu tu tập mà vẫn luôn luôn xoa dịu tự ái của mình, luôn luôn chiều theo tự ái của mình, thì sẽ không bao giờ có thể loại bỏ được những tánh xấu.

Khi những tánh xấu đã được loại bỏ rồi thì tức khắc tánh chất của tự ái cũng được thay đổi. Lúc đó Tự Ái sẽ đương nhiên biến dạng trở thành ra là Từ Bi.

Con hiểu ý của Thầy không?

Kính bạch Sư Phụ,
Tức là, muốn tu tập thì phải chân thật quán chiếu con người của mình, để xem cái bản chất thật sự của tự ái là gì, sau đó phải can đảm diệt bỏ tự ái. Khi con không còn tự ái nữa thì nghiệp lớn đến, con hóa nó thành nhỏ, rồi nghiệp nhỏ đến, con hóa nó thành không, tức là con đã chuyển được cái nghiệp của con, thì cái Tự Ái khi đó sẽ được biến thành ra là từ bi.

Đúng lắm! Thầy mong rằng người tu tập phải hiểu cho thật sâu, tận gốc rễ của tâm tư mình, để sửa đổi, để chuyển hóa, để biến đổi xấu thành tốt, những điều không hay thành ra hay. Như vậy mới có thể dễ dàng chống trả được nghiệp lực, loại trừ được nghiệp lực, mới có thể thăng hoa phần tâm linh của mình. Rồi từ đó, mới có thể đi đến việc giao cảm với chư Phật và Bồ Tát.

Còn tu tập mà yếu hèn, không can đảm để diệt đi những điều không tốt đẹp, những tánh tình quá ư là xấu xa của mình, lúc nào cũng khư khư để thỏa mãn những điều thầm kín của tâm tư mình, thì như vậy chuyện tu tập không đem lại một kết quả gì hết. Phải nhớ một điều rằng: chữ Ái trong Tự Ái lúc nào cũng đi kèm với chữ dục, sự mong cầu, như bóng với hình, không tách rời ra được. Do đó mới làm cho tai hại, phát sinh những tánh không tốt. Vì vậy tu tập là phải hiên ngang, can đảm chặt đứt hết tất cả những gì mà mình cho là không đúng, không phải, những điều không làm lợi ích cho người, và ngay cả không lợi ích cho mình thì mới có thể thành công được trên đường tu tập.


+ 117