• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Cõi Ta Bà Là Một Trường Tranh Đấu

Oct 12 2013
Explode - Sila Tiptanatoranin - 48277132 Explode - Sila Tiptanatoranin - 48277132 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Nếu hai người không hòa thuận với nhau mà sau này lại gặp gỡ nhau ở Cực Lạc thì sẽ như thế nào?

Con ơi, những tư tưởng đó là những tư tưởng Phàm, không phải là tư tưởng Thánh! Một khi đã gặp nhau ở một nơi mà Tâm cũng không còn, Ý cũng không còn, Tánh cũng không còn, thì lấy gì để mà so đo cao thấp!!

Kính bạch Sư Phụ,
Như thế có nghĩa là ở cõi Cực Lạc, tâm của Thánh Chúng luôn phẳng lặng nên không khởi sanh ý?

Đúng vậy, vì cõi Cực Lạc không phải là trường tranh đấu, nên Tâm, Ý, Tánh không khởi sanh (tức là vòng nghiệp lực không hiện hữu). Chúng sanh nơi cõi Ta Bà bị quấn chặt bởi vòng nghiệp lực nên luôn luôn tranh đấu không ngừng. Tranh đấu với cái gì? Chính là tranh đấu với bản thân mình! làm sao để thắng được mình? Làm sao để khắc phục được những tánh xấu mà mình đã chấp chặt; không phải nó chỉ hiện hữu trong hiện kiếp mà còn do tập khí từ nhiều đời, nhiều kiếp. Vì vậy, những bài học liên tục xảy ra trong cuộc sống, tạo nên những chông gai, thử thách trên đường đời lẫn đường đạo.

Trong quá trình tranh đấu để vượt qua những chông gai, thử thách, chúng sanh phải luôn luôn nhớ một điều vô cùng quan trọng là không bao giờ xa lìa Tâm - Ý - Tánh! Tránh đến mức tối đa đừng tạo những nghiệp không lành bằng cách phải kiểm tâm, kiểm ý hằng giờ, hằng phút. Thẳng tay, không thương xót, chém chặt hết những tánh xấu dù nó chỉ nhỏ như hạt cát.

Nếu Tâm vẫn chưa Bình, Ý vẫn chưa Định, và Tánh xấu vẫn chưa Giùi Mài, thì vẫn phải bắt buộc tiếp tục bước vào trường tranh đấu cho đến khi nào mình hoàn toàn chiến thắng tất cả những tánh xấu của mình, khi đó mới phủi tay, nhẹ nhàng, thư thả cất bước.

Vì vậy, người tu tập ở cõi Ta Bà, thấy khó mà dễ.

Tại sao?

Dù khó khăn, dù thử thách có xảy đến trùng trùng điệp điệp, nhưng người tu tập chân chính luôn biết giữ tâm bình, không để tâm chao động trước mọi sự việc xảy ra, do đó sẽ bình tĩnh và sáng suốt để phân định từng tư tưởng một và những đức tánh khởi sắc sẽ góp phần vào việc lựa chọn một ý tưởng thích hợp nhất cho hoàn cảnh xảy ra.

Cơ hội để tạo nên vòng nghiệp lực nhờ đó mà sẽ giảm dần đi. Hành giả dồn hết đạo lực của mình trong việc làm mỏng dần màn vô minh dầy đặc, luôn hành sử Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) một cách chân thật. Vượt qua được tất cả những chông gai thử thách của cõi Ta Bà là đủ sức để đi về khắp các cõi trong tam thiên đại thiên thế giới rồi đó!

Kính bạch Sư Phụ,
Những người “đới nghiệp vãng sanh” chưa có căn cơ tu tập nhiều, ở cõi Cực Lạc, làm sao họ có thể tập luyện cho tâm - ý - tánh không còn vọng động?

Ngày ngày họ vẫn được nghe Pháp, vẫn được chỉ dạy, nhưng vì nghiệp của họ còn nhiều, cho nên thỉnh thoảng họ cũng lâm vào tình trạng bị nghiệp lực chiêu cảm. Khi đó, nếu họ thoáng nghĩ đến một điều gì thì tức khắc những điều họ nghĩ suy sẽ hiện ra y như vậy. Cứ mỗi lần sự việc xảy ra thì họ đều được đưa đi tắm nước Công Đức Thủy để giúp họ quên đi những điều họ đã nghĩ tới.

Như vậy, ở cõi Ta Bà có thể tu nhanh hơn nhiều vì có sự trui rèn, sự cực khổ cùng chông gai, thử thách. Một người quyết tâm tu tập, cương quyết sửa đổi Tánh của mình, giữ Tâm luôn Bình, Ý luôn Định, không tạo cơ hội cho vòng nghiệp lực hiện hữu, thì việc thành tựu đạo quả có thể xảy ra ngay trong hiện kiếp.

Trong khi ở Cực Lạc, thiếu kinh nghiệm trui rèn, chông gai cũng không, thử thách cũng không, phải đợi cho đến khi có nghiệp lực chiêu cảm mới có dịp để phấn đấu với chính bản thân mình; hằng ngày tuy được nghe Pháp, song thời gian sẽ kéo dài biết bao lâu mới có thể trui rèn được Tâm, Ý, Tánh.

Do đó mà Thầy rất khuyến khích mọi người cố gắng tu tập ở cõi Ta Bà vì nó mang đến nhiều điều lợi ích. Càng tu tập, tâm được an bình, tánh cũng được sửa đổi, vòng nghiệp lực sẽ bớt xảy ra. Nghiệp lực dù có đến với mình cũng sẽ được nhận chân rất dễ dàng và do sự thấu triệt nguồn gốc của nghiệp lực mà sự quấy phá của nó sẽ giảm đi rất nhiều.


+ 118