• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Sầu Ly Biệt và Chân Hạnh Phúc

Oct 26 2013
Marcel Braam - 48953330 Marcel Braam - 48953330 500px

Con nên biết rằng hợp rồi tan, tan rồi hợp, đó là lẽ vô thường! Điều quan trọng là giữ tâm bình - tâm thanh tịnh. Cái gì có đến, rồi sẽ có đi. Đến rồi đi, đi rồi đến, không có gì tồn tại vĩnh viễn. Mỗi người có nghiệp chướng riêng của họ, không ai có thể gánh vác cho ai được cả.

Cho nên, phải biết đổi sự buồn đau thành nghị lực. Dùng sự buồn đau làm phương tiện thúc đẩy mình đi đến mục đích mà mình mong muốn. Niềm đau đớn không ích lợi chi cả, chỉ làm tổn đến thân.

Nên nhớ rằng, một giây đi qua, một phút đi qua, một giờ đi qua, một ngày đi qua, tất cả những thời gian đó nếu được sử dụng vào trong những điều lợi ích vẫn đem đến cho mình một niềm vui.

Ngoài ra, làm những việc giúp người, vừa đem lại niềm vui cho bản thân mình mà cũng vừa giúp cho mình tăng phước huệ.

Một người biết nghĩ đến chúng sanh, làm vui cho chúng sanh, đem điều lợi ích cho chúng sanh, đều là người mà chư Phật và Bồ Tát rất cần. Một giây, một phút làm điều lợi ích cho chúng sanh vẫn là tốt đẹp hơn để mà ngồi buồn lo, phiền não, càng làm cho nghiệp duyên mình sâu dầy hơn nữa.

Do đó, sống như thế nào để lợi ích cho chúng sanh, điều đó mới là điều đáng nói. Một tình cảm dây dưa không mang lại một điều lợi ích nào cả, nó chỉ thỏa mãn chữ ÁI của mình mà thôi. Nên nhớ rằng có hợp thì có tan; hợp rồi tan, tan rồi hợp, tất cả cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi, không đem lại cho mình một chân hạnh phúc.

Thế nào là Chân Hạnh Phúc?

Làm sao để cho mình có thể sống yên ổn, không phiền não, không gút mắt và đem lại niềm vui cho kẻ khác, đó mới chính là chân hạnh phúc!

Bất kỳ một hạnh phúc nào chỉ thỏa mãn Tự Ái của mình thì không thể gọi là chân hạnh phúc được.

Nếu con quá trọng chữ Ái thì sẽ dấy lên phiền não, tạo ra một không khí không được an bình, mang một cái tâm lúc nào cũng sôi sục. Điều đó rất tai hại cho việc tu tập.

Cần nên giữ tâm bình, đừng nên vọng động thái quá, sẽ không mang đến một kết quả tốt đẹp nào cả, mà còn làm hại đến thân tâm của mình.


+ 119

Những Bài Liên Quan