• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Tại Sao Phải Sám Hối

Mar 21 2015
Eternal Flame Falls - Zachary Cava - 86717335 Eternal Flame Falls - Zachary Cava - 86717335 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Có người bảo rằng: Tôi không hề làm hại ai, mất lòng ai, cũng chẳng hề giết hại một sinh vật nào, tôi cho nhiều hơn tôi nhận, tôi thi ơn chớ không chịu ơn ai.
Như thế thì tại sao tôi phải sám hối? Sám hối cái gì? Sám hối với ai? Và sự cần thiết của việc sám hối như thế nào?

Con ơi nên biết rằng: một chúng sanh không phải lần đầu tiên hiện diện nơi cõi Ta Bà đâu! Chúng sanh đó đã đến rồi đi, đi rồi quay trở lại, lên xuống, tới lui đã bao nhiêu lần rồi, không có con số để tính đếm. Cứ mỗi lần đến rồi đi thì kể là một kiếp, mà đã có vô thỉ kiếp rồi thì con cũng phải hiểu rõ chúng sanh đó đã dính chặt với cõi Ta Bà như thế nào? Và sự tương quan giữa chúng sanh với cõi Ta Bà ra làm sao?

Cái gì tạo nên sự tương quan khiến cho chúng sanh không thể rời xa được cõi Ta Bà?

Thầy lấy một thí dụ cho dễ hiểu:

Giả sử rằng đây là lần đầu tiên một chúng sanh có mặt nơi cõi Ta Bà.

Trong suốt thời gian hiện diện, chúng sanh đó có những sự tiếp xúc, giao tế, hoạt động, sinh hoạt với những chúng sanh khác trong cùng một môi trường sống với mình.

Trong cuộc sống hằng ngày, để bảo vệ sự sinh tồn, có thể xảy ra nhiều va chạm, đưa đến nhiều việc đáng tiếc, không hay. Từ những va chạm nhỏ không đáng kể tiến lần đến những va chạm lớn luôn đi kèm với sân hận, tạo nên từng chuỗi nghiệp lực, nhỏ có, lớn có, tuần tự quấn chúng quanh chúng sanh đó không khác một lò xo.

Nghiệp lực là kết quả của một cái nhân không lành. Gieo nhân không lành thì quả rơi rụng không thể nào là quả ngọt, quả ngon được.

Trong suốt quãng đời của một chúng sanh, nếu cứ liên tục hứng lấy quả chua, quả đắng thì thật sự không có gì là lý thú cho cuộc sống làm người cả!

Rồi tới một lúc nào đó, thân xác hoại, thần thức xa rời thân xác mà vẫn chưa trang trải hết những món nợ mà mình đã lỡ gây ra. Chủ nợ còn sống mà người gây nợ đã lìa xa nhân thế. Rồi đến khi thần thức hội đủ cơ duyên để thác sanh trở lại, chủ nợ đã vĩnh biệt cõi trần.

Chúng sanh đó ôm những món nợ cũ trên người, chờ dịp để thanh toán.

Rồi thì ở kiếp thứ 2 này, bổn cũ được soạn lại, tấn tuồng Hỷ – Nộ – Ái – Ố – Ai – Bi – Dục Lạc được diễn lại với kết quả là một chuỗi nghiệp lực thứ 2 hình thành.

Những món nợ nào thuộc trong cả 2 kiếp, nếu thuận duyên thì trả, không thuận duyên thì chờ kiếp khác.

Chúng sanh đó cứ đến đễ gây nợ, rồi đi, mang nợ theo mình.

Thầy lấy con số 100 cho dễ tính. Nếu chúng sanh đó đã qua 100 kiếp ở cõi Ta Bà, tính cho đến hiện kiếp, chúng sanh đó đã quấn trên người mình tối thiểu 100 dây lò xo nghiệp lực, chồng chất nhau, không biết nơi đâu là mắt tháo gỡ, muốn tìm lại chuỗi nghiệp lực thứ nhất cũng đành bó tay, không biết làm sao để kéo nó ra, để nhìn cho tận mặt nó là món nợ gì?

Do đó, nếu bảo rằng: một chúng sanh không từng làm hại ai, cả người lẫn vật, sống mực thước, biết thi ân bố đức, chúng sanh đó không cần thiết sám hối; nói như thế là chưa thấu triệt cái ý nghĩa làm Người.

Một chúng sanh ở kiếp hiện tại biết thường xuyên vun bồi cây Nghiệp Quả của mình, đó chính là kết quả của hạt giống Phật mà mình đã gieo trồng trong quá khứ. Chúng sanh đó vẫn không quên rằng mình đã có nhiều đời, nhiều kiếp sống tung hoành, không biết tự kềm hãm, chế ngự bản thân mình, đã gây tạo không biết bao nhiêu chuỗi nghiệp lực quấn chặt quanh mình.

Muốn tháo gỡ những dây lò xo nghiệp lực này, chỉ có một cách duy nhất là SÁM HỐI. Dùng Tâm thành, đem hết sự thiết tha của lòng ăn năn hối cải, tạo thành ngọn lửa Sám Hối, làm chảy tan những nghiệp chướng đã được gây tạo từ bao nhiêu đời kiếp trước.

Còn hiện diện ở cõi Ta Bà là còn mang nhiều Nghiệp Chướng trên người, là còn cơ hội để tạo thêm nghiệp chướng.

Ngày nào cắt được vòng sanh tử, thoát kiếp Luân Hồi, khi đó mới có thể mạnh dạn và dứt khoát thoát vòng nghiệp lực. Tuy nhiên, thoát được sự quấy phá của nghiệp lực, nhưng vẫn không ngừng việc Sám Hối, sám hối cho đến khi tất cả nghiệp chướng tan đi và “chúng sanh” đó trở về với trạng thái Nguyên Thủy Thuần Khiết của mình.

Thầy dùng từ ngữ “chúng sanh” để cho dễ hiểu, dễ hình dung được những lời thầy muốn diễn tả. Đúng ra, khi Thánh Chúng đới nghiệp vãng sanh hành trì Sám Hối để làm tiêu lần đi những chướng duyên, Thánh Chúng trong thai sen sẽ nhẹ lần, đến khi hoa sen nở, Thánh Chúng trở thành Bồ Tát của Cực Lạc, hòa nhập vào sinh hoạt hằng ngày của Cực Lạc.

Tuy nhiên, việc Sám Hối vẫn còn luôn tiếp tục cho đến khi không còn một chướng duyên nào cả. Điều đó đã tỏ rõ sự quan trọng và tối cần thiết của việc Sám Hối để đạt được quả vị Bồ Tát hay quả vị Phật trong tương lai.

Kính bạch Sư Phụ,
Thông thường thì người ta sám hối những nghiệp lực gây tạo với kẻ khác. Nếu một người tạo ra điều không hay, không tốt đẹp cho chính bản thân mình thì có bắt buộc phải sám hối hay không?

Nếu một chúng sanh có những hành động, cử chỉ không tốt đẹp đối với chính mình, chúng sanh đó không thể nói rằng: tôi cam chịu, không có sự hối hận. Đó là một ý nghĩ sai lầm.

Sám hối là một hành động chứng tỏ rằng mình đã biết phân biệt điều đúng điều sai, điều hay, điều dở, điều nên làm, điều không nên làm.

Biết rằng tôi đã làm sai, nhận ra rằng điều tôi hành sử là không hay, không đúng, dù rằng việc không hay, không đúng đó được áp dụng trên bản thân tôi nhưng, nếu tôi không tư duy, không nghiền ngẫm, không sửa đổi thì đến một lúc nào đó tôi cũng sẽ hành sử đúng những điều không tốt đẹp đó cho kẻ khác. Chính bản thân tôi mà tôi còn không tha thiết, không tôn trọng thì rất khó lòng để cho tôi có thể tôn trọng kẻ khác được.

Do ở tính chất này mà nghiệp lực dễ phát sinh.

Ngoài ra, những tập khí xấu của mình nói lên được rằng: mình đã thường hay có nhiều tánh xấu đó trong quá khứ, nó đã được hành sử quá nhiều cho đến nỗi vẫn còn sáng tỏ trong hiện kiếp.

Tánh xấu luôn luôn góp phần vào việc tạo nghiệp dữ. Người có tập khí xấu thì cứ chắc chắn rằng nghiệp dữ đã xoay quanh cái tánh xấu đó trong quá khứ.

Ngày hôm nay, trong hiện kiếp, nếu cái tánh xấu đó vẫn không được sửa đổi thì bổn cũ sẽ soạn lại, nghiệp dữ cũng lại tiếp tục gây tạo, vòng lẩn quẩn không bao giờ chấm dứt.

Sám hối phải đi kèm với tu tập, muốn tu tập đúng nghĩa để có thể mang đến một kết quả tốt đẹp, điều kiện cần yếu trước tiên là phải sửa đổi Tâm của mình, phải hoán chuyển Tâm bất thiện ra Tâm thiện, Tâm xấu ác ra Tâm tốt đẹp. Tâm lúc nào cũng đi kèm với Ý, do đó sửa tâm là phải sửa ý. Từ ý mới sanh ra tánh, ý xấu sẽ tạo ra tánh xấu, ý tốt mới tạo ra tánh tốt. Tất cả mọi thứ đều dính liền nhau không tách rời. Tâm đã sửa, tánh đã sửa, sau đó mới dùng câu thần Chú để làm cho tâm và tánh được bình. Tâm bình, tánh bình mới có thể giao cảm được với Chư Phật, và Bồ Tát. Khi đó mới có thể làm sạch được nghiệp lực của mình.

Câu châm ngôn: “bứt mây thì động rừng”, một tánh xấu nổi lên là đụng chạm hết toàn thể cái rừng nghiệp lực sâu dày, cho nên tu tập là phải sám hối trước tiên. Để chi? Để nhận định được rằng tôi đã làm sai. Khi tôi đã nhận ra được những điều sai lầm tôi đã làm trong quá khứ, và ngay cả trong hiện tại, khi đó tôi phải quán sát cái tâm của tôi, phải sửa đổi lại từ tâm xấu ra tâm tốt; sửa tâm rồi, phải chỉnh Ý của mình nữa, có nghĩa là luôn luôn quan sát Ý của mình, đừng để một Ý nào không tốt đẹp thoát ra khỏi thức của mình. Ý và Tâm dính chặt vào nhau, Ý xấu sẽ làm cho tâm nhơ liền tức khắc, ý tốt sẽ làm cho tâm ngời sáng ra ngay. Sau đó phải giữ Tâm Bình, tâm thanh tịnh để cho không có bất kỳ một tánh xấu nào có thể trồi lên được. Rồi thì phải dùng câu thần Chú, vì chỉ có câu thần Chú mới có thể siết chặt ý của mình, tâm của mình, tánh của mình vào đúng vị trí của nó.

Tức là: Câu thần Chú: nhiếp thânkhẩuý!

Đúng như vậy! Sau đó rồi mới có thể niệm Phật để giao cảm với Chư Phật và Bồ Tát. Một chu kỳ như vậy mới có thể làm tiêu nghiệp được.

Người xuất gia hay tại gia, người tu Thiền hay tu Tịnh Độ, ngay cả người ẩn tu nơi rừng sâu, núi thẳm, sống đời khổ hạnh, nếu đã phát nguyện tu tập, muốn được thăng hoa, đều bắt buộc phải lấy Sám Hối làm đầu.

Đã làm Người, đã hiện diện nơi cõi Ta Bà thì chắc chắn rằng phải dính líu đến Nghiệp Lực, phải từng đau khổ, phải từng điêu đứng vì nghiệp lực từ quá khứ đến hiện kiếp.

Nghiệp lực sâu dày đến trở thành màn vô minh sâu hun hút, làm mờ đi cái Trí Huệ, che lấp đi cái Phật Tánh của mình.

Nếu không dùng ngọn lửa Sám Hối để thiêu đốt những nghiệp chướng thì biết đến bao giờ mới có thể trở về với trạng thái PHẬT nguyên thủy của mình.


+ 124