• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Nền Tảng Lương Tâm

Sep 25 2019
622451330 622451330

Nói đến Lương Tâm là nói đến cái Lòng LÀNH tự nhiên sẵn có của mỗi Con Người. Ai cũng biết câu: “Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện”. Thuở ban đầu, cái Tánh của Con Người là Thiện, là Lành, là không Ác Độc, không dữ dằn.

Từ lúc nằm Nôi cho đến khi biết đi, biết chạy, biết nhảy, biết nói năng, cái Lòng LÀNH đó không hề suy suyển. Đứa Bé lớn dần theo năm tháng, cái Tánh Thiện, cái Lòng Lành trong con người của Đứa Bé có khi Lên, có khi Xuống, Trồi, Sụt tùy theo hoàn cảnh; cũng có khi không thay đổi mà cũng có lúc hoàn toàn mất dạng.

Con Người sinh ra trong Cõi Ta Bà, không phải lần đầu tiên mà đến, đã đến rồi lại đi, đi rồi quay trở lại, đến... đi, đi... đến, số nhiều không kể xiết! Cứ mỗi lần hiện diện trên Cõi Đời là sẽ phải đối diện với mỗi Hoàn Cảnh khác nhau, mỗi Môi Trường khác nhau từ Địa Lý cho đến Gia Đình, đến Bà Con Dòng Họ, cho đến Xã Hội và luôn cả Chủng Tộc nữa.

Đã biết rằng Sống là phải Tranh Đấu, tranh đấu với chính Bản Thân mình, và tranh đấu với Hoàn Cảnh, với Môi Trường, với Cảnh Huống và với chính những Đồng Loại của mình.Trong quá trình Tranh Đấu đó đã phát sinh ra hằng loạt Tánh Xấu lẫn Tánh Tốt.

Cho đến cuối một Đời Người, nếu sở hữu quá nhiều Tánh Xấu thì chắc chắn rằng, căn cứ trên sự tương quan giữa Nhân và Quả, cái kết quả của một Kiếp Người sẽ là một chuỗi Nghiệp Lực nặng nề do từ ở việc gây tạo nhiều Oan Trái với Người Đồng Loại qua những Tánh quá Xấu Ác của mình.

Nếu cũng trong quá trình Tranh Đấu đó, Con Người biết đối xử với nhau trong sự Hòa Nhã, biết Cân Nhắc từng lời nói, từng cử chỉ cũng như hành động, biết Lắng Nghe và Tôn Trọng Ý Kiến của Người mình giao tế, thì suốt cuộc đời của Người đó cho đến phút cuối, đời sống Tinh Thần sẽ Thoải Mái, ít Phiền Lụy, ít Bực Dọc, và cũng có thể không hề nghe những lời nặng nhẹ, xỉ vả của kẻ khác đối với mình.

Từng Kiếp Người trôi qua, những Tánh Tốt cũng như những Tánh Xấu đều được khắc ghi và gìn giữ trong Tâm Thức. Thân Xác HOẠI nhưng Thần Thức luôn vẫn còn đó, vì vậy mà Tâm Thức luôn luôn là Kho Chứa và gìn giữ vĩnh viễn những Tánh Tốt lẫn Tánh Xấu của một Người, dù cho Thần Thức đó trải qua nhiều Đời, nhiều Kiếp dưới dạng thức Con Người.

Có điều rằng, những Tánh Tốt tích tụ càng nhiều thì càng làm cho Tâm Thức rạng ngời lên và Thân Xác đó cũng được hưởng lây sự Rạng Ngời đó. Những Tánh Xấu, qua nhiều kiếp Người, được thể hiện dưới hình thức TẬP KHÍ, càng có nhiều Tập Khí, Thân Xác càng trở nên “nặng nề” hơn, điều đó hiện rõ qua những thăng trầm của Cuộc Đời một Con Người.

Tất cả những Tánh Tốt lẫn Tánh Xấu sở hữu được qua từng Kiếp Người, tạo nên một nền tảng vững chắc cho đời sống Tâm Linh của một Con Người. Dù ở bất cứ Hoàn Cảnh Địa Lý nào, dù thuộc vào một Chủng Tộc nào, cái Nền Tảng đó vẫn luôn luôn hiện diện. Đó chính là NỀN TẢNG LƯƠNG TÂM. Nếu Tánh Tốt được triển khai thì Lương Tâm sẽ hoan hỉ và rực sáng. Nếu một hay nhiều Tánh Xấu cứ liên tục phát khởi thì Lương Tâm sẽ mờ dần và tắt hẳn.

Nhờ vào cái Nền Tảng Lương Tâm này mà một Con Người biết phân định Phải, Trái, Đúng, Sai, nên làm hay không nên làm.

Nếu tôi hành động theo cái Xấu, tức là tôi đã triển khai một Tánh Xấu, tôi sẽ phải nhận cái hậu quả do cái Tánh Xấu đó mang đến. Điều này có nghĩa là, Tâm Thức bị kích động bởi một Tánh Xấu và sự kích động đó sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến phần Trí Tuệ để giúp cho Thân Xác biết rằng đó là những Tánh Xấu, phải tránh xa hay phải buông bỏ xuống.

Đối với những Tánh Tốt, khi kích động vào Tâm Thức, cũng nhận được một ảnh hưởng dây chuyền đến phần Trí Tuệ để giúp cho Thân Xác biết rằng đây là những Tánh Tốt cần phải được tập luyện, phải được ứng dụng và giùi mài thường xuyên để cho nó Tốt Đẹp hơn lên.

Thông thường, một Thân Xác Người kéo dài sự Sống vỏn vẹn không quá 100 năm, trong khi Thần Thức thì không “Hoại”, cứ tiếp tục thay đổi hết Thân Xác này đến Thân xác khác, mang cái Tâm-Ý-Tánh “điều khiển” hết Kiếp Người này đến kiếp Người khác. Toàn bộ những Tánh Tốt và Tánh Xấu của một Con Người đều được khắc ghi và lưu trữ trong Tâm Thức. Trên tuyến đường “di chuyển” của Thần Thức, cứ mỗi trạm dừng chân là Thần Thức lại “trút” hết những Tánh vừa Tốt vừa Xấu vào cho Thân xác đó và tạo nên tầm ảnh hưởng rộng lớn cho Thân Xác; rồi thì khi lìa Thân Xác ra đi, Thần Thức cũng không quên mang theo một loạt những cái Tánh vừa Xấu vừa Tốt của chính Thân Xác đó sở hữu, càng làm cho cái Nền Tảng Lương Tâm lớn rộng thêm ra.

Chính vì cái tầm quan trọng của Nền Tảng Lương Tâm, bao gồm những Tánh Tốt và Tánh Xấu, dẫn dắt một Thân Xác hoặc tiến lên hay chìm đắm trong vũng lầy, mà việc Siêu Độ cho Vong Linh rất cần đến sự hướng dẫn của người Chủ Lễ.

Hướng dẫn Thần Thức của Vong Linh tu tập liên tục trong 49 ngày đặc ân, biết hành trì Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật, chính là giúp cho Vong Linh làm nhẹ đi những Nghiệp Lực của mình ở Kiếp mới vừa qua, giúp cho Vong Linh nhấc được đôi chân của mình lên để có thể đặt được bước chân mình trên con đường tìm nơi Thác Sanh.

Song song với việc Sám Hối những Nghiệp Chướng của mình, là việc giúp cho Vong Linh Buông Xả những Sân Hận, những Lụy Phiền, những Bực Tức, những Niềm Đau không nói nên lời, những Oan Tình không có dịp phơi bày và những tiếc nuối về tất cả những gì mà Vong Linh đã bỏ lại sau lưng, bao gồm: Tiền Tài, Sản nghiệp, Danh Vọng, Quyền Thế, Hạnh phúc...

Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng cần phải Bổ Túc nơi đây, chính là việc phải dạy cho Vong Linh biết được những Tánh Tốt, cắt nghĩa rõ ràng Tánh Tốt đó như thế nào và kêu gọi Vong Linh, đúng hơn là Thần Thức của Vong Linh, khắc ghi những lời chỉ dạy đó, tức là khắc ghi những Tánh Tốt đó vào trong Tâm Thức của Thần Thức. Cũng dạy cho Thần Thức của Vong Linh biết những hậu quả tai hại của từng Tánh Xấu và Thần Thức của Vong Linh phải buông bỏ những Tánh Xấu đó, và đồng thời Tâm Thức của Thần Thức của Vong Linh cũng phải khắc ghi rằng, đó là những Tánh Xấu, phải tuyệt đối tránh xa.

Điều này cũng là một cách hay để giúp cho Thần Thức của Vong Linh chuẩn bị những Tánh Tốt và biết nhận định những Tánh Xấu trước khi tiến vào một Thân Xác mới.

Trong lúc Siêu Độ, ngay khi nhận được lời khuyên từ người Chủ Lễ, độ ghi nhớ của Thần Thức rất mạnh. Tuy nhiên, cái độ “mạnh” này sẽ giảm bớt rất nhiều khi Thần Thức tiến vào một Thân Xác mới, điều này rất là tự nhiên khi có một sự chuyển đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác, (tức là từ trạng thái Vong Linh tiến sang trạng thái NGƯỜI) và cũng không có nghĩa rằng Thần Thức không còn nhớ đến những Tánh Tốt cũng như những Tánh Xấu đã được chỉ dạy ngay lúc Siêu Độ ở kiếp mới vừa qua.

Tất cả những điều được chỉ dạy, căn dặn đó được Tâm Thức chuyển vào phần KÝ ỨC của Thân Xác. Mỗi khi Thân Xác làm những hành động có liên quan đến hoặc Tánh Tốt hay Tánh Xấu, Thân Xác sẽ màng màng nhớ lại rằng, đây là Tánh Tốt, tôi phải trau giồi nó, phải gìn giữ nó. Nếu phải đối diện với một Tánh Xấu nào, Thân Xác sẽ cảm thấy chùng tay và suy nghĩ. Sự chùng tay và suy nghĩ cũng là một cách để moi lại trong Ký Ức và Thân Xác sẽ hiểu được rằng, đó là điều phải tránh vì không nên triển khai một Tánh Xấu.

Trong suốt thời gian 49 ngày Siêu Độ, việc giảng dạy cho Thần Thức biết phân định Tánh Tốt và Tánh Xấu, đồng thời giúp cho Thần Thức khắc ghi vào Tâm Thức việc sở hữu những Tánh Tốt và loại trừ những Tánh Xấu, đã góp phần không nhỏ vào việc “Đào Luyện một Thế Hệ Mới” với một Nền Tảng Lương Tâm vững chắc. Cái Thần Thức đã được dạy dỗ đó, khi tiến vào một Thân Xác mới sẽ giúp cho Thân Xác đó thụ đắc nhiều Tánh Tốt, sống hiền hòa hơn, tốt đẹp hơn, sống với một cái TÂM luôn trong sáng và cao thượng. Những lời giảng dạy còn là “cái thắng” ngăn ngừa tầm ảnh hưởng của những Tánh Xấu mà Thân Xác có ý muốn triển khai.

Một Thân Xác với một Tinh Thần lành mạnh, với một Nền Tảng Lương Tâm vững chắc, sở hữu nhiều Tánh Tốt, sống hòa nhã và giao tế tốt đẹp với mọi người, chắc chắn rằng việc huấn luyện, dạy dỗ, giáo dục con cái cũng sẽ theo chiều hướng đó.

Rồi thì đời Cha Mẹ cũng qua, đời con cái cũng chấm dứt, nhưng, Thần Thức của Vong Linh Cha Mẹ hay của con cái cũng sẽ được chỉ dạy, cũng được hướng dẫn khi Siêu Độ, để gạn lọc từ từ những Tánh Xấu, đồng thời trau giồi càng lúc càng nhiều những Tánh Tốt, để chuẩn bị bước vào những Thân Xác Mới và ảnh hưởng tốt đẹp đến những Thân Xác Mới này.

Từng Thế Hệ...từng Thế Hệ trong Tương Lai, sự GẠN LỌC cứ tiến từ từ...Tuy rằng rất chậm, nhưng bước đi vững chắc và sự gạn lọc sẽ lần hồi loại bớt dần đi những Tánh Xấu, những Thói Hư, nhất là làm giảm bớt đi lòng Sân Hận ngập tràn cũng như sự Tham Luyến dâng cao trong lòng của Chúng Sanh cõi Ta Bà.

Nói tóm lại, giúp cho Vong Linh tu tập để làm nhẹ bớt đi những Nghiệp Lực đang đè nặng trên Thần Thức của Vong Linh, bên cạnh đó cũng phải giúp cho Vong Linh biết sửa đổi Tánh Tình của mình để cho tốt đẹp hơn, như vậy, khi Thần Thức tiến vào một Thân xác mới thì cái nền tảng của những Tánh Tốt đã có, Thân Xác sẽ khó vung tay để làm những chuyện sái quấy.

Nhờ ở việc khắc ghi vào Tâm Thức mà khi Thần Thức tiến vào một Thân Xác mới, những lúc Thân Xác đối diện với hoàn cảnh hay môi trường Sống có liên quan đến việc triển khai Tánh Xấu, Thân Xác sẽ cảm thấy chùng tay khi hành động. Thật sự ra Thân Xác sẽ không thể nào nhớ lại được nguyên văn của những lời giảng dạy của người Chủ Lễ trong kỳ Siêu Độ ở kiếp mới vừa qua, nhưng Thân Xác vẫn cảm nhận được rằng việc mình hành động theo Tánh Xấu là không đúng, không nên làm, vì vậy đưa đến việc chùng tay. Điều này giúp cho Thân Xác trở thành một con người có Lương Tâm hơn!

Tuy rằng những lời dạy dỗ, chỉ bảo của người Chủ Lễ về những Tánh Tốt và Tánh Xấu không còn được “mạnh mẽ,” một khi Thần Thức đã ở trong một Thân Xác mới rồi, nhưng, nó vẫn tạo nên một Nền Tảng vững chắc cho cái Lương Tâm, vì vậy công việc chỉ dạy đó vô cùng ích lợi và cần thiết.

Một người còn trên Dương Thế, hằng ngày tu tập, biết Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn phải kèm theo với sửa Tánh, như vậy mới có thể ngưng tạo Nghiệp Lực ở Hiện Kiếp hay là tạo rất...rất ít hoặc là những Nghiệp Lực nếu có, cũng sẽ không quá là nặng nề.

Đối với một Vong Linh, trong 49 ngày tu tập cũng vẫn phải biết Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật và đồng thời phải học những Tánh Tốt, xem như là chuẩn bị tất cả những Tánh Tốt để cho vào trong kho chứa là Tâm Thức. Tất cả những Tánh Xấu phải được người Chủ Lễ liệt kê, giải thích cặn kẽ, căn dặn Vong Linh khắc ghi vào Tâm Thức là phải bỏ, phải tiêu diệt nó, không được thụ đắc những Tánh Xấu như vậy nữa.

Tất cả những lời căn dặn, dạy dỗ đó được khắc ghi trong Tâm Thức và khi Thần Thức trở lại Kiếp Người, Tâm Thức sẽ liên kết với phần Ký Ức để giúp cho Thân Xác cảm nhận được những điều gì có liên quan đến Tánh Tốt thì nên làm, còn những điều gì có dính dáng đến Tánh Xấu thì phải tránh xa.

Cái hành trình của việc nhớ lại không giống như là một điều gì đó đã xảy ra trước mắt của mình mới ngày hôm qua, rồi ngày hôm nay mình ngồi nhớ lại từng chi tiết một, không phải như vậy. Cái việc nhớ lại này không được “mạnh mẽ” như vậy đâu!

Những lời chỉ dẫn được khắc ghi trong Tâm Thức và Tâm Thức sẽ chuyển nó vào trong phần Ký Ức, khi Thân Xác bắt đầu chạm vào cái Ký Ức đó thì tự nhiên sẽ cảm thấy mình rất là bồn chồn, có một cái gì đó thôi thúc khiến cho mình chùng tay và quyết định không nên làm, tức là Thân Xác đã chạm vào lời căn dặn rằng, Tánh Xấu đưa đến điều sái quấy, không nên làm!

Nếu một hành động nào phát sinh ra từ ở một Tánh Tốt, Thân Xác sẽ cảm thấy rất là hứng khởi để làm, và mong muốn được tiếp tục làm; nhiều khi Thân Xác cũng không thể nào giải thích được, tại sao tôi tự nguyện làm cái công việc đó? hoặc là tại sao tôi có một cử chỉ đẹp đến như thế? Hay là tại sao tôi không nên làm như vầy mà phải làm như thế này? Đó chẳng qua là vì chính cái Thần Thức của Thân Xác đã được căn dặn, chỉ dạy cặn kẽ trong thời gian 49 ngày tu tập.

Việc giảng giải hay chỉ dạy cho một Thần thức cũng có thể đồng hóa với việc dạy dỗ một đứa con, căn dặn đứa con đó những điều cần phải làm trước khi rời nhà đi học xa vậy đó. Người Mẹ hay người Cha tỉ tê căn dặn đứa con những điều gì nên làm và những điều gì không nên phạm phải, dù Mẹ Cha không kề cận bên con, con vẫn phải luôn luôn ghi nhớ lời Cha khuyên, lời Mẹ dặn.

Rồi thì có những lúc bạn bè rủ rê bỏ học đi chơi, đàn ca xướng hát, rượu chè, cờ bạc...chợt nhớ lại lời dặn dò của Mẹ Cha, lòng bỗng dưng xao xuyến, áy náy, xốn xang, cảm thấy ăn năn hối lỗi vì ham vui mà quên mất lời Mẹ Cha căn dặn; cũng có khi những lời khuyên bảo trước lúc rời nhà đã là cái “Thắng” khiến cho đứa con thẳng thừng từ chối lời rủ rê của chúng bạn.

Do đó, việc dạy dỗ, chỉ dẫn cho Vong Linh phân định được Tánh Tốt và Tánh Xấu, giúp cho Vong Linh khắc ghi điều đó vào trong Tâm Thức của Thần Thức của Vong Linh, chính là để ngăn ngừa Thần Thức sẽ gây tạo nhiều tai họa trong tương lai khi Thần Thức đã an trụ trong một Thân Xác mới.

Việc Thần Thức của Vong Linh rung động về Cõi Phật không phải là một việc thường xảy ra, Vong Linh cũng phải hội đủ tiêu chuẩn mới đi về Cực Lạc được. Muốn đi về Cõi Trời, Vong Linh cũng vẫn phải chăm chút cái Tánh của mình rất nhiều, nhất là những Tánh Tốt. Đa số Vong Linh đều trở lại cõi Ta Bà, cho nên cần phải (rất cần) được chỉ dạy thật là rõ ràng những Tánh Tốt và những Tánh Xấu.

Khi trở lại Cõi Ta Bà, Vong Linh vẫn phải theo Nghiệp Lực kế tiếp của mình mà đi, cho nên Vong Linh sẽ thác sanh ở bất cứ nơi đâu của Cõi Ta Bà, chớ không nhất thiết rằng sẽ trở lại cái nơi mà mình đã sống trong kiếp mới vừa qua. Cha Mẹ ở nơi đâu thì con sinh ra ở nơi đó, trong Quốc Gia đó, thuộc Chủng Tộc đó, với Phong Tục đó và Văn Hóa đó. Cõi Ta Bà tuy có nhiều Chủng Tộc khác nhau với hoàn cảnh địa lý, với phong tục tập quán và văn hóa khác nhau, nhưng, cái Nền Tảng Lương Tâm vẫn có và cũng vẫn không khác nhau về Tánh Tốt lẫn Tánh Xấu.

Do đó, việc Siêu Độ cho một Vong Linh bắt buộc phải chỉ dạy rất nhiều về việc Sửa Tánh để giúp cho Thần Thức của Vong Linh khi tiến vào một Thân Xác mới thì Thân Xác đó sẽ nhận được cái ảnh hưởng tốt đẹp từ ở những Tánh Tốt nơi Thần Thức, và có cơ hội trở thành một Con Người Tốt trong bất cứ môi trường nào, thuộc bất cứ Chủng Tộc nào.

Thần Thức đã không biết bao nhiêu lần “thay xiêm đổi áo”, do đó những Tánh Xấu cứ chất chồng. Không phải chỉ một Kiếp Vong Linh là có thể đổi thay tất cả, nhưng, một khi Thần Thức đã gặp Duyên May, được có người Siêu Độ cho mình “đến nơi đến chốn”, chỉ dẫn từng bước một để cho tu tập hầu làm nhẹ bớt gánh nặng Nghiệp Lực, đồng thời giúp cho Thần Thức chỉnh sửa lại Tâm-ý-Tánh của mình, nhất là những Tánh Xấu, xem như Thần Thức đã gột rửa được một lớp bợn cáu trong Tâm Thức của mình trước khi mặc vào chiếc áo Mới.

Rồi thì từng kiếp...từng kiếp trôi qua, Thần Thức cứ được giúp cho gột rửa, Tâm Thức càng “Sạch” càng “Sáng” thì Thân Xác càng Nhẹ, càng Tốt Đẹp.

Như đã nói ở trên, đó là một sự “Gạn Lọc”, tuy rất chậm nhưng bước đi rất vững. Từng Thế Hệ đi qua, Cõi Ta bà rồi sẽ có được nhiều Người Tốt trong tương lai, làm thay đổi bộ mặt, làm tăng thêm Sinh Khí cho Cõi Ta Bà.

Góp một bàn tay vào việc Siêu Độ đúng nghĩa, đúng cách cho Thân Nhân, cho Bạn Bè, cho những Người mình quen biết và ngay cả những Người không quen biết, là một việc làm thiết thực giúp cho thay đổi toàn bộ mặt của cõi Ta Bà một cách nhanh chóng hơn.

Khi Siêu Độ cũng phải nên nhớ rằng, Thần Thức của Vong Linh không nhạy bén nhiều như khi còn ở trong một Thân Xác. Khi còn ở trong một Thân Xác thì Thân Xác và Thần Thức nương vào nhau, còn khi đã trở thành Vong Linh rồi thì Thần Thức là Thần Thức, cho nên cần phải chỉ dạy chậm rãi và rõ ràng, lập đi lập lại rất là nhiều lần, để cho Thần Thức hiểu và rung động.

Có điều rằng, khi giảng cho một Thần Thức, Thần Thức sẽ lắng nghe và ít bướng bỉnh hơn, trong khi giảng cho một người còn sống, có đôi lúc gặp khó khăn hay áp lực từ ở một vài Tánh Xấu của người nghe.

Giữa Thân Xác và Thần Thức có một sự hỗ tương về cái Tánh, tất cả các Tánh vừa ở bên Thần Thức, mà cũng vừa ở bên Thân Xác, nhưng, các Tánh ở bên Thân Xác chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh nhiều hơn, các Tánh ở phía bên Thần Thức có vẻ yếu hơn.

Lấy thí dụ sau đây cho dễ hiểu: một người nhận thức được rằng, việc uống rượu say sưa là điều không nên làm (đây là cái Tánh thuộc bên Thần Thức). Người này nhân một dịp tình cờ theo bạn bè đến Bar rượu, tiếng nhạc, tiếng mời nhau nâng ly, tiếng cụng ly, tiếng cười đùa thoải mái, tiếng rượu nốc ừng ực khiến cho cuối cùng người này cũng phải nâng ly và say khướt. (Cũng là cái Tánh rượu chè say sưa nhưng thuộc bên Thân Xác).

Chính vì vậy mà khi còn tại Thế, phải luôn tôi luyện Tánh Tình của mình để cho nó được mạnh mẽ về phía bên Thần Thức. Trong suốt 49 ngày Siêu Độ, Người Chủ Lễ phải nên giúp cho Vong Linh phân định rõ ràng những Tánh Tốt và những Tánh Xấu để khắc ghi vào Tâm Thức của Thần Thức của Vong Linh, để khi Thần Thức trụ vào trong một Thân Xác mới, nó sẽ không có sự “lép vế”.

Đối với những cái Tánh có dính líu đến Thân Xác, chỉ cần Thân Xác “mạnh” một chút là đủ vượt tầm rồi, do đó mà càng phải giúp cho Thần Thức của Vong Linh tôi luyện những Tánh Tốt, để đến khi nó bước vào Thân Xác rồi thì những Tánh Tốt đó sẽ trội hơn những Tánh Xấu của Thần Thức đó đã từng có trong tiền kiếp, cũng như các Tánh Tốt đó đủ sức để trấn áp những cái Tánh của Thân Xác.

Có thể nói một cách thẳng thừng rằng, trạng thái Vong Linh là một trạng thái “Lý Tưởng” nhất để giảng dạy, chỉ dẫn bất cứ điều gì. Ở trạng thái này, Vong Linh thật sự rất là yếu đuối. Ngày xưa khi còn trên Dương Thế, rất khó mà khuyên bảo một người có quá nhiều Quyền Cao Chức Trọng, đối với một kẻ mạnh về Địa Vị, hay mạnh về Tiền Tài Sản Nghiệp, mạnh về Quyền Uy, thậm chí mạnh về Thể Lực, mạnh về Thế Dựa của một ai đó...là Ông này hay là Bà nọ...dù chỉ là một ý kiến nhỏ cũng khó mà được chấp nhận, nói chi đến việc khuyên lơn hay chỉ dẫn. Càng cao Danh Vọng, Tự Ái càng nhiều, nếu chỉ là một lời nói suông mà không đi kèm với Lợi và Lộc thì khó lọt vào tai!

Rồi thì cuộc đời cũng phải chấm dứt, Thân Xác cũng phải hoại; ngày cất tiếng chào Đời, đôi tay nhỏ bé hoàn toàn nắm chặt, ngày xa lìa Trần Thế, đôi tay buông thõng, bỏ lại sau lưng mình Tiền Tài, Danh Vọng, Sản Nghiệp, Quyền Thế, Hạnh phúc... gồm tất cả những gì mà mình đã đánh đổi bằng cái Tâm, cái Ý, cái Tánh của mình trong suốt quãng đường Đời.

Thân Vong Linh giờ đây không có gì để bảo bọc, chở che; thân yếu đuối, run rẩy, đầy sợ hãi, và nhất là càng hãi hùng hơn khi chờn vờn trước mặt mình cái cảnh Tam Đồ như đang sẵn sàng chờ đợi. Trong cái quá trình tạo Quyền Uy, tạo Tài Sản, tạo Công Danh Sự Nghiệp, tạo Hạnh Phúc Gia Đình, việc gây tạo nên Nghiệp Chướng hay Oan Trái là một điều rất dễ xảy ra. Vào phút cuối của Cuộc Đời, kết quả của việc mình làm hiển lộ ngay lúc hắt hơi, khiến cho Vong Linh chới với trước hình ảnh của Tam Đồ. Vong Linh rất cần một nơi nương tựa, rất cần một người nào đó để cho mình bấu víu mà tìm lại sự tự tin; vai trò của người Chủ Lễ trong lúc này thật là kịp lúc, kịp thời.

Vong Linh không còn gì trong tay nữa, Quyền Thế cũng không, Sức Mạnh cũng không, sự “hách dịch” cũng không, Tự Ái cũng không còn; hơn lúc nào hết, lời chỉ dạy thiệt hơn, đúng sai của người Chủ Lễ sẽ được Vong Linh lắng nghe, cảm nhận và rung động.

Vong Linh sẽ ghi nhớ và khắc ghi vào Tâm Thức những lời căn dặn, dạy bảo sửa đổi Tánh Tình của mình, ghi nhớ nhiều Tánh Tốt để kiếp Vị Lai sẽ sống biết Thương Yêu, biết Hòa Hợp, Chia Sẻ, Giúp Đỡ lẫn nhau, chớ không phải sống Ích Kỷ, Hẹp hòi, Ganh Tị, Chèn Ép nhau và Bất Cần như kiếp mới vừa qua.

Việc người Chủ Lễ “lợi dụng” sự yếu đuối của Vong Linh trong lúc Siêu Độ là một việc làm đúng nghĩa, vì nhờ đó mà Thần Thức của Vong Linh mới được chỉ dạy để hoán chuyển Tâm-Ý-Tánh, để biết tích tụ những Tánh Tốt, loại bỏ những Tánh Xấu, và khi Thần Thức bước vào một Thân Xác mới thì đã sẵn sàng để tạo dựng một Nền Tảng Lương Tâm vững chắc cho Thân Xác đó.

Một người khi còn Sống, sức mạnh của người đó nằm trong Thể Lực, trong Tiền Tài, Danh Vọng, Địa Vị. Khi đã trở thành một Vong Linh rồi, sức mạnh sẽ nằm ở Tâm Lực. Do đó, một Thần Thức “mạnh” là nhờ có cái Tâm Sáng Ngời, muốn có Tâm Lực thì phải trui rèn từ khi còn Thân Xác. Việc hành trì mỗi ngày Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật song song với việc can đảm loại bỏ những Tánh Xấu, những Thói Hư, đồng thời giùi mài, trau chuốt những Tánh Tốt sẽ giúp cho Tâm rực sáng Hào Quang. Khi Thân Xác đã chấm dứt sự sống rồi, với cái Hào Quang rực rỡ đó, Thần Thức ung dung tự tại bước ra khỏi Thân Xác và an trụ bất cứ nơi nào mà Thần Thức muốn.

Đối với một Vong Linh mà chỉ có thuần cái Sức Mạnh Thể Lực lúc còn sống, khi bước vào Cảnh Giới của Cõi Âm, sức mạnh đó sẽ không còn nữa, Vong Linh hoàn toàn tay trắng. Tâm Lực không có, Vong Linh trở nên yếu đuối, run rẩy, Tâm Thức không phát sáng, do đó mà Thần Thức của Vong Linh phải nương vào người Chủ Lễ rất nhiều để được chỉ dạy cách thức hoán chuyển cái Tâm, cái Ý và cái Tánh.

Người Đời thường hay nghĩ rằng, Vong Linh của Thân Nhân mình sẽ “đầu thai trở lại” sau 7 Thất Cầu Siêu. Điều đó không đúng như vậy! 49 ngày Đặc Ân là để tạo dịp cho Vong Linh tu tập, Vong Linh sẽ được người Chủ Lễ hướng dẫn để Sám Hối những Nghiệp Tội của mình trong kiếp mới vừa qua, được hướng dẫn để Trì Chú giúp cho tiêu trừ một phần nào những Nghiệp Lực của mình nhờ ở Công Năng của Câu Chú, và sau đó được hướng dẫn để Niệm Phật, nương vào Hào Quang của Phật mà Trí Huệ của Thần Thức được lóe sáng lên để dễ dàng thâm nhập Lời Pháp từ người Chủ Lễ.

Nhờ có liên tục tu tập như thế trong suốt 49 ngày, sức trì kéo của Nghiệp Lực sẽ từ từ giảm đi, Trí Huệ lóe sáng, Vong Linh sẽ nhẹ nhàng cất bước và định được hướng đi kế tiếp của mình với sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Nếu không được tu tập như thế, Vong Linh sẽ khó lòng siêu thoát được, mà số Vong Linh không siêu thoát từ trăm năm cho đến ngàn năm, không phải là con số nhỏ!

Cái gì khiến cho Vong Linh không siêu thoát đến cả ngàn năm? Xoay quanh chỉ có cái Tánh mà thôi! Khi còn tại Thế, cái Tánh đã làm cho Thân Xác đó rất là Uy Quyền, đó là một Con Người đầy Tự Ái, lắm Tiền Tài, giàu Danh Vọng, lúc nào cũng mang trên người một thanh gươm hay thanh đao, ai thuận với mình thì sống, ai nghịch với mình thì chết, do đó mà đã tạo biết bao nhiêu Oan Trái với cái Tánh của mình. Đa số đều là như vậy, kể cả những Vì Vua Chúa và Quần Thần của họ, luôn cả những người trong cung đình, cũng dựa thế nhà Vua để làm những điều sai trái. Tất cả đều từ ở cái Tánh mà ra. Vong Linh không được tu tập, không được giúp cho hoán chuyển, chỉnh sửa Tâm-Ý-Tánh của mình, vì vậy mà những tảng đá nặng Nghiệp Lực không thể nào được buông bỏ xuống, do đó khó lòng cất bước đôi chân để tìm chỗ thác sanh.

Cho nên, bắt buộc Vong Linh phải “khắc cốt ghi Tâm” cái Tánh, những cái Tánh nào đem lại tai hại cho mình khi còn sự sống, ngày giờ này đã nhận chân ra được việc đó rồi thì bắt buộc phải buông xuống.

Sau khi đã giúp cho Thần Thức của Vong Linh phân định và khắc cốt ghi Tâm những Tánh Tốt và Tánh Xấu, Người Chủ Lễ sẽ cùng với Vong Linh đọc lời Phát Nguyện sau đây:

Thần Thức của Vong Linh nguyện gặp được Thiện Tri Thức để giúp cho tu tập trong Kiếp tới, giúp cho Hạt Giống Bồ Đề trong Tâm Thức được sinh sôi nảy nở và phát triển. Thần Thức sẽ có được Trí Huệ phát sáng và có cơ hội Thăng Hoa.

Việc tu tập của Thần Thức trong 49 ngày là một cách thức để gieo trồng Hạt Giống Bồ Đề. Khi hạt giống đó đã được gieo rồi, Thần Thức bước sang Kiếp mới, nhờ Lời Nguyện của Thần Thức mà cái Hạt Giống Bồ Đề đó mới sinh sôi nảy nở.

Hạt Giống Bồ Đề đó được gieo ở đâu? Được gieo trong Tâm Thức và chính cái Tâm Thức sẽ tạo nên một sợi dây nối với Vị Thiện Tri Thức để giúp cho Thân Xác của Thần Thức đó biết tu tập; một khi Thân Xác đã biết tu tập rồi, khi đó cái Hạt Giống Bồ Đề mới đơm bông kết trái được.

Vì vậy mà Người Chủ Lễ nên giúp cho Thần Thức thốt ra Lời Phát Nguyện, để trong Kiếp Vị Lai, Thân Xác của Thần Thức có thể tu tập được vì cái Hạt Giống Bồ Đề đã được gieo rồi.

Ở Hiện Kiếp, Vong Linh hoặc là Cha, là Mẹ, hay là Ông Bà, là Thân Bằng Quyến Thuộc, hay là Anh Chị Em. Sau 49 ngày Đặc Ân, đây là lúc mà Vong Linh thật sự lìa khỏi vòng tay của bao nhiêu người Thân Yêu, Vong Linh trở nên bơ vơ! Siêu Độ cho Vong Linh đúng cách, giúp cho Vong Linh trút bỏ được gánh nặng Nghiệp Lực để nhẹ nhàng cất bước, giúp cho Vong Linh chỉnh sửa Tâm-Ý-Tánh, giúp cho Vong Linh khắc cốt ghi Tâm những Tánh Tốt cũng như từ bỏ những Tánh Xấu, giúp cho Vong Linh tìm được một hướng Thác Sanh đúng ý, giúp cho Vong Linh chuẩn bị một Kiếp Người Mới tốt đẹp hơn, nhiều ý nghĩa hơn... tất cả những việc làm này là MÓN QUÀ CUỐI CÙNG vừa quý giá, vừa tràn đầy ý nghĩa, thấm đượm một Tình Thương Yêu sâu sắc mà Thân Nhân đã trân trọng trao tặng cho Vong Linh để điểm tô cho chiếc Áo Mới của Vong Linh. Dù đi về đâu qua các nẻo đường: Cực Lạc hay Cõi Trời hay Cõi Ta Bà, Vong Linh vẫn luôn luôn mang theo món quà này để làm hành trang ở cạnh bên mình.

 

BỔ TÚC QUYỂN SIÊU ĐỘ

Để giúp cho công việc của Người Chủ Lễ đạt được kết quả tốt đẹp, sau đây là Bảng Liệt Kê những Tánh Xấu kèm theo những Hậu Quả. Nơi đây bao gồm những Tánh Xấu mà đa số Chúng Sanh thường mắc phải. Ngoài việc giảng Pháp về những Đề Tài: Nhân Quả, Nghiệp Lực, Buông Xả, Vô Thường, Lục Dục Thất Tình, Khổ Nạn của Chúng Sanh, Tâm Bình, Địa Ngục của mỗi Chúng Sanh, Mục Đích của việc Tu Tập, Đới Nghiệp Vãng Sanh...Người Chủ Lễ phải chú tâm rất nhiều đến những Tánh Xấu, phải chỉ dạy cho Vong Linh biết phân định những Tánh Xấu để buông bỏ xuống, cũng như khắc ghi vào Tâm Thức những Tánh Xấu bắt buộc phải loại trừ.

Nếu người Chủ Lễ biết rõ về Vong Linh đó thì nên phân tích những cái Tánh đặc biệt của riêng Vong Linh đó. Nếu không biết nhiều về Vong Linh thì nên đề cập đến những cái Tánh chung mà đa số Chúng Sanh thường phạm phải, phần nhiều cũng từ Tham, Sân, Si mà ra.

Người Chủ Lễ nên viết ra sẵn trên giấy, bảng liệt kê những Tánh Xấu để việc giảng dạy được nhanh chóng hơn và trơn tru, không vấp váp.

Mỗi ngày, người Chủ Lễ sẽ giảng cho Vong Linh nghe 2 hoặc 3 Tánh Xấu (cũng có thể đọc chậm rãi để cho Vong Linh dễ dàng tiếp nhận, hoặc vừa đọc vừa giảng). Sau khi xong thì :

  1. đọc Lời Nhắc Nhở Vong Linh về Tánh Xấu (ở cuối phần Bổ Túc)
  2. sau đó giảng tiếp những Tánh Tốt
  3. cuối cùng thì giúp cho Vong Linh đọc Lời Phát Nguyện
  4. 19 cái Tánh Xấu và 21 cái Tánh Tốt sẽ được chia ra để giảng dạy trong 01 Tuần Thất
  5. xong 01 Tuần Thất rồi thì trở lại với những Tánh Xấu và Tánh Tốt lúc đầu, cứ như thế mà lập đi lập lại trong suốt 49 ngày để cho Vong Linh thâm nhập và ghi nhớ.

 

NHỮNG TÁNH XẤU

1/ Tánh Tham: Tánh Tham do từ ở cái gì? Do từ ở cái MUỐN, muốn quá nhiều, muốn Ăn, muốn Uống, muốn Đồ Vật, muốn Người, muốn Hạnh Phúc, muốn Sự Nghiệp, muốn Công Danh...Tất cả những cái Muốn đó nếu không được đánh đổi bằng cái Công Sức tương đương của chính người đó thì nó sẽ thôi thúc để hiện thực hóa cái Muốn bằng những hành động trái đạo.

Một đồ vật của Người khiến cho mình cứ mãi trầm trồ, mơ tưởng và ao ước, đến một lúc nào đó, cái Muốn đã thực sự dâng cao và khó kềm lòng thì việc Gian Dối hay Lường Gạt, thậm chí Cướp Giựt để có thể sở hữu được đồ vật đó sẽ được thực hiện một cách không đắn đo.

Người ta có tài sản mà mình thì trắng tay, Tâm đã mống lên sự chiếm đoạt, Ý tức khắc lóe lên những toan tính để thảo kế hoạch hành động nhằm chiếm hữu tài sản mà mình mong muốn.

Những hành động gian manh, xảo trá, lọc lừa, dối gian, thậm chí hại chết mạng người để giành giựt người đàn ông hay người đàn bà mà mình mong muốn được sống chung, cũng là một cách triển khai cái Muốn của một người trước Hạnh Phúc của kẻ khác.

Trên con đường tiến đến mức Vinh Quang của Công Danh Sự Nghiệp, Người Đời đã không ngại Chơi Xấu nhau, Chèn Ép nhau, Lọc Lừa nhau, Vu Khống cho nhau, Hãm Hại nhau, tất cả cũng chỉ là đạt cho được cái Địa Vị mà mình mong Muốn.

Tham Ăn, ăn nhiều quá sẽ bị thiệt thân, đem đến Bệnh Hoạn.

Tham Uống, uống nhiều Rượu quá sẽ say sưa làm mất đi tư cách con người. Rượu vào thì lời ra, khiến cho có gây gổ, chưởi mắng nhau, đập lộn nhau, đôi khi đưa đến chuyện đáng tiếc, gây nên thương tích hay làm thiệt mạng người. Người say sưa không làm chủ được giác quan của mình, đánh mất sự thăng bằng của Trí Tuệ cho nên không điều khiển được mọi hành động của mình, rất dễ dàng gây ra tai nạn chết người nếu lái xe trong lúc quá say sưa. Rượu còn làm cho con người đánh mất Lương Tri, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cái Muốn của mình trong cơn say sưa, đến khi tỉnh rượu thì sự thể đã muộn màng rồi.

Người Tham Tiền thì không từ nan để làm bất cứ điều gì miễn là tạo ra Tiền, có được Tiền. Do đó họ rất dễ dàng bán đứng kẻ khác, luôn cả việc bán Quốc Gia, Dân Tộc, Xứ Sở của mình, họ cũng chẳng khước từ.

 

2/ Tánh Sân: Tự Ái của một người chính là đầu mối của Lòng Sân Hận. Tự Ái càng lên cao, Tâm sẽ càng vọng động, Ý xấu sẽ khởi sinh, Tánh Xấu sẽ được dịp bùng lên, và đương nhiên là Nghiệp Lực được tạo thành.

Ngọn lửa Sân tai hại vô cùng, nó thiêu đốt không biết bao nhiêu Chúng Sanh từ vô thỉ kiếp, cứ mãi trôi lăn, không chấm dứt được.

Biết bao nhiêu chuyện đáng tiếc xảy ra cũng chỉ vì quá Sân Hận; cơn Giận bốc lên, khó lòng kềm chế, rất dễ dàng gây nên thương tích cho kẻ khác hay xúc phạm đến Danh Dự của ai đó. Đương nhiên là tự tay mình đã đóng Vòng Nghiệp lực, nhưng đối với Công Lý của Người Đời thì mình khó lòng tránh khỏi Hình Phạt.

Giữa mọi người trong Gia Đình, trong Bà Con Thân Tộc, nếu không kiểm soát cái Sân của mình qua cái KHẨU, sẽ không tránh khỏi sự cãi vã, đôi khi đưa đến việc chưởi bới nhau, nhục mạ nhau, gây nên cảnh “Cốt Nhục Tương Tàn”.

Ngọn lửa Sân còn tác hại, làm tiêu đi Trật Tự Xã Hội do hành động của những kẻ vì quá Sân cho nên thiếu suy nghĩ, làm chuyện điên rồ.

Nếu ngọn lửa Sân xuất phát từ một kẻ có Uy Quyền, nhiều Tham Vọng và Hiếu Chiến, thì việc tiêu hủy một Quốc Gia hay tàn hại một Chủng Tộc là điều vẫn rất có thể xảy ra.

 

3/ Si : SI luôn luôn đi kèm với MÊ. Vì Mê cho nên mù quáng, vì Mê cho nên không còn nhìn thấy, không còn phân biệt được Phải Trái, không còn nghe được những gì trung thực, cho nên hoàn toàn mù mịt, tối tăm, để rồi rơi vào hố sâu vực thẳm.

Kẻ Mê Tiền thì sẽ rơi vào hố sâu vực thẳm của Đồng Tiền.

Kẻ Mê Sắc Dục sẽ rơi vào hố sâu vực thẳm của Sắc Dục.

Kẻ Mê Quyền Tước sẽ rơi vào hố sâu vực thẳm của Quyền Tước.

Trên Cõi Đời này, có bao nhiêu cái MÊ là sẽ có bao nhiêu loại SI. Càng Mê nhiều thì càng Si nhiều, càng Đắm nhiều, càng đánh mất Lương Tri, mặc tình cho Nghiệp lực dấy lên.

Một khi đã Mê rồi thì lửa Sân, lửa Hận tha hồ bốc lên, không còn phân biệt đúng sai, phải trái nữa.

Đã Mê Cờ Bạc rồi thì không còn thấy gì nữa cả ngoài các CON BÀI. Vợ Con cũng không còn, Sản Nghiệp cũng tiêu tan để thỏa niềm Đam Mê của kẻ mê Bài Bạc. Bất cứ lời can ngăn, cản trở nào cũng sẽ khơi dậy lửa Sân Hận trong lòng của kẻ đang Mê, gây nên sự phiền lụy, đớn đau cho người thực tâm khuyên bảo.

Một khi đã Mê cái gì rồi thì bỗng nhiên người đó trở thành Nô Lệ của cái vật mà người đó đang Mê, họ sẽ không thể nào sống được nếu thiếu cái vật đó. Lỡ nghiện Thuốc Phiện rồi thì không có “NÓ”, người nghiện sẽ không sống được, và họ sẵn sàng hy sinh tánh mạng để đổi lấy một vài “Ngao” thuốc phiện.

Điều này nói lên rất rõ ràng là, từ cái Mê đã thúc đẩy để phát sinh ra cái SI. Chính cái Mê mới phá nát Tâm Thức của một người, khiến cho Căn Thức không còn hoạt động nữa, vì vậy mà người đắm chìm trong cái Mê sẽ không phân biệt được Chánh, Tà, Phải, Trái, Đúng, Sai, và rất dễ dàng tiến vào Cảnh Giới Súc Sanh sau khi bỏ báu thân.

Sau đây là 5 Tánh Xấu căn bản mà Chúng Sanh ở trong bất cứ xã hội nào, thuộc bất kỳ một Quốc Gia nào cũng đều phải đối diện với chúng:

 

4/ Tánh Hiếu Sát: Mạng Người rất là quý, phải hội đủ những Nhân Duyên mới sinh ra được Kiếp Người. Con Người có cái vui chơi của cuộc sống Con Người, Sinh Vật vẫn ham muốn một sự Sống và nó cũng có cái vui chơi của cuộc sống Con Vật. Con Người vẫn luôn tìm đủ mọi cách để bảo vệ sanh mạng của mình, loài vật cũng thế, tuy rằng không có Tri Giác, Con Vật vẫn là loài ham sống sợ chết.

Nếu Chúng Sanh xem thường sanh mạng của nhau, Chúng Sanh tức khắc bị chi phối bởi Luật Nhân Quả. Trong mỗi con vật đều dung chứa Thần Thức bị đọa; giết hại một sinh vật tức là tạo Nghiệp Chướng với Thần Thức ở trong sinh vật đó, mà đã là tạo Nghiệp thì phải trả Nghiệp, tức là phải đón nhận Quả Trái của cái Nhân Sát Sanh đã gieo trồng từ trước. Chắc chắn rằng Quả Trái nhận được đó sẽ không ngon, không ngọt, mà đó là Quả đắng, Quả chua, Quả dị dạng.

Kẻ nhúng tay vào việc sát sanh cả Người lẫn Vật sẽ khó tránh khỏi những cảnh huống đau thương đến với mình, mà điển hình nhất chính là những bệnh nan y khó tìm Thầy, tìm Thuốc.

 

5/ Tánh Trộm Cắp: Trộm cắp là hành vi triển khai cái Tánh Tham Lam của một người. Đối với họ, cái gì họ cũng muốn, cái gì họ cũng thích chiếm đoạt sở hữu. Họ hành động không cần suy nghĩ, không cần đắn đo và cũng không từ nan bất cứ thủ đoạn nào để cướp giựt, để trộm cắp, luôn cả việc sát hại lẫn nhau chỉ để tranh giành một món đồ.

Do đó mà Tánh Sát Sanh và Tánh Trộm Cắp dính chặt vào nhau, cùng tạo nên vô số Nghiệp Chướng.

 

6/ Tánh Nói Dối: Nói dối là hành động man trá, thiếu chân thật, luôn che đậy và dấu diếm sự thật. Đã mang cái Tánh Sát Sanh, lại thêm cái Tánh Trộm Cắp, do đó bắt buộc phải Dối Trá để qua mặt lẫn nhau, hay qua mặt người chung quanh.

Trong khi Tánh Sát Sanh và Tánh Trộm Cắp có tính cách hiển lộ thì Tánh Nói Dối lại ẩn tàng bên trong. Sự dối trá được sắp xếp có lớp lang, mạch lạc để làm mờ mắt người chung quanh, để gieo vào đầu óc mọi người rằng, mình là người chân thật, ăn ngay nói thẳng khiến cho không có sự đề phòng, giúp cho kẻ dối trá được dễ dàng thao túng và sắp xếp kế hoạch để hại Người, để lừa đảo Người. Tánh Nói Dối rất là tai hại vì kẻ nói dối lợi dụng sự dễ tin của người khác để làm muôn điều xằng bậy, cướp giựt tiền tài, sản nghiệp và luôn cả hạnh phúc, thanh danh của Người đã quá tin tưởng vào miệng lưỡi của Kẻ Nói Dối.

 

7/ Tánh Uống Rượu: Đây là một hình thái của cái Tánh Tham, Tham Uống!

Khi đã say sưa rồi thì không còn điều khiển được Tâm Trí của mình nữa, không kiểm soát được lời nói cũng như hành động của mình, vì vậy mà thả lỏng những Thói Tật Xấu Xa của mình. Rượu vào thì khiến người ta dễ dàng đánh mất Lương Tri, triệt hạ tư cách của mình, khó lòng kềm hãm, đắn đo trong cử chỉ, trong hành động và tỏ lộ sự sỗ sàng trong lời nói.

Có cái gì mà không dám làm khi “hơi men” đã bốc lên? Do đó có biết bao nhiêu chuyện sai trái kể cả việc Sát Sanh, hại Người, hại Vật đã xảy ra trong cơn say sưa của một người.

 

8/ Tánh Tà Dâm: Tà Dâm là một Tánh Xấu bắt nguồn từ Tánh Tham và từ ở sự Si Mê của một người. Tà Dâm dính chặt với việc uống rượu. Rượu vào sẽ khích động cái tính chất “thật” của bản năng của một người. Khi đó, tất cả những gì Không Tốt Đẹp của Bản Năng sẽ được phơi bày.

Mang cái Tánh Tà Dâm trong người, đầu óc lúc nào cũng đầy hình ảnh gợi lên sự Dâm Dục. Nói về phương diện Thể Xác, chắc chắn rằng cái Thân Thể đó không cường tráng nổi vì sớm muộn gì cũng sẽ mang nhiều chứng bệnh do ở sự Dâm Dục đưa đến.

Tinh Thần thì đương nhiên bại hoại vì Tâm và Ý lúc nào cũng vọng động vì những hình ảnh của sự Dâm Dục.

Nếu mức độ Tà Dâm lên khá cao thì có thể gây ra việc Sát Hại hay đưa đến những hành động Hiếp Dâm, Cưỡng Bức hoặc là Ấu Dâm kẻ khác.

 

9/ Tánh Thị Phi: Người có Tánh thích Thị Phi lúc nào cũng hăm hở muốn biết chuyện nhà Người, càng nhiều càng tốt; thích bàn luận bất kỳ chuyện gì có liên quan đến người khác; thích phê phán, vạch vòi để mọi người cùng rõ, cùng thấy những cái Xấu, cái Dở, cái Sai, cái không Hay của kẻ khác; thích dẫn dắt câu chuyện tiến lần đến việc Khen Chê, Gièm Siểm vô căn cứ về việc làm hay hành động, lời nói, luôn cả tư cách, đời sống riêng tư của người bị phẩm bình.

Người có Tánh thích Thị Phi, trong lời nói, luôn luôn hàm chứa một Thâm Ý là cố tình hạ nhục kẻ mà mình nói đến.

Trong đời sống hằng ngày, khi giao tế, Tánh Thị Phi làm cản trở rất nhiều việc gìn giữ lâu dài mối Giao Hảo, hay một Thân Tình Bằng Hữu với người chung quanh.

Tánh Thị Phi là một Tánh Xấu vô cùng cực, có thể mang đến một kết quả rất là tai hại do ở việc nghe đầu này nói lại đầu kia nhưng không Trung Thực, nhiều Thêm Thắt, khiến cho có sự hiểu lầm đưa đến cãi vã, xô xát nhau, đôi khi gây nên thương tích trầm trọng.

Tánh Thị Phi chẳng những gây tạo nhiều Nghiệp Chướng mà còn làm tăng thêm Phiền Não, đánh mất Tình Thân Ái và rước Họa vào thân.

 

10/ Tánh Ganh Tị: Đây là một Tánh Xấu có liên quan rất nhiều đến Tự Ái. Vì sự thua kém kẻ khác về phương diện: sắc đẹp, tài năng, gia cảnh, tiền tài, danh vọng, quyền thế, sự nghiệp, công danh, địa vị, học vấn, hạnh phúc...mà đâm ra tức tối, giận dữ, nảy sinh ghen ghét. Từ Ganh Tị đưa đến việc hãm hại, thanh toán đối phương, diễn biến rất nhanh. Vì có liên quan đến Tự Ái, cho nên người có Tánh Ganh Tị dễ bị du vào sự Sân Hận và đôi khi “ vung tay” quá mạnh khiến cho gây tạo nên Nghiệp Lực rất nặng nề.

 

11/ Tánh Ích Kỷ, Hẹp Hòi: Người Ích Kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình, còn người khác như thế nào thì mặc kệ. Phương châm hành động ở Đời của họ là: “Sống Chết Mặc Ai”. Họ không tha thiết đến Tình Tương Trợ và rất hững hờ với 2 chữ Từ Bi. Rất khó mà kêu gọi họ “Góp Một Bàn Tay”. Người Ích Kỷ, Hẹp Hòi sẽ không thể nào có được một Nhân Sinh Quan cởi mở, một tầm nhìn sâu rộng về tương lai, họ sống thiếu sự cảm thông, họ có lối suy nghĩ rất là hạn hẹp, do đó khó lòng tìm được sự Hòa Hợp với người chung quanh.

 

12/ Tánh Thích Chưởi Bới: Người Thích Chưởi Bới không kiểm soát được cái Tâm, cái Ý của mình, do đó mà những vọng động trong Tâm Ý thoát ra ngoài từ cái MIỆNG. Những vọng động đó bao gồm cái gì? Chính là những điều nghĩ quấy về người khác, những tư tưởng không tốt đẹp gán ghép cho ai đó, những toan tính áp đặt trên một người nào. Nói tóm lại, toàn là những điều xấu xa, quấy trá thốt ra từ ở Miệng và đồng thời tạo nên vô số là KHẨU NGHIỆP.

 

13/ Tánh Phung Phí: Người có Tánh Phung Phí khác với người có Tánh Rộng Rãi. Người có Tánh Rộng Rãi lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng tấm lòng vì người khác, không quá hẹp hòi khi “cho ra” và đãi ngộ tương xứng với công sức của kẻ khác làm cho mình. Người có Tánh Rộng rãi vẫn cân nhắc những việc mình làm, vẫn thẩm định đúng hay sai, nên hay không nên trên từng sự giúp đỡ của mình, họ không hay “kì kèo” thêm bớt, nhưng hiểu rất rõ mục đích của từng việc mua sắm, của từng chi tiêu của mình.

Người có tánh Phung Phí, trong bất cứ một công việc gì, cũng đều chứng tỏ sự hoang phí, họ không biết thế nào là tiết kiệm, họ làm theo Bản Năng nhiều hơn là Tri Thức. Cứ thích là làm, cứ muốn là mua, cứ vui là nhập cuộc, không cần biết kết quả ra sao. Họ chi xài không đắn đo và tiêu pha nhiều trong những việc vô ích. Họ có thể mua rất nhiều thứ do sở thích, nhưng sử dụng không bao nhiêu hoặc có khi chẳng bao giờ “đụng” tới.

Người có Tánh Phung Phí sống với cái Tự Ái của mình nhiều hơn. Một lời nói khích, một hành động “chơi trội” của kẻ khác, sự cao ngạo sẵn có, đủ để giúp cho người có Tánh Phung Phí sẵn sàng triển khai cái Tánh Xấu của mình.

Do ở việc không biết tiết kiệm, hành động theo Thị Hiếu, thiếu sự cân nhắc, đắn đo, lợi hại, thiếu sự để Tâm, người có Tánh Phung Phí khó lòng gìn giữ Sản Nghiệp của Cha Ông, và việc trở thành kẻ trắng tay là một điều tất yếu, không ngạc nhiên.

Một người Chồng hay người Cha, hoặc một người Mẹ hay người Vợ có Tánh Phung Phí thì gia đình khó lòng đứng vững, không sớm thì muộn cũng lâm vào cảnh túng cùng, thiếu hụt, khiến cho tương lai của con cái đâm ra mờ mịt, hạnh phúc gia đình bị lung lay.

 

14/ Tánh Lười Biếng, Ù Lì: Người Lười Biếng rất sợ công việc làm, họ tìm đủ mọi cách để thối thác công việc, để chối từ những lời đề nghị khiến cho họ phải nhọc sức, tốn công. Việc chẳng đặng đừng vì vấn đề mưu sinh nuôi sống bản thân hay gia đình của họ, họ đành phải ngày ngày đi tới sở làm, nhưng sau công việc đó rồi thì khó lòng để họ cất nhắc làm thêm bất cứ việc gì nữa.

Trong Gia Đình, người Chồng, người Cha mang Tánh Lười Biếng, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc nhẹ đến việc nặng đều “đùng” cho Vợ Con, nếu con còn thơ dại thì người Vợ lãnh hết công việc trong nhà, chắc chắn rằng Hạnh Phúc Gia Đình khó lòng vững chãi. Một kẻ chỉ thích lánh nặng tìm nhẹ, dù sống chung với bất cứ ai cũng đều mang đến sự bực mình cho người sống cùng mái nhà. Lâu ngày Sân Hận dâng cao, “Chiến Tranh” bùng nổ phá tan Hòa Khí trong nhà. Dù quyền lợi còn hay mất, Tình Thân Ái cũng vẫn bị sứt mẻ rất nhiều.

Tánh Lười Biếng cũng đem đến hậu quả khó lường khi gặp phải trường hợp cứu Người, nếu người cứu không nhanh nhẹn, chậm chạp, ứng phó thiếu kịp thời thì tánh mạng của người gặp nạn sẽ trở nên nguy kịch.

Người Ù Lì hành xử như một người trơ trơ, bất động, không kể gì đến mọi vật chung quanh mình, họ hành động theo kiểu “Há Miệng Chờ Sung”, ai cho thì nhận, ai đưa thì lấy, không có ý kiến, cũng chẳng có sự nghĩ suy. Đây thuộc hoàn toàn về Tánh Tình của họ chớ không phải thuộc một căn bệnh nào khác.

Người Ù Lì vẫn nhận ra rằng mình có Tánh Ù Lì, nhưng họ không quan tâm, vì dù sao đi nữa cái Tánh Chất Lười Biếng vẫn có trong người của họ.

 

15/ Tánh Thiếu Thận Trọng và Tắc Trách: Phàm làm việc gì cũng đòi hỏi sự Thận Trọng dù việc lớn hay việc nhỏ. Công việc càng tỉ mỉ chừng nào càng đòi hỏi sự Thận Trọng nhiều chừng nấy. Thận Trọng và Tắc Trách là 2 cái Tánh đối nghịch nhau.

Người làm việc Tắc Trách không để sự cẩn thận vào trong công việc của mình làm, chỉ cốt làm cho lấy có, lấy lệ, làm cho mau xong công việc rồi thôi. Người Đời thường hay có câu: “Chấm công ăn tiền” để chỉ những kẻ làm việc Tắc Trách.

Người làm việc vừa thiếu Thận Trọng lại vừa Tắc Trách, bảo sao kết quả không được Như ý? Thử lấy thí dụ :

  • Người học trò làm bài luận ra trường, trong đó ý tứ thiếu trước hụt sau, Nội Dung không phong phú, Hình Thức thì đầy lỗi Chánh tả, Văn Phạm, Cú Pháp không chuẩn, kết quả là Người học trò đó không đủ tiêu chuẩn để tốt nghiệp.
  • Vị Bác Sĩ đang giải phẫu cho Bệnh Nhân. Từng mũi dao rạch trên da thịt của bệnh nhân, chỉ cần một chút lơ là, thiếu Thận Trọng, mũi dao sẽ lệch đi nơi khác, có thể xâm phạm đến nội tạng kế bên, khiến cho cuộc giải phẫu càng thêm rắc rối.
  • Một người Mẹ chăm sóc cho đứa con vừa mới chào đời, vừa cho con bú (bằng bình sữa), vừa dán mắt vào màn ảnh truyền hình; khi chợt nhìn xuống thì sữa đã đổ đầy trên mặt đứa bé. Đây là một hành động vừa thiếu Thận Trọng, vừa vô cùng Tắc Trách. May mắn thay là chưa có việc đáng tiếc xảy ra cho đứa bé, nếu không thì người Mẹ sẽ khóc hận suốt cả đời vì việc làm thiếu Thận Trọng và Tắc Trách của mình.

 

16/ Tánh Tự Cao Tự Đại: Đây là một Tánh Xấu thường thấy ở những người Cao Sang Quyền Quý, những người có Học Vị cao, những người có Chức Tước Địa Vị.

Cái Tánh Xấu này khởi từ ở Tự Ái mà ra. Tự Ái càng cao càng thấy chung quanh mình không có ai xứng đáng để so sánh với mình. Tánh Xấu này có khi phát lộ ra ngoài khiến cho ai nhìn vào cũng đều thấy cả. Đôi khi ẩn tàng bên trong, phải gần gũi, giao tế mới phát hiện được.

Nói chung, người mang Tánh Xấu này không gây được cảm tình của những người chung quanh. Họ chỉ có thể giao thiệp với những người “đồng hạng” với họ mà thôi, vì người tự cao thì ít khi làm bạn với kẻ KÉM hơn mình.

Do cái Tánh Tự Cao Tự Đại này mà đôi lúc người mang Tánh Xấu đó lại trở thành mục tiêu cho nhiều người đàm tiếu, chê bai qua những hành động có tính cách tự cao tự đại của người này.

 

17/ Tánh Hách Dịch: Đây cũng là một Tánh Xấu thường thấy ở những người Cao Sang, Quyền Quý, Giàu Tiền Lắm Bạc, Chức Trọng Quyền Cao. Tánh Xấu này thường đi đôi với Tánh Tự Cao Tự Đại kèm với cái Tự Ái cao vòi vọi.

Người có Tánh Hách Dịch thường khó gây thiện cảm với kẻ khác. Người ta đến với người này để nhờ vả nhiều hơn là để thân thiện. Tùy vào cường độ Hách Dịch cao hay thấp, ra Oai nhiều hay ít mà số người ghét lên cao hay xuống thấp. Người không có thiện cảm với mình càng nhiều thì Nghiệp Chướng càng dễ phát sinh.

 

18/ Tánh Thiếu Thành Thật: Trong phép giao tế, Người Thiếu Thành Thật đối xử với người chung quanh bằng Sự Dối Trá. Điều này sẽ khiến cho mọi người mất niềm tin vào người đó và tìm cách tránh xa.

Từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, tiếng nói của người Thiếu Thành Thật ít được ai lắng nghe, và việc làm của họ luôn luôn đem lại một sự nghi ngờ về thành quả. Do ở sự Thiếu Thành Thật mà họ dễ dàng tạo Nghiệp Chướng qua sự Dối Trá.

Trên thương trường, Tánh Thiếu Thành Thật không thể nào làm căn bản vững chắc cho sự trao đổi làm ăn mua bán, một khi đã Thiếu Thành Thật thì việc Lường Gạt cũng sẽ rất dễ xảy ra.

 

19/ Tánh Thủ Đoạn: Người có Tánh Thủ Đoạn khi giao thiệp với mọi người thường hay sử dụng những Mánh Khóe, những Ngón Nghề đặc biệt của mình. Họ tính toán rất kỹ những “Chiêu Thức” tiến, thoái, quyết đem về Thắng Lợi chớ không phải Thất Bại, do đó họ không ngần ngại khi phải Gian Dối hay thậm chí dùng đến Mưu Mô.

Thủ Đoạn luôn đi kèm với Xảo Quyệt, đó là một cặp đôi rất tương xứng. Đã có Mánh Khóe thì phải biết Gian Ngoan, tức là biết Gian Dối, biết Khôn Ngoan để luồn lách, để che đậy, để qua mặt.

Thủ Đoạn và Xảo Quyệt là 2 cái Tánh Xấu đáng sợ trong bất kỳ trường hợp nào dù Tốt hay Xấu. Trong giao tế hằng ngày, việc dùng Thủ Đoạn hay những trò Xảo Quyệt để đối xử với nhau đều không mang đến kết quả tốt đẹp vì nó không phù hợp với yếu tố Nhân Bản, theo đó thì tất cả mối tương quan giữa Người và Người phải đặt trên nền tảng căn bản là Sự Chân Thật.

 

Người Chủ Lễ nhắc nhở Vong Linh:

Đây là những Tánh Xấu mà Chúng Sanh thường hay mắc phải dù là thuộc Chủng Tộc nào. Những Tánh này chưa phải là những Tánh cực kỳ Xấu, nhưng vẫn đủ sức khiến cho mình tạo Nghiệp dễ dàng vì nó có dính líu đến Tham- Sân- Si, dễ khiến cho Tâm - Ý mình đổi thay, vọng động, do đó mà Nghiệp Chướng phát sinh. Tránh được bao nhiêu Tánh Xấu này cũng đủ giúp cho Tâm mình An Bình, cuộc sống mình thư thả, ít lụy phiền, tạo được Hòa Khí với người chung quanh, ở kiếp Vị Lai.

 

NHỮNG TÁNH TỐT

Sau đây là những Tánh Tốt, người Chủ Lễ giúp cho Vong Linh khắc ghi vào Tâm Thức, làm cho cái Nền Tảng Lương Tâm được vững chắc hơn trong Kiếp Vị Lai.

Những Tánh Tốt cũng vẫn phải được lập đi lập lại rất nhiều lần mỗi ngày để cho Vong Linh thâm nhập.

1/ Lắng Nghe: Cần phải biết Lắng Nghe để:

  • Hiểu rõ người đang nói chuyện với mình muốn nói cái gì?
  • Không hiểu sai ý người ta muốn nói
  • Để cảm thông với hoàn cảnh mà người ta trình bày, xem coi mình có thể giúp được người ta điều chi hay không?

 

2/ Biết Chia Sẻ:

  • Miếng ăn hay những gì mình có
  • Nỗi đau buồn, điều phiền muộn
  • Khuyên lơn, An ủi để cho Người lấy lại Niềm Tin và Nghị Lực

 

3/ Biết Tương Trợ:

  • Giúp đỡ người nghèo khó, người gặp cảnh khốn cùng, người sa cơ lỡ bước, không nơi nương tựa
  • Đùm bọc, chở che, bênh vực người cô thế

 

4/ Có Lòng Thương Người, thương Loài Vật: NGƯỜI cùng LOÀI VẬT sống chung nhau trên Cõi Ta Bà, cùng thở chung một Bầu Không Khí, cùng uống chung một Nguồn Nước, cùng ham muốn Sự Sống, do đó Người không thể nào GHÉT Loài Vật được. Như thế thì Người lại càng phải biết THƯƠNG Người vì đó là Đồng Loại với mình.

 

5/ Biết Tha Thứ Lỗi Lầm của Người : Trên Đời không có ai là hoàn hảo, nếu vì vô tình mà Người gây ra Lầm Lỗi với mình thì cũng nên tha thứ, đừng cố chấp, ôm Sân Hận trong lòng rồi tìm cách trả thù, vừa tạo nên rối rắm, mà cũng có thể đưa đến việc đáng tiếc, gây tạo nên Nghiệp Chướng.

Nếu đó là do sự cố ý gây Lỗi của Người thì mình cũng vẫn nên tha thứ. Luật Nhân Quả không chừa một ai cả, và thích ứng cho mọi Sự Vật, mọi Sự Việc. Vô ý tạo Lỗi Lầm mà cũng vẫn nhận Quả Trái không Lành, huống hồ gì đó là một Hành Động cố ý, được triển khai với cái Tâm Xấu ác thì Nghiệp Chướng vẫn xảy ra. Việc Mình tha thứ cho người, đó là Mình hành được Hỷ Xả, Tâm Mình sẽ An Bình, Cuộc Sống Mình sẽ phẳng lặng, thảnh thơi, để chi trong Lòng những phiền toái, âu lo, tất cả cũng chỉ vì 2 chữ TỰ ÁI. Buông bỏ Tự Ái xuống, tất cả sẽ trở về với một chữ HÒA.

 

6/ Biết Nhận Lỗi và Nói Lời Xin Lỗi : khi đã làm lỗi rồi thì phải biết chân thành nhận lỗi và nói lời xin lỗi chớ không nói “lấp liếm” để chạy tội, vì làm như thế chỉ khiến cho tình huống thêm nặng nề hơn thôi.

 

7/ Biết Cám Ơn và Nhớ Ơn : Ngay khi nhận của ai một vật gì hay một sự giúp đỡ nào, phải tức khắc nói lời Cám Ơn. Phải biết ghi nhớ Công Ơn của ai đó đã giúp cho mình qua được sự khó khăn hay một cảnh huống nào đó. Lời Cám ơn hay sự tỏ dạ Nhớ Ơn xoa dịu được Tự Ái của người làm ơn cho mình và giúp cho sợi dây Thân Ái giữa đôi bên luôn bền chặt.

 

8/ Hiếu Thảo Với Ông Bà, Cha Mẹ : Ông Bà là Đấng Sanh Thành của Cha Mẹ, Cha Mẹ sanh ra con cái, do đó Con Cái bắt buộc phải kính trọng và hiếu thảo với Ông Bà và Cha Mẹ, như thế mới đúng với Đạo Làm Con.

 

9/ Biết Trì Chí, Nhẫn Nại : Sự Thành Công ở bất cứ một lãnh vực nào cũng đều đòi hỏi sự Trì Chí và Nhẫn Nại của người Thành Đạt. Có Công mài sắt thì mới có ngày nên kim!

 

10/ Biết Nói Lời Dịu Dàng, Từ Tốn, Thương Yêu, An Ủi và Lễ Phép : Lời thốt ra khỏi Miệng xuất phát từ Tâm, từ Ý. Tâm Ý trong sáng luôn luôn chứa đựng tình cảm dạt dào, ý tưởng thanh cao, do đó lời thốt ra sẽ là những lời nhẹ nhàng có tính cách xoa dịu, an ủi và trìu mến. Lời thốt ra cũng là lời Khuôn Phép khiến cho người nghe thẩm định được Tư Cách của người thốt ra những lời nói đó.

 

11/ Biết Cổ Võ, Biết Khuyến Khích để giúp cho một người tiến đến sự Thành Công. Điều này nói lên rằng, sẽ không có sự Ganh Tị, Ghen Ghét khi thấy có người Tài Giỏi hơn mình.

 

12/ Biết Đối Xử Tốt với tất cả mọi người từ trong Gia Đình ra đến ngoài Xã Hội. Một sự Đối Tốt sẽ nhận được sự Đãi Tốt. Phép Đối và Đãi luôn luôn rất cần thiết trong những mối tương quan giữa Người và Người, dù đó là Tình Thâm Ruột Thịt hay chỉ là Giao Tế thông thường.

 

13/ Luôn Luôn Chân Thật: Sự Chân Thật trong Lời Nói, trong Cử Chỉ, trong Hành Động, trong cách Cư Xử với bất cứ Ai, vừa đem lại Hòa Khí, vừa đem lại một cảm tình tốt đẹp, mà cũng vừa tạo dựng được sự tin tưởng của người chung quanh đối với Mình.

 

14/ Siêng Năng, Cần Mẫn: Đây là Đức Tánh Căn Bản của sự Thành Công. Bất kỳ một sự Thành Đạt nào cũng đòi hỏi trước tiên phải Siêng Năng, Cần Mẫn. Người Biếng Nhác, Ù Lì, không cất nhắc nổi đôi chân của mình, làm sao có thể vượt qua được những trở ngại, những rào cản trên con đường tiến đến sự Thành Công?

 

15/ Phải Rộng Lượng: Người Rộng Lượng lúc nào cũng sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tiếp kẻ bần hàn, khốn khó; dễ dàng tha thứ những lỗi lầm của kẻ khác, không câu nệ, không cố chấp và luôn Sống Hòa Đồng với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

16/ Bình Đẳng với Tất Cả Mọi Người: Đức Tánh Bình Đẳng nói lên rằng, không có kẻ Giàu người Nghèo, không có kẻ Giỏi người Dỡ, không có kẻ Sang người Hèn, không có kẻ Thấp người Cao. Tất cả đều là Đồng Loại, hoàn toàn không có sự phân biệt.

 

17/ Giữ Chữ Tín: Một lời Hứa thốt ra khỏi Miệng, mang một sức nặng đến “Ngàn Cân”, 4 con Tuấn Mã đuổi theo cũng không kịp! Giữ chữ Tín, giữ Lời đã Hứa để tạo sự Tin Cậy của kẻ khác đối với Mình, như vậy sự Giao Tế, mối Giao Hảo giữa Mình và Người mới lâu dài và tốt đẹp.

 

18/ Khiêm Tốn: Một sự Hạ Mình, Nhún Nhường không làm cho Mình Thấp Hèn, mà trái lại nâng cao Tư Cách Con Người của Mình. Nhún Nhường để tỏ ra mình không Tự Cao Tự Đại, không Hách Dịch và luôn luôn Sống Hòa Đồng với tất cả mọi người.

 

19/ Trung Thành: Người Trung Thành đem hết Tấm Lòng Chân Thật của mình để phục vụ cho một Cá Nhân, một Đoàn Thể, một Lý Tưởng...Họ sẵn sàng hy sinh tánh mạng để bảo vệ Tổ Quốc Quê Hương. Trên bình diện gần gũi nhất là Gia Đình, Đức Tánh Trung Thành của người Cha hay người Mẹ là điều kiện Cần và Đủ để cho Gia Đình hưng thịnh, để cho Tương Lai của Các Con được hoàn toàn Tốt Đẹp.

 

20/ Có Tinh Thần Trách Nhiệm: Người làm việc với một Tinh Thần Trách Nhiệm sẽ rất là Thận Trọng và hoàn toàn không Tắc Trách. Họ Để Tâm vào công việc, theo dõi những diễn tiến để kịp thời ngăn chận những phản ứng (nếu có) xảy ra.

 

21/ Biết Hy Sinh: Người biết Hy Sinh quên Bản Thân mình để lo cho người khác. Họ quên đi Quyền Lợi của mình mà chắt chiu Quyền Lợi cho kẻ khác. Họ từ bỏ những Tiện Ích, những Lợi Lạc, những Thú Vui để nhường lại cho người kém Phước hơn mình, cần thiết hơn mình; thậm chí đến cả Sanh Mạng của mình, nếu vì một Chánh Nghĩa cần phải bảo vệ, họ vẫn sẵn sàng Hy Sinh.


+ 65