• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Người tu tập chân chính hiểu rõ rằng: mọi sự vật, sự việc trên đời, dù nhỏ như hạt bụi cũng vẫn bị chi phối bởi Nhân và Quả, và tác động của nhân và quả gây tạo nên Nghiệp Lực. Chính cái Nghiệp Lực mới lèo lái một Chúng Sanh, chạy không ngừng nghỉ trong sáu nẻo Luân Hồi.

Là một Chúng Sanh của cõi Ta Bà, dù là một dân tộc nào, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, thậm chí đến tôn giáo hoàn toàn khác biệt, vẫn không có sự ngoại lệ đối với Luật Nhân Quả. Mà một khi nhân quả đã xuất hiện rồi thì tức khắc có Nghiệp Lực đi kèm. Tín ngưỡng là những nghi thức ở mặt ngoài, hướng dẫn cho người theo tín ngưỡng đó đi trên con đường mà tín ngưỡng đó đã vạch ra với mục đích tiến đến cái Toàn Chân, Toàn Bích.

Tuy nhiên, có đặt chân trên mặt đường mới biết được mặt đường có bằng phẳng hay gập ghềnh; có lội qua suối mới biết suối sâu hay suối cạn; có băng rừng mới biết rừng thưa hay rừng già; và có chạm tay vào vách núi mới cảm nhận được vách núi lài hay sừng sửng.

Tôn giáo nào cũng dạy cho tín hữu của mình cách thức để vượt qua những khó khăn trong cuộc hành trình.

Con đường Đời dài lê thê, chạy song song với con đường Đạo, Chúng Sanh dùng những phương tiện của đường Đạo để chỉnh sửa lại những hầm hố, chông gai, khúc khuỷu của đường Đời, biến mặt đường trở nên bằng phẳng và dễ đi.

Người tu tập chân chính nhận chân rất rõ ràng từng cái vướng mắc của đoạn đường Đời mình trải qua và sử dụng đúng những phương tiện nào của Đạo để san bằng vướng mắc. Tất cả những vướng mắc đó chính là những mắt xích của Nghiệp Lực đã theo đuổi mình từ nhiều kiếp đã qua.

Người không thiết tha với Đạo, chưa từng đặt chân trên con đường Đạo, không biết sử dụng những phương tiện của đường Đạo để chỉnh sửa đường Đời của mình, để cho bước chân của mình không còn bị vấp phải chông gai, hầm hố nữa, họ tìm đến các người tự xưng là chiêm tinh gia, các vị chuyên nghiên cứu về tử vi, bói dịch, các vị chuyên gia về cầu cơ và thậm chí họ còn sử dụng Tà Đạo để cầu tìm một sự an bình cho cuộc đời mình.

Con đường Đời đang bằng phẳng, nay bỗng nhiên gặp phải hố sâu vực thẳm, Chúng Sanh đâm ra bỡ ngỡ, Chúng Sanh hốt hoảng, Chúng Sanh cầu cứu, Chúng Sanh kêu la giúp đỡ. Chúng Sanh cầu viện người giải quyết sự khó khăn cho mình, trong khi nếu Chúng Sanh chịu khó suy nghĩ và tháo vát một chút, sẽ thấy rằng: chỉ cần tìm một miếng ván bắt qua cái hố là sẽ có thể tiếp tục con đường của mình rồi. Bản chất ù lì biếng nhác suy tư, hay lo sợ hảo huyền và trí tưởng tượng khá phong phú sẽ đưa Chúng Sanh dễ dàng vào việc Mê Tín Dị Đoan.

 


+ 74