Ngày nay, người đời thường nhắc nhau về sự tỉnh thức, xem đó như một điều quan trọng trong đời sống. Họ khuyên nhau phải tỉnh thức, làm mọi việc trong sự tỉnh thức. Thế nhưng, dù nói nhiều về tỉnh thức, mấy ai thực sự hiểu tỉnh thức là gì, làm thế nào để đạt được, và quan trọng hơn cả, phải rèn luyện tỉnh thức ra sao? Phần đông chỉ hời hợt tiếp cận, nhìn người khác làm sao thì mình làm vậy, xem như có được danh xưng "tỉnh thức" để tự đắc khoe khoang với mọi người là đủ.
Chữ Tỉnh nơi đây không có nghĩa là tỉnh ngủ hay ngái ngủ hay say ngủ, mà là tỉnh táo. Nhiều người con mắt thì mở trừng trừng, nhưng mà thiếu sự tỉnh táo, cho nên vẫn đi lọt bẫy một cách dễ dàng. Thức là hình thức của con mắt mở ra, và sử dụng nhãn căn để dòm tất cả mọi sự vật, sự việc, sự kiện chung quanh mình, nhưng mà với một trạng thái tỉnh táo.

Gió xuân mang đến ngọt lành,
Tâm trong ý sáng, tánh thành thiện chân.
Nguyện cầu thế giới muôn nơi,
Yêu thương gắn bó, rạng ngời niềm vui.
Khẩu hòa ngữ ái chân thành,
Thị phi lánh mặt, thiện lành nở hoa.
Sáng soi ý niệm sâu xa,
Tánh người sửa đổi, lòng ta rạng ngời.
Sám hối lỗi cũ nhẹ nhàng,
Đổi thay tánh ý, phước tràn tự nhiên.
Nghiệp tan, sức khỏe vẹn toàn,
Lạc tâm nhẹ bước, thênh thang đường về.
Xuân sang, vạn vật giao hòa,
Tâm hồn tỏa sáng, mọi bề an vui.
Nguyện cầu nhân thế yên vui,
Sống đời an lạc, vạn lời mến thương.
Tâm Bình, Ý Tịnh, Tánh Trong,
Nhân hòa, phước lộc, muôn phương chan hòa.
Xuân này gửi đến mọi nhà,
Hạnh phúc viên mãn, thái hòa muôn nơi.
Kính bạch Sư Phụ,
Con nhận thấy người đời đa phần đều rất khổ tâm với sự bệnh hoạn của mình. Vì vậy mà con nghĩ nếu người đời có thể hiểu được lợi ích của chuyện tu tập, hành động sửa tánh trong việc góp phần làm giảm bớt bệnh hoạn, bảo vệ sức khỏe thì đó sẽ là một sự khích lệ rất lớn để cho Chúng Sanh tu tập. Con kính xin Sư Phụ từ bi giảng giải về việc tu tập chỉnh sửa Tâm – Ý – Tánh có ích lợi cho con người về vấn đề Sức Khỏe hay không? Có góp phần vào việc giúp cho con người bớt được bệnh hoạn hay không?
Thông thường thì Chúng Sanh không có nhiều mỹ cảm với 2 chữ Tu Tập vì Chúng Sanh nghĩ rằng tu tập là từ ngữ chỉ để dành cho những ông thầy, bà thầy, cạo đầu, mặc áo nâu sòng tu ở trong chùa. Chính vì cái tư tưởng như vậy cho nên không hòa hợp được với lời Pháp. Tu tập không có nghĩa là cạo đầu vào trong chùa ngồi ê a tụng Kinh gõ mõ từ sáng tới chiều, gò bó cuộc đời mình ở trong 4 bức tường của nhà chùa, và bên cạnh đó chịu những quy luật của nhà chùa. Những người nào quyết tâm tu tập xuất gia, đem cuộc đời mình dâng hiến cho Nhân Quần Xã Hội để làm những điều gì đó tốt đẹp cho Xã Hội, đó là tư tưởng của những người xuất gia. Đối với những người không có xuất gia khi đề cập đến việc tu tập thì người ta thường hay chối từ. Thật sự ra người ta đã hiểu sai rất nhiều về 2 chữ Tu Tập.
Tu tập là gì? Là tập đưa mình, khép mình vào trong những quy luật và những quy luật đó vẫn không ra ngoài nguyên tắc làm Người. Dùng chữ tu tập nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng thật sự ra đó chỉ là tập tành những thói quen, tập cho mình làm quen với những điều tốt đẹp, để rồi sau đó lần lần tránh xa những điều sái quấy. Tu tập không có nghĩa là cạo tóc bỏ nhà ra đi sống ở chùa, không phải như vậy!

Hạnh Phúc trải khắp nẻo đường đời
An lạc trong tâm, sửa tánh soi
Tu tâm giữa dòng đời vạn biến
Phật Thích Ca, ngọn đuốc soi mời.
Ngài đến, tâm hồn trong sáng tỏ
Ánh Đạo lan tỏa, chúng sanh vui
Từ bi nguyện cầu cho thế giới
Thấm nhuần lời Phật, khỏi Bến Mê.

Mừng Xuân Giáp Thìn
LacPhap.com chân thành kính chúc
Đạo Hữu xa gần
Cùng Quý Gia Đình
Hưởng Lộc đầu Xuân
Tiền Tài phong phú
Việc làm vững chãi
Hạnh Phúc tràn đầy
Thân Tâm An Lành
Đường TU rộng mở
Trí Huệ phát sáng
Trọn niềm ước mơ.
Kính bạch Sư Phụ,
Thông thường, ngày Đầu Năm hoặc những ngày Rằm lớn như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, Rằm tháng 10, hay ngày lễ Phật Đản, Phật Tử nô nức đến chùa để cầu nguyện, để cầu xin. Mọi người tin tưởng rằng, các Đấng Từ Bi, Thần Thánh các nơi sẽ hiện diện vào những ngày Lễ Hội này, lắng nghe và ghi nhận những lời cầu xin, van vái của Chúng Sanh và dễ dàng đáp ứng. Đây là dịp để cho mọi người trút hết tâm sự, trút hết nỗi lòng với Ơn Trên vì họ tin sẽ nhận được sự hồi đáp. Trong số những lời cầu xin, có không ít những lời vô cùng thiết tha, khẩn thiết, cầu xin Ơn Trên ban cho một đứa con.
Bạch Sư Phụ, nghiệp lực giữa Cha Mẹ và Con Cái là nghiệp lực mặt đối mặt, khi nghiệp lực đó triển khai thì sẽ thấy ngay đó là Họa hay Phước? Đối với đứa con Cầu Tự thì nguyên tắc này vẫn còn được áp dụng hay thuộc về ngoại lệ?
Trước tiên Thầy nêu lên 2 vấn đề luôn song hành nhau và cũng luôn tạo nhiều rắc rối trong cuộc sống cũng như trong suốt cuộc đời của một Chúng Sanh, đó là Phá Thai và Cầu Tự.

Kính bạch Sư Phụ,
Bàng bạc trong các bài Pháp, Sư Phụ đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại các cụm từ "Bài Học Nghiệp Lực" và "Tập Khí". Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thật rõ ràng tính chất của các từ ngữ kể trên để cho hàng Phật Tử chúng con thấu triệt, hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn, cũng như mang đến một kết quả tốt đẹp hơn.
