Quyển sách 49 Ngày Siêu Độ: Nghi Thức Và Giảng Giải đã được Quý Đạo Hữu hưởng ứng rất đông. Tuy nhiên, đúc kết những câu hỏi gửi về cho LacPhap.com, xin có nhận xét như sau đây:
Đa số Quý Đạo Hữu chưa nắm vững cốt tủy của lời Pháp, cho nên có đôi lúc lúng túng khi giảng Pháp cho Vong Linh nghe. Cái khó khăn hàng đầu của Quý Đạo Hữu chính là đề tài để nói. Dù rằng bài Pháp đã có sẵn, nhưng chọn một tiêu đề để giảng rộng ra, cắt nghĩa thật rõ ràng để cho Vong Linh hiểu, không phải người Chủ Lễ nào cũng làm được điều đó, đa số đều cho rằng rất khó tìm đủ ý và lời lẽ để giảng Pháp trong suốt 49 ngày siêu độ cho Vong Linh.
Tình hình dịch bệnh hiện nay vô cùng là căng thẳng, số Vong Linh chắc chắn sẽ trở nên quá tải nơi cõi Âm, ở khắp nơi nơi đều có thân nhân qua đời vì dịch bệnh. Việc tụ tập đông người có thể phát tán dễ dàng việc lây lan của dịch bệnh, do đó mà cách tốt nhất là nổ lực siêu độ cho Vong Linh thân nhân của mình ở tại nhà.
Một điều đáng ghi nhớ là người qua đời vì dịch bệnh rất...rất cần đến sự giúp đỡ siêu độ. Từ lúc người bệnh vào nhà thương cho đến lúc lìa đời chẳng hề có được một dịp nào để tiếp xúc với thân nhân, và nhất là ra đi trong sự đau đớn, hoành hành của biến chứng của dịch bệnh, không có lời tạ từ, cũng không có một cái siết chặt tay nhau để tiễn đưa, hoàn toàn trong nghẹn ngào, tức tưởi. Sân hận ngập tràn, niềm ưu uất dày đặc, tránh sao cho được cái cảnh Vong Linh không siêu thoát.
Sự hiện diện của người Chủ Lễ trong thời khắc này vô cùng là đúng lúc, và vai trò của người Chủ Lễ, hơn bao giờ hết, vô cùng là quan trọng.
Siêu độ không có nghĩa là chỉ cho Vong Linh hành trì nghi thức Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật, hoặc là tụng Kinh A Di Đà, hay Kinh Địa Tạng, và sau đó là cúng cơm, mỗi Tuần Thất một lần.
Vong Linh cần...rất rất cần lời Giảng Pháp trong suốt 49 ngày.
Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ đã có một bài Pháp giải thích rất rõ ràng về việc tại sao phải sám hối. Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi rằng, hằng ngày tôi chí cốt niệm Phật để được vãng sanh Cực Lạc, như vậy tôi có cần phải sám hối hay không?
Kính xin Sư Phụ từ bi giải đáp câu hỏi này để mọi thắc mắc được sáng tỏ, đồng thời người tu tập cũng sẽ hiểu thấu đáo hơn về ý nghĩa cũng như sự lợi ích của từng bước tu, giúp cho đường tu được thẳng tiến dễ dàng, không gập ghềnh, không chướng ngại do ở sự kém hiểu biết, hoặc hiểu biết chưa tường tận.
Kính bạch Sư Phụ,
Trong bài Pháp trước, Sư Phụ đã giải thích rất rõ ràng về ý nghĩa của việc Xuất Gia. Điều con muốn thỉnh ý Sư Phụ nơi đây chính là việc Tu Tại Gia.
Có rất nhiều người cả đời mong ước được xuất gia nhưng hoàn cảnh chưa cho phép hay không cho phép.
Kính xin Sư Phụ từ bi cho một lời giải thích để mọi người có được sự nhận định đúng về việc tu tập dù dưới hình thức nào, Xuất Gia hay Tại Gia.
Nguyên tắc căn bản của việc tu tập là phải chỉnh sửa Tâm - Ý - Tánh.
Kính bạch Sư Phụ,
Con có nhận xét là càng ngày càng có nhiều người xuất gia cũng như nhiều người có ý muốn xuất gia. Đây là một hiện tượng rất tốt, chứng tỏ rằng Tâm con người xoay chuyển, hướng về Đạo Pháp nhiều hơn. Những người tuy rằng vẫn còn bận bịu với gia đình, nhưng ước mơ về đời sống của một người xuất gia vô cùng là mạnh mẽ, nên họ thường tổ chức những buổi gọi là “Gieo Duyên Xuất Gia”.
Xuất gia mang một ý nghĩa vô cùng là cao quý. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ cho con cũng như cho những người tha thiết có ý muốn xuất gia được thấu hiểu về ý nghĩa này.
Xuất Gia là gì? Xuất Gia là rời nhà, mà rời nhà để đi đâu? Chắc chắn rằng không phải đi chơi, mà cũng vẫn không phải đi tìm một tư lợi nào đó.
Ngày xưa, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, số người tìm đến Ngài để tu tập được phân làm 2 nhóm: nhóm vẫn ở tại nhà để tu tập và nhóm đi theo Ngài; họ muốn có một đời sống tu tập hằng ngày y như Đức Bổn Sư vậy. Muốn được như thế, những người này bắt buộc phải rời bỏ gia đình mới mong có được một đời sống đúng nghĩa, rập y theo khuôn của Đức Bổn Sư.
Lạy Đức Phật Thích Ca
Đấng Toàn Năng Toàn Bích
Hôm nay ngày Phật Đản
Chúng con kính mừng Ngài
Phật ra đời cứu độ
Chúng Sanh cõi Ta Bà
Dắt dìu khỏi Biển Khổ
Xa lìa khỏi Bến Mê
Chúng con luôn tạc dạ
Ghi nhớ công ơn Ngài
Nguyện gắng công tu tập
Đáp đền Ơn Đức Phật
Tìm về cõi Thanh Tịnh
Miên viễn đời An Nhiên.
Kính bạch Sư Phụ,
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt rồi, đoàn Tăng Lữ đã nhiều phen tranh cãi và đưa đến một sự tranh chấp nhau về những điều chỉ dạy của Đức Bổn Sư. Ai cũng cho rằng mình hiểu “đúng” và khư khư giữ lấy Ý của mình.
Những người chủ trương làm y theo những gì mà Đức Bổn Sư khi còn tại thế đã làm, tức là hằng ngày đi khất thực và hóa độ Chúng Sanh, họ tập trung lại thành một nhóm, lập ra Môn Phái TIỂU THỪA hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy.
Nhóm thứ nhì tự nhận là Môn Phái ĐẠI THỪA, chủ trương tu rốt ráo để thành PHẬT độ Chúng Sanh.
Cốt yếu của chuyện tu tập là “Hướng Nội”, tức là trau giồi phần Nội tâm của mình, chớ không phải ở sự phân chia rằng: Tôi phải lập thật nhiều Chùa để độ Chúng Sanh hay là Tôi tu để cho tự bản thân tôi phát Trí Huệ mà thôi.
Kính xin Sư Phụ từ bi giảng cho con hiểu, thế nào là Tiểu Thừa? Thế nào là Đại Thừa? Và người con Phật thật sự phải tu tập như thế nào cho đúng cách, để có thể áp dụng được sự tu tập vào việc hóa độ Chúng Sanh, mà không nhất thiết phải là Đại Thừa hay Tiểu Thừa?