• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Sep 25 2019
622451330 622451330

Nói đến Lương Tâm là nói đến cái Lòng LÀNH tự nhiên sẵn có của mỗi Con Người. Ai cũng biết câu: “Nhân Chi Sơ Tánh Bổn Thiện”. Thuở ban đầu, cái Tánh của Con Người là Thiện, là Lành, là không Ác Độc, không dữ dằn.

Từ lúc nằm Nôi cho đến khi biết đi, biết chạy, biết nhảy, biết nói năng, cái Lòng LÀNH đó không hề suy suyển. Đứa Bé lớn dần theo năm tháng, cái Tánh Thiện, cái Lòng Lành trong con người của Đứa Bé có khi Lên, có khi Xuống, Trồi, Sụt tùy theo hoàn cảnh; cũng có khi không thay đổi mà cũng có lúc hoàn toàn mất dạng.

Con Người sinh ra trong Cõi Ta Bà, không phải lần đầu tiên mà đến, đã đến rồi lại đi, đi rồi quay trở lại, đến... đi, đi... đến, số nhiều không kể xiết! Cứ mỗi lần hiện diện trên Cõi Đời là sẽ phải đối diện với mỗi Hoàn Cảnh khác nhau, mỗi Môi Trường khác nhau từ Địa Lý cho đến Gia Đình, đến Bà Con Dòng Họ, cho đến Xã Hội và luôn cả Chủng Tộc nữa.

Đã biết rằng Sống là phải Tranh Đấu, tranh đấu với chính Bản Thân mình, và tranh đấu với Hoàn Cảnh, với Môi Trường, với Cảnh Huống và với chính những Đồng Loại của mình.Trong quá trình Tranh Đấu đó đã phát sinh ra hằng loạt Tánh Xấu lẫn Tánh Tốt.

Cho đến cuối một Đời Người, nếu sở hữu quá nhiều Tánh Xấu thì chắc chắn rằng, căn cứ trên sự tương quan giữa Nhân và Quả, cái kết quả của một Kiếp Người sẽ là một chuỗi Nghiệp Lực nặng nề do từ ở việc gây tạo nhiều Oan Trái với Người Đồng Loại qua những Tánh quá Xấu Ác của mình.

Nếu cũng trong quá trình Tranh Đấu đó, Con Người biết đối xử với nhau trong sự Hòa Nhã, biết Cân Nhắc từng lời nói, từng cử chỉ cũng như hành động, biết Lắng Nghe và Tôn Trọng Ý Kiến của Người mình giao tế, thì suốt cuộc đời của Người đó cho đến phút cuối, đời sống Tinh Thần sẽ Thoải Mái, ít Phiền Lụy, ít Bực Dọc, và cũng có thể không hề nghe những lời nặng nhẹ, xỉ vả của kẻ khác đối với mình.

Từng Kiếp Người trôi qua, những Tánh Tốt cũng như những Tánh Xấu đều được khắc ghi và gìn giữ trong Tâm Thức. Thân Xác HOẠI nhưng Thần Thức luôn vẫn còn đó, vì vậy mà Tâm Thức luôn luôn là Kho Chứa và gìn giữ vĩnh viễn những Tánh Tốt lẫn Tánh Xấu của một Người, dù cho Thần Thức đó trải qua nhiều Đời, nhiều Kiếp dưới dạng thức Con Người.


+ 81
Jul 31 2019
1309818052 1309818052

KHẨU là cái Miệng, một bộ phận không thể thiếu được trên gương mặt của một người.

Khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng một Con Người từ Vật Chất lẫn đến Tinh Thần. Trong quá trình nuôi dưỡng đó, Con Người bắt buộc phải tư duy để mới có thể nhận thức được tầm quan trọng của cái Miệng qua lần lượt những giai đoạn: Ăn, Nói, Gói, Mở, để rồi từ đó tiến lần đến việc Học Ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở.


+ 63
Jun 21 2019
694150498 694150498

Kính bạch Sư Phụ,

Khi nói đến Đạo Phật hay khi đề cập đến Thế Giới Cực Lạc, người Đời thường vẽ ra một Hoa Sen. Như thế thì Hoa Sen chính là biểu tượng của Cực Lạc. Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được hiểu rõ tại sao biểu tượng của Cực Lạc lại là Hoa Sen chớ không phải là một loài hoa nào khác?

Thầy đã có từng nói rằng: Hoa Sen Trắng với mùi thơm tỏa ra ngào ngạt là một loại Hoa Trời, mọc rất nhiều ở cõi Trời và cả ở Cực Lạc. Hoa Sen ở Cực Lạc không những để điểm tô cho cảnh sắc của Cực Lạc, mà còn là “mái ấm” của mỗi Thánh Chúng của Cực Lạc nữa.

Một Chúng Sanh khi còn tại thế khởi tâm tu tập, quyết cải sửa bản thân mình, đồng thời phát nguyện vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật, tức khắc một Hoa Sen lú lên trong ao Liên Trì. Hoa có màu trắng ngần như sữa, chỉ mới lú lên, chưa nở và cũng chưa tỏa mùi thơm. Nếu Chúng Sanh đó chí tâm tu tập, luôn cố gắng để đạt tiêu chuẩn về Cực Lạc (là luôn giùi mài, sửa những Thói Hư Tánh Xấu của mình), đóa sen của Chúng Sanh đó nơi ao Liên Trì, tuy rằng chưa nở, song lúc nào cũng giữ được vẻ tốt tươi.


+ 55
May 12 2019
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Kính bạch Sư Phụ,

Sư Phụ đã giảng rằng: Phát Nguyện Vãng Sanh về Cực Lạc là một Phát Nguyện Dũng Mãnh nhất trong tất cả những Phát Nguyện. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng thật rành mạch để hàng đệ tử chúng con hiểu rõ ràng: Tại sao phải Phát Nguyện Vãng Sanh về Cực Lạc mà không Phát Nguyện thành Phật để độ cho Pháp Giới Chúng Sanh? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta là Phật đã thành, Chúng Sanh là Phật sẽ thành”, như vậy, theo con nghĩ, nếu người tu tập có phát nguyện thành Phật thì đó vẫn là một điều hợp lý!

Thật sự ra, sự nghĩ suy của con vẫn chưa trọn vẹn, đó chỉ mới là phần ĐUÔI, con chưa đề cập đến phần ĐẦU.

Trước tiên, Thầy cần phải nhắc nhở để cho người tu tập nhớ rằng: Lời Phát Nguyện vô cùng quan trọng, đó chính là một LỜI HỨA LONG TRỌNG trước Đấng Từ Bi, là mình sẽ bất chấp tất cả những khó khăn, những chướng ngại, những chông gai để vượt qua cho hết đoạn đường mà Đức Bổn Sư đã vạch ra, để cuối cùng tiến vào cho được ngôi nhà của Phật.

Mục tiêu đã có, bản đồ chỉ dẫn nắm trong tay, Tâm Thức đã khắc ghi không thiếu sót một chi tiết nào, ngày Thần Thức lìa Thân Xác, cứ ung dung tự tại mà tiến bước về đúng ngôi nhà của Phật, không sợ lạc Đường hay không tìm ra Lối. Mỗi ngày tu tập, trước khi vào khóa lễ, Lời Phát Nguyện được chân thành tha thiết thốt ra như một lời Hứa của đứa con ngoan để Cha Mẹ vững vàng đặt trọn lòng tin; đó cũng chính là lời dặn dò cho Bản Thân của người tu tập, phải luôn phấn đấu, luôn nhẫn nại để vượt chông gai mà tiến lên.


+ 62
Apr 09 2019
1103772704 1103772704

Một người vừa mới mất, nếu thân nhân để ý theo dõi thấy hơi ấm cuối cùng tụ vào 2 đầu gối, đó là dấu hiệu cho biết rằng Thần Thức của người này, do sự lôi kéo của Nghiệp Lực, đang tiến về hướng Tam Đồ và có nguy cơ đọa vào Súc Sanh. Đây chỉ mới là dấu hiệu thôi, chưa phải là hiện thực, Thần Thức vẫn chưa bị đọa vào Tam Đồ. Nếu có thiện tri thức hộ niệm vào phút lâm chung, người này sẽ dùng đạo lực của mình kèm với Tâm Lực để di chuyển điểm ấm cuối cùng trở ngược lên đến ngực (cõi Người). Thân nhân của người quá cố dù chưa biết tu tập, nhưng đem hết Tâm Lực của mình để làm chuyện đó, kết quả cũng vẫn tốt đẹp như thường! (nên xem lại bài Pháp: Hộ Niệm Vấn Đáp để biết cách thức chuyển hơi ấm cuối cùng). Thần Thức của người mới mất xem như an ổn, và nếu Siêu Độ kế tiếp trong 49 ngày được thực hiện đúng cách, Thần Thức sẽ có được một sự rung động về cảnh giới thác sanh do chính mình lựa chọn.

Nếu Thần Thức không được hộ niệm ở phút cuối, và ngay cả trong 49 ngày đặc ân cũng không được siêu độ hoặc siêu độ không đúng cách, Thần Thức sẽ phải theo nghiệp Tam Đồ của mình mà đi sau 49 ngày, tức là: nếu phút lâm chung đã có dấu hiệu đọa vào súc sanh, thì sau 49 ngày, Thần Thức sẽ thác sanh vào một súc sanh.


+ 63