Kính bạch Sư Phụ,
Thông thường, vào dịp lễ Vu Lan hay trong những ngày lễ lớn, người ta phóng sanh rất nhiều. Chùa nào, miễu nào cũng đầy nghẹt người đi phóng sanh; hàng hàng lớp lớp chim, cá chờ đợi để được phóng sanh, kẻ bán người mua tấp nập. Không biết các con vật này có biết rằng mình sắp sửa được tự do hay không? Chớ riêng những người đi phóng sanh thì trên mặt lộ rõ nét hân hoan, vì đây là dịp để mọi người biểu lộ hành động từ bi qua việc phóng sanh, giải thoát cho những con vật bị bắt giữ, bị giam cầm.
Con có điều thắc mắc là, người bán khi bắt những con vật này đã có chủ đích hẳn hòi là để cung ứng cho việc phóng sanh, tức là để thỏa mãn số cầu của những người thực hiện việc phóng sanh.
Như vậy, cứ sau mỗi đợt phóng sanh, số phận của những con chim, con cá hoặc bất cứ con vật gì, tưởng rằng chúng may mắn tìm được sự an ổn sống đời tự do, nào dè cơ hội bị bắt trở lại cũng chỉ trong gang tấc. Người bán vẫn tiếp tục tìm cách bắt lại những con vật vừa mới phóng sanh để trục lợi. Đó là chưa kể đến việc người bán chặt cánh của những con chim, khiến cho chúng không thể bay xa được để họ dễ dàng bắt trở lại hầu cung ứng cho người mua.
Bạch Sư Phụ, như vậy việc phóng sanh có còn ý nghĩa nữa hay không? Phóng sanh như thế nào mới gọi là đúng cách, cũng như đúng thì, đúng lúc? Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ.
Mừng Xuân Tân Sửu
LạcPháp.com
Chân thành kính chúc
Nhà Nhà AN VUI
Thân Tâm AN LẠC
Vạn Sự AN BÌNH
SỐNG ĐỜI TỰ TẠI
Kính bạch Sư Phụ,
Kể từ khi dịch bệnh xảy ra, toàn thể dân chúng khắp nơi trên thế giới cảm thấy cuộc sống của mình không còn được an ổn như xưa nữa. Nỗi nơm nớp lo sợ mình sẽ bị vướng vào dịch bệnh, rồi thì không biết có điều trị được hay không? Sự lây lan mới thực sự là đáng sợ; mình bệnh, con mình bệnh, vợ hay chồng mình bệnh, cha mẹ, anh chị em, bà con dòng họ, những người thân yêu ... bỗng chốc ra đi vĩnh viễn vì dịch bệnh.
Cuộc sống bỗng trở nên khó khăn vì nền kinh tế bị giới hạn khiến cho mức thu nhập giảm đi. Sự phồn thịnh của các doanh nghiệp bỗng chốc bị sụt giảm đi rất nhiều; sự ồn ào, náo nhiệt trên đường phố không còn được như xưa. Đa số người dân mang tâm trạng hoang mang, hoảng hốt, lo sợ đến trầm cảm.
Câu hỏi con muốn đặt ra với Sư Phụ là, làm sao để giảm thiểu sự tác hại và sự lây lan của dịch bệnh để có thể mang trở lại nụ cười và niềm tin cho dân chúng về một cuộc sống an bình và ổn định?
Thầy đã có từng nói rằng, tất cả những sự vấp ngã trong cuộc đời, tất cả những gì khiến cho mình phải khựng lại, làm chậm đi bước tiến của mình, đều bắt buộc phải tư duy! Có tư duy, có suy nghĩ, có phân tích mới nhận ra được lỗi lầm, sai trái của mình, mới nghiệm ra được những sơ sót, những điều không đúng mà mình đã làm.
Dịch bệnh là một biến động rất lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sanh mạng và luôn cả cuộc sống của rất nhiều người trong một vùng hay một quốc gia. Ngày hôm nay, dịch bệnh đến với toàn thể chúng sanh trên thế giới chớ không riêng ở một đất nước nào. Do đó, tư duy về dịch bệnh là một điều rất cần phải nên làm!
Kính bạch Sư Phụ,
Có người so sánh những biến động đang xảy ra, đang hoành hành trên cõi Ta Bà hiện nay không khác gì sự phẫn nộ của “Mẹ Thiên Nhiên”. Con thấy sự so sánh này khá thú vị và cũng có phần hợp lý.
Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thêm cho con được hiểu rõ hơn về nhận định này.
Biến động là sự thay đổi rất bình thường của Địa Lý, của Thiên Nhiên. Tuy nhiên, có rất nhiều sự góp phần của “ngoại cảnh” khiến cho biến động bỗng trở nên ồ ạt hơn, dữ dội hơn, hung hãn hơn, thậm chí nguy hiểm hơn.
Điểm trước tiên Thầy muốn đề cập tới, chính là lòng tham!
Kính bạch Sư Phụ,
Có người nêu lên câu hỏi với con rằng, Đạo Phật nghĩ gì về MÔI TRƯỜNG?
Qua sự giảng giải của Sư Phụ về Vô Tình Chúng Sanh, con có lời giải thích cho câu hỏi đó như sau:
Không riêng gì Đạo Phật, đã là con người sống trên quả đất này, bất cứ màu da nào, chủng tộc nào, ngôn ngữ nào cũng đều có bổn phận phải bảo vệ cái môi trường của vùng mình sinh sống, của cái Cõi mà mình đang ở.
Mình chỉ hiện hữu một thời gian ngắn, còn tất cả những sinh vật, những Loài Vô Tình tạo nên cái Môi Trường để bảo bọc, chở che cho con Người thì đã hiện diện từ rất lâu xa. Chúng đã tạo dựng cái Cõi này thì Loài Người không có tư cách gì để phá tác bất cứ cái gì thuộc trong môi trường sống của mình cả.
Kính xin Sư Phụ từ bi bổ túc thêm cho lời giải thích của con.