Nghi thức hành trì Sám Hối mỗi ngày bao gồm việc: Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật. Về vấn đề Trì Chú, có người cho rằng:
- Trì Chú mà thiếu Sư Thừa, tức là không có Thầy chỉ dạy câu Thần Chú, không được chỉ cho cách “Bắt Ấn” đi kèm với câu Thần Chú được trì, sẽ bị tội rất nhiều với chư Phật và Bồ Tát vì đó là hành động ăn cắp Pháp của Phật, do đó sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp cho người Trì Chú.
- Trì Chú sẽ dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma.
- Trì Chú lâu ngày sẽ bị phản ứng này hay phản ứng nọ.
Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: những nhận xét vừa nêu trên có quả thật là mang tai hại đến cho người Trì Chú hay không? Trì Chú như thế nào mới được gọi là đúng cách?

Kính bạch Sư Phụ,
Trong 5 điều Luật cấm dành cho người tu tại gia, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã chú trọng đến cái Tánh Tà Dâm, và ngay cả với người Xuất gia, khi phát nguyện đem thân mình phụng sự cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng phải long trọng phát nguyện "Cắt Ái Ly Gia". Điều đó đã chứng tỏ tầm quan trọng của cái Tánh Tà Dâm.
Quả thật đúng như vậy! Nếu nói về phương diện vật chất, thuần về Tính Dục, thì chữ Dâm không mang một ý nghĩa gì xấu xa cả, vì đó là một sự phát triển tự nhiên của thân xác. Nếu nói về cái Tánh thì Tà Dâm là một Tánh rất là xấu xa. Ngay trong từ ngữ TÀ DÂM cũng đã nói lên một hành động khuất lấp, thiếu chân chính, không ngay thẳng. Người mang Tánh Tà Dâm đã phát triển tới mức tai hại cái Dâm, không những cho chính mình mà lại còn có liên quan đến một kẻ khác, hoặc với sự đồng thuận hay không đồng thuận của kẻ đó; mà đã trở thành cái Tánh rồi thì đương nhiên có dính líu đến những cái Thức. Nói đến cái Thức thì phải nghĩ ngay đến cái Linh Hồn trụ trong thân xác của một con người. Từ nhiều đời, nhiều kiếp, cái Linh Hồn đó (cái Thần Thức đó) đã gây tạo biết bao nhiêu điều sai lầm qua những Tánh xấu của mình. Ngày hôm nay, ở hiện kiếp, Thần Thức đó vẫn tiếp tục làm điều quấy trá, tạo thêm nhiều nghiệp chướng dù rằng nợ xưa vẫn chưa trả dứt được.

Người tu tập chân chính không sống ích kỷ cho bản thân mình, họ chia sẻ và bố thí những gì mình có cho những người kém thiếu. Người tu tập ban phát tất cả những gì mà mình đã đem công sức ra để tạo dựng, từ đời sống Tâm Linh cho đến đời sống vật chất. Từ Công Đức của việc Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật - Công Đức của việc hoán chuyển Tâm - Ý - Tánh - Công Đức của việc làm rực sáng Trí Huệ - Công Đức của việc Tụng Kinh, đọc Pháp, tư duy Pháp, cho đến những Phước Đức qua việc bố thí, hành thiện, giúp đỡ người tật nguyền, cô thế, yếu đuối, già nua, bịnh tật v.v… tất cả đều được người tu tập ban phát lại cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng như cho các Oan Gia Trái Chủ của mình để cùng nhận và cùng hưởng. Đó chính là ý nghĩa của việc HỒI HƯỚNG.

Kính bạch Sư Phụ,
Có người cho rằng: nếu Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trở lại với Chúng Sanh thêm một lần nữa ở hiện đời, chắc có lẽ Ngài sẽ mang đến cho Chúng Sanh nhiều lợi lạc hơn trong việc tôi luyện đời sống Tâm Linh của mỗi Chúng Sanh.

Trần gian đầy khổ nạn
Làm nhọc sức Cha Lành
Trọn đời đem Ánh Đạo
Soi sáng khắp chúng sanh
Chúng con luôn ghi tạc
Thâm Ân Phật Thích Ca
Kính bạch Sư Phụ,
Từ nhiều thập niên qua đã có cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài: ĐẠO PHẬT: Một Tôn Giáo hay một Triết Lý.
Con muốn thỉnh ý Sư Phụ về những quan điểm bất tương đồng này, theo đó thì: ĐẠO PHẬT là một Tôn Giáo hay đó là một Phương Thức Để Thăng Hoa?
Trước tiên, Thầy định nghĩa PHẬT là gì?
