• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jun 19 2017
129337454 129337454

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật sống trong một thời đại, có thể nói, rất là nhiễu nhương. Cái xã hội thời bấy giờ vô cùng là tạp nhạp, đa số Chúng Sanh trong đó đều nghèo hèn, rách rưới, sự hiểu biết rất là thô thiển, trình độ kiến thức thật thấp thỏi. Những người giàu sang, trưởng giả, quyền uy, chiếm ngự một tầng lớp không đông đảo lắm, và họ không sở hữu một kiến thức dồi dào, phong phú. Phần lớn Chúng Sanh không thông hiểu được những nguyên tắc căn bản của cuộc sống làm Người, cũng như phải hành xử cái tư cách NGƯỜI như thế nào để chứng tỏ rằng mình xứng đáng hiện diện trên cõi Đời.

Khi đã đắc Đạo, được tôn xưng là PHẬT, tức là một Đấng với một Trí Huệ sáng rực, tỏa sáng và soi thấu khắp mọi Loài, Đức Bổn Sư rất đau lòng xót dạ trước một số quá lớn Chúng Sanh hết lòng ngưỡng mộ Ngài, và rất mong mỏi được tiếp nhận những lời chỉ dạy của Ngài. Đoàn Tăng Lữ bao gồm những người tình nguyện Cắt Ái Ly Gia giống như Ngài, và một số khác không nhỏ, vẫn tha thiết với Đạo, muốn hòa nhập vào Đạo, nhưng vẫn còn ràng buộc với gia đình, với cuộc sống, với Cuộc Đời. Họ hoàn toàn không Cắt Ái Ly Gia.

Để có thể dễ dàng lãnh đạo, chỉ huy cái đoàn Tăng Lữ lớn lao này, Đức Bổn Sư đã phân chia làm hai nhóm:

  • Nhóm Cắt Ái Ly Gia
  • Nhóm không Cắt Ái Ly Gia

Mỗi nhóm bắt buộc phải theo những nguyên tắc, những luật lệ do Đức Bổn Sư quy định. Đây chính là cơ hội để cho Ngài đề ra những Giới Luật có tính cách dạy dỗ, giáo dục và truyền bá sự hiểu biết cho đại đa số tầng lớp Chúng Sanh còn quá ư kém cỏi, mờ mịt về mọi phương diện từ vật chất lẫn tinh thần.

Nhóm Cắt Ái Ly Gia quyết noi theo gương của Đức Bổn Sư để tu tập và mong cầu một Trí Huệ tỏa sáng như Ngài; do đó phải chịu sự chi phối của hằng trăm Giới Luật rất chặt chẽ, rất là tế nhị, phải chịu ép mình vào một khuôn khổ thật cứng rắn để tôi luyện từ li từ tí cái Tâm, cái Ý, cái Tánh của mình ngõ hầu làm phát sáng cái Trí Huệ, làm tỏa rộng cái tánh chất Phật, để xứng đáng hành xử vai trò thay thế Phật mà dắt dìu Chúng Sanh trong tương lai.

Đối với nhóm không Cắt Ái Ly Gia, Đức Bổn Sư cũng đã đặt ra một Giới Luật riêng biệt cho những người mới làm quen với việc tu tập. Trong chiều hướng dạy dỗ, giáo dục, Đức Bổn Sư đã đem sự hiểu biết đặt vào những Người trong nhóm này qua 5 Giới Luật mà Người Đời thường hay gọi là NGŨ GIỚI.


+ 86
May 07 2017
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Phật Thích Ca! Phật Thích Ca!
Ánh Đạo Từ Bi Ngài gieo rắc
Dắt dìu Nhân Loại khỏi Bến Mê
Chúng con cúi lạy ơn Từ Phụ
Muôn đời ghi khắc Nghĩa Thâm Sâu

Kính bạch Sư Phụ,

Khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Ngài đã huyền ký rằng: Kinh Lăng Nghiêm sẽ mất trước, Chúng Sanh sẽ không còn biết đến Kinh Lăng Nghiêm nữa. Từ trước đến nay, đa số các Phật Tử tại gia đã gặp nhiều khó khăn trong việc thấu đáo nghĩa Kinh. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng một cách rất bình dị cái cốt tủy của Kinh Lăng Nghiêm để hàng đệ tử chúng con dễ dàng thấu hiểu và thâm nhập.

Vì sao có Kinh Lăng Nghiêm? Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã thuyết Kinh Lăng Nghiêm nhân việc Ngài A Nan gặp nạn, mà nạn tai đó lại mang một tính cách có vẻ hơi huyền bí.


+ 101
Apr 07 2017
561458920 561458920

Kính bạch Sư Phụ,
Sư Phụ đã vạch cho con thấy rõ từng giai đoạn một, Thánh Chúng của Hạ Phẩm Hạ Sanh trên thai sen tu tập như thế nào để giúp cho hoa sen nở. Giai đoạn đầu tiên chính là: Thánh Chúng phải trải qua thời gian không ngắn để sám hối những Nghiệp Chướng của mình. Xin Sư Phụ từ bi giải thích để con hiểu rõ: Thánh Chúng đối diện với Nghiệp Chướng của mình như thế nào và phải sám hối ra làm sao để cho tiêu được những Nghiệp Chướng này?


+ 95
Feb 19 2017
429597139 429597139

Kính bạch Sư Phụ,
Một chúng sanh trong thế giới văn minh với cơm ăn áo mặc đủ đầy, với biết bao nhiêu tiện nghi vật chất vây quanh, sống cuộc đời dư thừa, không thiếu trước hụt sau, sẽ phản ứng như thế nào trước lời đề nghị TU TẬP?

Trước khi trả lời câu hỏi của con, Thầy chân thành nói rằng: vai trò của một Thiện Tri Thức đòi hỏi khá nhiều sự tế nhị cũng như sự nhẫn nại. Muốn giúp cho một chúng sanh “bừng sáng” không phải là điều dễ dàng, nhất là khi chúng sanh đó đang ăn ngon mặc đẹp, đang tận hưởng những xa hoa vật chất.

Ngay cả một chúng sanh đang ở trong cảnh bần hàn, đói lạnh, phải chạy kiếm từng chén cơm một, kiếm từng manh áo che thân, cũng vẫn không tha thiết đến việc làm thế nào để cải thiện một đời sống tốt đẹp hơn. Họ chỉ nhanh chân đi tìm cơm khi bao tử họ quặn thắt đòi thức ăn. Họ chạy kiếm áo mặc khi họ cảm thấy chiếc áo cũ đã không còn lành lặn để che thân của họ nữa. Một khi họ đã có đủ cơm ăn ngày 2 bữa, quần áo đủ để che thân thì họ sẽ không còn bận bịu với việc kiếm cơm, kiếm áo nữa.


+ 109
Jan 09 2017
LacPhap.com LacPhap.com Mừng Xuân Đinh Dậu

Cõi Ta Bà mừng Xuân
Người tăng thêm tuổi Thọ
Hy vọng thật tràn đầy
Tương lai luôn ngời sáng.

Chúc nhau trọn niềm vui
Tiếng cười vang Hạnh Phúc
Thắng lợi thật dễ dàng
Thành Công luôn mỹ mãn.

Cầu mong nỗi bất hạnh
Chậm bước đến bên mình
Khổ đau bớt ngập tràn
Đắng cay chùn bước lại.

Vui buồn không đáng kể
Được mất chẳng âu lo
Tất cả đúng Nghiệp duyên
An bài theo phận số.

Hạnh Phúc hay Đau Khổ
Cũng chính ở nơi ta
Lòng chân thành Sám Hối
Khổ Đau đều tan biến.

Tâm rực sáng hào quang
Ý khởi lòng Cao Thượng
Tánh giùi mài trau chuốt
An Nhiên ta cất bước.

Download PDF - 30Mb


+ 96