Kính bạch Sư Phụ,
Người đời luôn buồn vui, khóc hận, quanh đi, quẩn lại, xoay quanh một chữ Ái. Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được tận tường ý nghĩa thâm sâu cũng như sức công phá mãnh liệt của chữ Ái.
Thầy có thể phân biệt ra ba loại Ái khác nhau đã tác động lên hầu hết mọi chúng sanh. Đó chính là:
- Ái Từ: tức là lòng thương người
- Ái Dục: chữ Ái đi kèm với dục vọng, mong cầu
- Tự Ái: chữ Ái chỉ do một cá nhân thụ đắc mà thôi
Kính bạch Sư Phụ,
Tại sao gọi là "Gươm Trí Huệ"? Huệ có nghĩa là gì?
Huệ có nghĩa là Tia Sáng. Trí Huệ là tia sáng xuất phát từ cái Trí của mình. Trí Huệ được diễn tả là một đường thẳng chớ không là vòng hào quang hay là một viên ngọc.
Người có Trí Huệ là người có được một tia sáng phát ra từ tâm linh của mình. Tia sáng đó rất là sắc bén! Nó xuyên thấu hết từ đầu tới chân, từ trái qua phải, bất kỳ nơi nào của tâm linh, nó cũng đều len lỏi vào để tiêu diệt tất cả những gì không đúng. Vì vậy mà Trí Huệ được ví như một thanh gươm sắc bén để phá, để diệt hết tất cả những suy tư sai trái.
Kính bạch Sư Phụ,
Một người có tâm đạo muốn góp phần vào việc giảm thiểu biến động, giúp cho vùng chung quanh mình ở được an bình, tai qua nạn khỏi, người đó phải làm thế nào?
Con đã biết, tất cả biến động đều do tâm không lành của chúng sanh mà khơi dậy lên.
Nếu một người chuyên làm chuyện tốt đẹp, chăm lo tu tập, sửa đổi, giùi mài tâm tánh của mình, biết tích Phước, hành Thiện, người đó sẽ tạo được một ánh hào quang, chẳng những bao che cho mình, mà còn trải rộng ra cho mọi người chung quanh mình nữa.
Kính bạch Sư Phụ,
Trong vài tuần vừa qua, dân chúng tại Philippines và tại miền trung của Việt Nam đã phải trải qua sự phá tác kinh khủng của cơn bão Haiyan. Số người bị thương rất đáng kể; hàng hàng lớp lớp người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, nhà cửa bị đổ nát hoặc bị nước cuốn trôi đi. Cảnh tượng thật thương tâm, không bút mực nào tả xiết!
Vậy, tại sao có biến động? Nó từ đâu mà có? Và sự phá họai, sự hoành hành của biến động dựa trên một cái gì?
Con ơi, để giải thích về những biến động liên tục xảy ra trên toàn thế giới, Thầy phải nhắc lại một lần nữa hai chữ Nghiệp Lực! Nghiệp lực nơi đây là nghiệp lực của một quốc gia, của một dân tộc. Nhưng nghiệp lực đó từ đâu mà có? Chính là từ ở nghiệp lực của từng chúng sanh của quốc gia đó, của dân tộc đó.
Kính bạch Sư Phụ,
Người ta thường nói: tu tập để cho tiêu nghiệp ... nhưng bằng cách nào để tiêu được nghiệp?
Người tu tập phải hiểu một cách tường tận về vòng chu kỳ của nghiệp lực thì mới có thể áp dụng vào đường đời lẫn đường đạo được. Nếu không làm đúng điều đó, việc tu tập sẽ khó đem đến kết quả như ý muốn.
Tu chân chính là luôn kiểm Tâm, Ý, Tánh. Tâm lúc nào cũng phẳng lặng, Ý không vọng động, Tánh không khởi lên, thì nghiệp chướng sẽ khó lòng trỗi dậy để quấy phá.