Kính bạch Sư Phụ,
Trong bài Đới Nghiệp Vãng Sanh, Sư Phụ đã có đề cập đến tư cách của Thánh Chúng. Mà Thánh Chúng cũng đã từng là một chúng sanh của cõi Ta Bà, thì như vậy, người của cõi Ta Bà có bắt buộc phải thụ đắc một tư cách hay không?
Con ơi, sống trong cõi Ta Bà, loài Người hay nói cho đúng ra là chúng sanh, phải làm gì trong cõi Ta Bà?

LacPhap.com xin trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 2 gồm tất cả những bài pháp được đăng tải trên trang LacPhap.com từ tháng Giêng đến tháng sáu năm 2014. Ấn bản dầy 76 trang, gọn, nhẹ, rất tiện di chuyển hay lưu trữ.
Ấn bản cũng rất tiện dụng đối với quý chư thiện hữu cao niên, không có phương tiện được đọc các bài Pháp qua computer.
LacPhap.com xin chân thành kêu gọi sự tiếp tay của quý thiện hữu trong việc hoằng pháp bằng cách phổ biến các ấn bản này cho bạn bè, thân quyến, thân chủ và cộng đồng để giúp cho lời Pháp có cơ hội bay xa đến tận cùng khắp nơi, mọi người cùng chia sẻ những lời Pháp bình dị nhưng không kém phần lợi lạc cho Đời lẫn Đạo.
Nếu quý thiện hữu muốn nhận ấn bản (miễn phí) gửi đến nhà, xin vui lòng ghi tên, địa chỉ và số lượng ấn bản vào form dưới đây hoặc gửi điện thư đến: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nếu quý chư thiện hữu muốn download PDF của ấn bản, xin bấm vào đây để tải về.

Kính bạch Sư Phụ,
Con thường hay nghe rất nhiều người bảo rằng: “Tôi chỉ cầu mong được đới nghiệp vãng sanh, làm một hoa sen nhỏ bé trong ao Liên Trì của cõi Cực Lạc.” Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con hiểu rõ thế nào là Đới nghiệp vãng sanh, hạ phẩm hạ sanh?
Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là về cõi Cực Lạc mang theo hết tất cả những nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.
Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).
Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.
- Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh
- Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh
- Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh
Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:

Trong các bài pháp trước, Thầy đã bảo: “Tâm Bình là cái chìa khóa lớn, có thể mở được tất cả các cửa”.
Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình (do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp lực của kẻ khác.

Người tu tập cần phải nhớ kỹ một điều rằng: tất cả mọi việc trên đời, dù nhỏ bằng hột cát, cũng bị chi phối bởi Nhân và Quả. Cho nên, nếu gặp một hoàn cảnh không được như ý, hoặc nhìn thấy, nghe thấy một cử chỉ, một lời nói, một hành động không tốt đẹp, không thuận lợi, đừng dại dột khởi tâm rung động. Thầy dùng chữ “dại dột” là vì sao? Vì người tạo cho mình những điều không hay đó đang bị dấy bởi Nghiệp Lực của chính họ thì tại sao mình phải chia phần nghiệp lực với họ để làm gì?
