Kính bạch Sư Phụ,
Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: đối với một người bị ma vong dựa nhập, việc tu tập có giúp ích gì cho người đó hay không?
Một người bị dựa nhập, không phải tự nhiên mà người đó bị dựa nhập đâu.
Việc trước tiên đó là ân oán giữa đôi bên; một bên đã trở lại kiếp người rồi, bên kia vẫn còn mang kiếp vong linh, vẫn còn mang niềm uẩn ức trong lòng chưa được giải tỏa, vì vậy chưa siêu thoát được. Vong linh này sẽ đi tìm người đang hiện diện trên cõi Ta Bà để đòi ân oán.
Việc thứ hai, người bị vong ma dựa nhập chắc chắn là có Tâm không lành, Ý-Tánh không tốt, tức là đã có quá nhiều kẽ hở, cho nên vong ma mới có thể lách vào được.
Việc tu tập đòi hỏi hành giả phải sám hối những nghiệp tội của mình đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến hiện kiếp.
Phá thai là một nan đề lớn không riêng cho một Quốc gia nào, mà đó chính là một bài toán khó cho toàn thể chúng sanh trong cõi Ta Bà.
Việc giải đáp bài toán này có liên quan rất nhiều đến:
- Cơ hội làm NGƯỜI của một vong linh.
- Sự thấu hiểu thế nào là Nghiệp Lực và tương quan Nghiệp Lực giữa các chúng sanh.
- Việc siêu thoát của một vong linh và làm thế nào để giúp cho vong linh siêu thoát.
Nam mô Đức Phật Bổn Sư.
Cha Lành Bốn loại tấm gương sáng ngời.
Lòng Từ cứu độ chúng sanh,
Thoát vòng sinh tử sống đời An Nhiên.
Cõi Ta Bà là nơi hiện diện của rất nhiều trược ác, của vô số phiền não, của đủ loại khổ đau.
Chúng sanh trong cõi Ta Bà phải luôn luôn tranh đấu, phải chiến đấu không ngừng nghỉ với chính bản thân mình.
Nghiệp chướng do mình gây tạo từ nhiều đời, nhiều kiếp, luôn quấy phá, khiến cho môi trường sống của mình ít khi được an ổn và thuận lợi.
Mỗi một chúng sanh đều lặn hụp trong cái Biển Khổ nho nhỏ của mình.
Kính bạch Sư Phụ,
-
Hai người A và B là oan gia trong nhiều đời, nhiều kiếp.
Kiếp kia thì người A là chủ nợ, người B là con nợ.
Sang kiếp kế tiếp, người A trở thành con nợ trong khi người B lại tiếp nhận vai trò chủ nợ.
Lúc thì người B trả dư, kiếp sau đòi lại.
Lúc thì người A trả dư, kiếp kế tiếp đòi lại.
Cả hai bên A và B, cứ kẻ này đòi qua, kẻ kia đòi lại; đã nhiều kiếp đi qua, lên xuống nhiều lần mà vẫn chưa thanh toán xong món nợ, và món nợ tự nó cũng không sao cân bằng được.
Cả hai người A và B đều cảm thấy rằng mình bị thiệt thòi, do đó mà nghiệp lực cứ dây dưa, không làm sao chấm dứt được.
Trong trường hợp này, làm sao để thanh toán nghiệp lực?
- Nếu một người nhận ra rằng có người đang trả nợ cho mình, nhưng người chủ nợ đó từ chối không chấp nhận món nợ mà người kia trả, như thế món nợ giữa đôi bên có thể xóa bỏ được không?
-
Ngược lại, nếu người chủ nợ đòi con nợ trả nhiều hơn món nợ thiếu, hậu quả sẽ ra sao?
Món nợ giữa đôi bên sẽ được tính như thế nào cho hợp lý?
Biết ơn là một hành động diễn tả hay bộc lộ sự tha thiết nhớ đến những gì mà người khác đã làm cho mình, đã giúp đỡ mình hay ban bố cho mình.
Nó bao gồm: một điều tốt đẹp, một lời khuyên hữu ích, một sự dễ dàng mà kẻ khác dành cho mình, hay một món vật nào mà người khác đã ban tặng cho mình.
Sự biết ơn nói lên tư cách của một người khi nhận chịu sự giúp đỡ của kẻ khác đối với mình. Sự biết ơn cần phải được phân biệt hẳn hòi: ĐỜI và ĐẠO.