• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jan 04 2014

Chữ Ái

Heart Room - Quynh Ton - 3329873 Heart Room - Quynh Ton - 3329873

Kính bạch Sư Phụ,
Người đời luôn buồn vui, khóc hận, quanh đi, quẩn lại, xoay quanh một chữ Ái. Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được tận tường ý nghĩa thâm sâu cũng như sức công phá mãnh liệt của chữ Ái.

Thầy có thể phân biệt ra ba loại Ái khác nhau đã tác động lên hầu hết mọi chúng sanh. Đó chính là:

  1. Ái Từ: tức là lòng thương người
  2. Ái Dục: chữ Ái đi kèm với dục vọng, mong cầu
  3. Tự Ái: chữ Ái chỉ do một cá nhân thụ đắc mà thôi

+ 119
Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898 Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898

Kính bạch Sư Phụ,
Tại sao gọi là "Gươm Trí Huệ"? Huệ có nghĩa là gì?

Huệ có nghĩa là Tia Sáng. Trí Huệ là tia sáng xuất phát từ cái Trí của mình. Trí Huệ được diễn tả là một đường thẳng chớ không là vòng hào quang hay là một viên ngọc.

Người có Trí Huệ là người có được một tia sáng phát ra từ tâm linh của mình. Tia sáng đó rất là sắc bén! Nó xuyên thấu hết từ đầu tới chân, từ trái qua phải, bất kỳ nơi nào của tâm linh, nó cũng đều len lỏi vào để tiêu diệt tất cả những gì không đúng. Vì vậy mà Trí Huệ được ví như một thanh gươm sắc bén để phá, để diệt hết tất cả những suy tư sai trái.


+ 118
Lupin Flower - Kongkrit Sukying - 51303744.JPG Lupin Flower - Kongkrit Sukying - 51303744.JPG

Kính bạch Sư Phụ,
Một người có tâm đạo muốn góp phần vào việc giảm thiểu biến động, giúp cho vùng chung quanh mình ở được an bình, tai qua nạn khỏi, người đó phải làm thế nào?

Con đã biết, tất cả biến động đều do tâm không lành của chúng sanh mà khơi dậy lên.

Nếu một người chuyên làm chuyện tốt đẹp, chăm lo tu tập, sửa đổi, giùi mài tâm tánh của mình, biết tích Phước, hành Thiện, người đó sẽ tạo được một ánh hào quang, chẳng những bao che cho mình, mà còn trải rộng ra cho mọi người chung quanh mình nữa.


+ 122

LacPhap.com rất hoan hỷ được đón nhận các ảnh chụp của các nhiếp ảnh gia Việt Nam khác để làm "nền" cho các bài Pháp trên trang web.

Nếu quý vị nhiếp ảnh gia có những bức ảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có thể chia sẻ cùng với tất cả đọc giả, xin vui lòng gửi hình ảnh qua email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Xin chân thành cảm tạ.


+ 54
Sunset Coastal Storm - William Phuoc Nguyen - 39233016 Sunset Coastal Storm - William Phuoc Nguyen - 39233016

Kính bạch Sư Phụ,
Trong vài tuần vừa qua, dân chúng tại Philippines và tại miền trung của Việt Nam đã phải trải qua sự phá tác kinh khủng của cơn bão Haiyan. Số người bị thương rất đáng kể; hàng hàng lớp lớp người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, nhà cửa bị đổ nát hoặc bị nước cuốn trôi đi. Cảnh tượng thật thương tâm, không bút mực nào tả xiết!
Vậy, tại sao có biến động? Nó từ đâu mà có? Và sự phá họai, sự hoành hành của biến động dựa trên một cái gì?

Con ơi, để giải thích về những biến động liên tục xảy ra trên toàn thế giới, Thầy phải nhắc lại một lần nữa hai chữ Nghiệp Lực! Nghiệp lực nơi đây là nghiệp lực của một quốc gia, của một dân tộc. Nhưng nghiệp lực đó từ đâu mà có? Chính là từ ở nghiệp lực của từng chúng sanh của quốc gia đó, của dân tộc đó.


+ 134
Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264 Bridge over foggy water - Kate Eleanor Rassia - 48419264

Kính bạch Sư Phụ,
Người ta thường nói: tu tập để cho tiêu nghiệp ... nhưng bằng cách nào để tiêu được nghiệp?

Người tu tập phải hiểu một cách tường tận về vòng chu kỳ của nghiệp lực thì mới có thể áp dụng vào đường đời lẫn đường đạo được. Nếu không làm đúng điều đó, việc tu tập sẽ khó đem đến kết quả như ý muốn.

Tu chân chính là luôn kiểm Tâm, Ý, Tánh. Tâm lúc nào cũng phẳng lặng, Ý không vọng động, Tánh không khởi lên, thì nghiệp chướng sẽ khó lòng trỗi dậy để quấy phá.


+ 94
Marcel Braam - 48953330 Marcel Braam - 48953330

Con nên biết rằng hợp rồi tan, tan rồi hợp, đó là lẽ vô thường! Điều quan trọng là giữ tâm bình - tâm thanh tịnh. Cái gì có đến, rồi sẽ có đi. Đến rồi đi, đi rồi đến, không có gì tồn tại vĩnh viễn. Mỗi người có nghiệp chướng riêng của họ, không ai có thể gánh vác cho ai được cả.

Cho nên, phải biết đổi sự buồn đau thành nghị lực. Dùng sự buồn đau làm phương tiện thúc đẩy mình đi đến mục đích mà mình mong muốn. Niềm đau đớn không ích lợi chi cả, chỉ làm tổn đến thân.

Nên nhớ rằng, một giây đi qua, một phút đi qua, một giờ đi qua, một ngày đi qua, tất cả những thời gian đó nếu được sử dụng vào trong những điều lợi ích vẫn đem đến cho mình một niềm vui.


+ 149
Still Water - Robin Keus - 48281756 Still Water - Robin Keus - 48281756

Kính bạch Sư Phụ,
Nếu một người biết tu tập, tự thấy rằng mình đang bước vào một nghiệp chướng rất sâu dầy, thì người đó phải làm cách nào để chiến đấu với nghiệp chướng của họ?

Thầy đã nhấn mạnh rất nhiều lần đến vòng nghiệp lực. Phải biết rõ vòng nghiệp lực thì mới phá vòng nghiệp lực được. Không hiểu rõ được nó thì khó lòng phá nó được.

Thật sự ra, đối diện với nghiệp lực cũng không có gì là khó khăn. Chiến đấu với nghiệp lực cũng không phải là một điều khó thực hiện. Nhận chân ra nghiệp lực tức là biết nó đến! Biết được sự mất dạng của nó tức là biết nó đi! Biết được nó đến hay đi, chính là nhờ ở tâm phẳng lặng.


+ 141
Bai rat hay, toi muon biet vi Thay da tu chung va noi nhung bai phap thoai nay! Chan thanh cam ta!

 

Kính chào qúy chư thiện hữu,

LacPhap.com xin tỏ dạ tri ân cùng các chư thiện hữu đã hỏi qua về thân thế của vị cao tăng đắc đạo. Đúng theo tôn chỉ của LacPhap.com, trang web này chỉ góp 1 bàn tay nho nhỏ để đem lời Pháp thật bình dị và chân chính đến khắp cùng những nơi nào có sự hiện diện của những người con Phật.

Công việc này từ xưa đến nay đã được các bậc cao tăng tiền bối đảm nhận rất nhiều; sự hiện diện của LacPhap.com ngày hôm nay chỉ là một sự tiếp nối để cho dòng Pháp vẫn mãi mãi luân lưu. Vị cao tăng tu hành đắc đạo nơi trang web LacPhap.com cũng như vị cư sĩ ẩn danh, đệ tử của Người, tất cả đều cùng một tâm nguyện là làm việc cho chư Phật & Bồ Tát và mãi mãi vì chúng sanh và tất cả cho chúng sanh; và nhân danh "Người Con Phật" mà đem lại một chút niềm An Lạc cho khắp mọi người.

Vị cao tăng đắc đạo cùng vị cư sĩ đệ tử của Người là những vị chỉ tha thiết đến đạo pháp mà không tha thiết đến danh xưng, do đó LacPhap.com không giữ bản quyền những bài pháp, chỉ cốt mong sao lời pháp được bay xa để mọi người cùng tiếp nhận và tư duy.

Tất cả mọi thắc mắc liên quan đến các bài pháp nơi đây sẽ được vị cao tăng đích thân lần lượt giải đáp.

Xin chân thành cảm tạ.


+ 79