• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Kính bạch Sư Phụ,

Có người cho rằng: nếu Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trở lại với Chúng Sanh thêm một lần nữa ở hiện đời, chắc có lẽ Ngài sẽ mang đến cho Chúng Sanh nhiều lợi lạc hơn trong việc tôi luyện đời sống Tâm Linh của mỗi Chúng Sanh.


+ 77
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Trần gian đầy khổ nạn
Làm nhọc sức Cha Lành
Trọn đời đem Ánh Đạo
Soi sáng khắp chúng sanh
Chúng con luôn ghi tạc
Thâm Ân Phật Thích Ca

Kính bạch Sư Phụ,
Từ nhiều thập niên qua đã có cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài: ĐẠO PHẬT: Một Tôn Giáo hay một Triết Lý.
Con muốn thỉnh ý Sư Phụ về những quan điểm bất tương đồng này, theo đó thì: ĐẠO PHẬT là một Tôn Giáo hay đó là một Phương Thức Để Thăng Hoa?

Trước tiên, Thầy định nghĩa PHẬT là gì?


+ 56
497201299 497201299

Kính bạch Sư Phụ,

Đa số những người đến với Đạo Phật, chọn Đạo Phật làm Tín Ngưỡng khai sáng đời sống Tâm Linh của mình, đều lấy việc TỤNG KINH làm trọng. Tụng bất cứ cuốn KINH nào, càng khó, càng nhiều, càng dày, càng được nhiều người biết tới thì….càng tốt! Họ cảm thấy tự mãn và sảng khoái khi có thể hành trì được việc TỤNG nhiều thời KINH trong ngày. Xem như là họ đã hoàn tất được việc tu tập! Nếu việc tu tập chỉ chú mục vào có việc TỤNG KINH mà thôi, thì người Phật Tử có đi trọn được hết con đường tu tập của mình hay không?


+ 57
Mar 18 2018

Sự Để Tâm

599945639 599945639

Sự ĐỂ TÂM là một đức tánh rất đáng đề cao của một người làm việc không tắc trách, với tất cả sự để ý, sự cẩn thận và tỉ mỉ, từ việc lớn lao có tính cách quan trọng cho đến việc rất là nhỏ nhặt, xem ra không đáng kể.

Người để tâm không hành xử mọi việc một cách chiếu lệ, cho lấy có, lấy rồi mà không cần biết cái kết quả của việc mình làm sẽ ra sao?

Người để tâm luôn luôn làm việc với tất cả tấm lòng rung động của mình; việc dù nhỏ nhặt cách mấy, dù tầm thường cách mấy, họ vẫn hoàn tất với sự hăng say, với lòng tha thiết, với niềm hứng khởi và tươm tất.


+ 70
LacPhap.com LacPhap.com

Tâm ta không phiền não
Tâm ta không dấy động
Tâm không chứa ai bi
Tâm không vương sân hận
Tâm ta không sợ sệt
Tâm ta chẳng âu lo
Tâm không đầy dục lạc
Tâm cũng chẳng luyến tham
Tâm ta luôn sảng khoái
Tâm phấn chấn hồn nhiên
Ấy là Tâm An Lạc

Download PDF - 44 Mb

 


+ 81
Jan 13 2018

Thọ Tam Quy

Một người khi quyết định chọn vị lãnh đạo tối cao cho Tâm Linh của mình là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, người đó sẽ được hướng dẫn để thọ TAM QUY.

TAM QUY LÀ GÌ?

Quy có nghĩa là nương tựa.

Quy y Phật là nương tựa vào Phật.

Quy y Pháp là nương tựa vào lời giảng dạy, chỉ dẫn, dạy dỗ của Phật.

Quy y Tăng là nương tựa vào người thay mặt Phật mà hành xử vai trò lãnh đạo Tâm Linh cho Chúng Sanh.


+ 77

LacPhap.com trả lời một Đạo Hữu cao niên hỏi: làm thế nào để tuổi cao tu tập cho được hiệu quả?

Đọc thư của Đạo Hữu mà không khỏi bùi ngùi, cám  cho cái cảnh thân già cô độc, bệnh tật vây quanh, tuổi cao sức yếu, đi đứng khó khăn, té lên té xuống. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó đã không cản trở được tấm lòng kiên quyết hướng về Phật của Đạo Hữu.

Tu tập là quy hướng vào cái Nội Tâm của chính mình, cốt làm sao cho nó ngời sáng lên, rực rỡ lên. Tất cả những nghi thức rườm rà, lễ mễ là do Người đời đặt ra, bày vẽ ra. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vì quá chán ngán và sợ hãi những cung cách rắc rối và quá đáng của cung đình mà mạnh dạn rời hoàng cung, dấn thân đi tìm Chân Lý, Ngài đã sống đời giản dị và khiêm cung đi chân đất, đắp y thô. Thế mà người đời ngày nay đã chịu khó dở lại trang sử cũ, đánh bóng, tô điểm nó cho rực rỡ hơn với hằng bao nhiêu nghi thức, bao nhiêu lễ nghi rườm rà, và tự cho rằng như thế mới tỏ rõ được lòng kính bái Đức Bổn Sư. Ở tận trên cao nhìn xuống, chắc chắn rằng Đức Bổn Sư phải lắc đầu thở dài ngao ngán!!

Nói dài dòng thế này cũng chỉ để nhắc cho Đạo Hữu nhớ rằng, khi tu tập đừng quá lễ mễ, trọng hình thức, không cần phải ở trước bàn thờ, phải quỳ nghiêm chỉnh vái lạy, cứ mỗi một lạy thì kèm theo một tiếng chuông v.v… trong lúc Đạo Hữu đứng không vững dù rằng đã tựa vào chiếc xe đẩy. Nếu hình thức được thực hiện đầy đủ nhưng lòng chân thật tu tập không có, tánh xấu cứ chất chồng không hề được sửa đổi, được giùi mài, nghiệp chướng nặng nề không từng được sám hối, được ăn năn để thu nhỏ lại và biến mất, thì dù cho hết kiếp này, 2 chữ TU TẬP vẫn là những từ ngữ rất hững hờ, không mang một ý nghĩa nào cả, một phương tiện nào cả để giúp cho sự thăng hoa của Tâm Linh.


+ 52

Người tu tập chân chính hiểu rõ rằng: mọi sự vật, sự việc trên đời, dù nhỏ như hạt bụi cũng vẫn bị chi phối bởi Nhân và Quả, và tác động của nhân và quả gây tạo nên Nghiệp Lực. Chính cái Nghiệp Lực mới lèo lái một Chúng Sanh, chạy không ngừng nghỉ trong sáu nẻo Luân Hồi.

Là một Chúng Sanh của cõi Ta Bà, dù là một dân tộc nào, màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, thậm chí đến tôn giáo hoàn toàn khác biệt, vẫn không có sự ngoại lệ đối với Luật Nhân Quả. Mà một khi nhân quả đã xuất hiện rồi thì tức khắc có Nghiệp Lực đi kèm. Tín ngưỡng là những nghi thức ở mặt ngoài, hướng dẫn cho người theo tín ngưỡng đó đi trên con đường mà tín ngưỡng đó đã vạch ra với mục đích tiến đến cái Toàn Chân, Toàn Bích.

Tuy nhiên, có đặt chân trên mặt đường mới biết được mặt đường có bằng phẳng hay gập ghềnh; có lội qua suối mới biết suối sâu hay suối cạn; có băng rừng mới biết rừng thưa hay rừng già; và có chạm tay vào vách núi mới cảm nhận được vách núi lài hay sừng sửng.

Tôn giáo nào cũng dạy cho tín hữu của mình cách thức để vượt qua những khó khăn trong cuộc hành trình.

Con đường Đời dài lê thê, chạy song song với con đường Đạo, Chúng Sanh dùng những phương tiện của đường Đạo để chỉnh sửa lại những hầm hố, chông gai, khúc khuỷu của đường Đời, biến mặt đường trở nên bằng phẳng và dễ đi.

Người tu tập chân chính nhận chân rất rõ ràng từng cái vướng mắc của đoạn đường Đời mình trải qua và sử dụng đúng những phương tiện nào của Đạo để san bằng vướng mắc. Tất cả những vướng mắc đó chính là những mắt xích của Nghiệp Lực đã theo đuổi mình từ nhiều kiếp đã qua.

Người không thiết tha với Đạo, chưa từng đặt chân trên con đường Đạo, không biết sử dụng những phương tiện của đường Đạo để chỉnh sửa đường Đời của mình, để cho bước chân của mình không còn bị vấp phải chông gai, hầm hố nữa, họ tìm đến các người tự xưng là chiêm tinh gia, các vị chuyên nghiên cứu về tử vi, bói dịch, các vị chuyên gia về cầu cơ và thậm chí họ còn sử dụng Tà Đạo để cầu tìm một sự an bình cho cuộc đời mình.

Con đường Đời đang bằng phẳng, nay bỗng nhiên gặp phải hố sâu vực thẳm, Chúng Sanh đâm ra bỡ ngỡ, Chúng Sanh hốt hoảng, Chúng Sanh cầu cứu, Chúng Sanh kêu la giúp đỡ. Chúng Sanh cầu viện người giải quyết sự khó khăn cho mình, trong khi nếu Chúng Sanh chịu khó suy nghĩ và tháo vát một chút, sẽ thấy rằng: chỉ cần tìm một miếng ván bắt qua cái hố là sẽ có thể tiếp tục con đường của mình rồi. Bản chất ù lì biếng nhác suy tư, hay lo sợ hảo huyền và trí tưởng tượng khá phong phú sẽ đưa Chúng Sanh dễ dàng vào việc Mê Tín Dị Đoan.

 


+ 68
Oct 01 2017

Bồ Tát Giới

Kính bạch Sư Phụ,

Thông thường, một người mới bước chân vào đường tu tập hay được khuyên nên thọ Ngũ Giới. Sau một thời gian làm quen với việc tu tập, hành trì những nghi thức tu tập, đọc pháp, tu duy pháp, thâm nhập pháp, áp dụng được pháp vào đời sống, họ tiến lên một bước cao hơn trong việc thọ giới. Một đẳng cấp Giới Luật mà đa số Phật Tử hiện nay rất trọng vọng và ưa thích được thọ trì, chính là BỒ TÁT Giới.

Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: thế nào là Bồ Tát giới và có phải là thọ giới luật Bồ Tát để được trở thành Bồ Tát ở Cực Lạc hay không?

Thọ giới có nghĩa là nhận giới, nhận những sự cấm đoán để không làm việc này hay không làm việc kia.

Thọ Ngũ Giới là nhận chịu một sự cấm đoán trong 5 điều.

Thọ Bồ Tát giới là nhận cái việc bớt đi quyền lợi của mình để ban phát, chia sẻ lại cho người khác.

Thọ Tỳ Kheo giới là nhận chịu bỏ đi gần hết tất cả những quyền lợi của mình để chỉ làm lợi cho kẻ khác.

Nói một cách khác đi, người thọ Bồ Tát giới hay Tỳ Kheo giới là người “trải thân mình” để đem lại niềm vui và sự lợi ích cho kẻ khác.


+ 64

Biểu tượng cho cõi Cực Lạc là hình ảnh của Tây Phương Tam Thánh, với Vị Giáo Chủ là Đức A Di Đà Phật, cùng với hai cánh tay “đắc lực” của Ngài là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Quán Thế Âm Bồ Tát vang danh trong cõi Ta Bà, dưới nhiều danh hiệu khác nhau tùy từng nơi Ngài xuất hiện. Người Đời đã tốn không ít giấy mực ca ngợi Công Đức của Vị Đại Bồ Tát này, trọn lòng thương lo, chăm sóc cho Chúng Sanh, không bao giờ quản công lao lên xuống để cứu độ Chúng Sanh.

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát thì ngược lại, Ngài rất ít xuất hiện ở cõi Ta Bà, chỉ trừ trường hợp “Tiếp Dẫn” mà thôi. Tuy nhiên, toàn thể Thánh Chúng của Cực Lạc đều do một tay Ngài dạy dỗ, huấn luyện. Những ai đã phát nguyện vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, nếu may mắn trở thành Thánh Chúng, đều bắt buộc phải qua thời gian tu tập từ lúc còn trong thai sen cho đến khi xuất Liên Hoa, rồi trở thành Bồ Tát, tức là sẽ được cái cơ hội gần gũi, nhận được sự chỉ dạy, sự uốn nắn của một vị Đại Bồ Tát mà Đức A Di Đà Phật đã đặt cho cái tên là ĐẠI HÙNG ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ!

Kính bạch Sư Phụ,

Cái Ý nghĩa của Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí là như thế nào mà Đức A Di Đà Phật đã đặt cho Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát?


+ 79