Hạnh Phúc
Hạnh Phúc trải khắp nẻo đường đời
An lạc trong tâm, sửa tánh soi
Tu tâm giữa dòng đời vạn biến
Phật Thích Ca, ngọn đuốc soi mời.
Ngài đến, tâm hồn trong sáng tỏ
Ánh Đạo lan tỏa, chúng sanh vui
Từ bi nguyện cầu cho thế giới
Thấm nhuần lời Phật, khỏi Bến Mê.
Cầu Tự
Mừng Xuân Giáp Thìn
LacPhap.com chân thành kính chúc
Đạo Hữu xa gần
Cùng Quý Gia Đình
Hưởng Lộc đầu Xuân
Tiền Tài phong phú
Việc làm vững chãi
Hạnh Phúc tràn đầy
Thân Tâm An Lành
Đường TU rộng mở
Trí Huệ phát sáng
Trọn niềm ước mơ.
Kính bạch Sư Phụ,
Thông thường, ngày Đầu Năm hoặc những ngày Rằm lớn như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, Rằm tháng 10, hay ngày lễ Phật Đản, Phật Tử nô nức đến chùa để cầu nguyện, để cầu xin. Mọi người tin tưởng rằng, các Đấng Từ Bi, Thần Thánh các nơi sẽ hiện diện vào những ngày Lễ Hội này, lắng nghe và ghi nhận những lời cầu xin, van vái của Chúng Sanh và dễ dàng đáp ứng. Đây là dịp để cho mọi người trút hết tâm sự, trút hết nỗi lòng với Ơn Trên vì họ tin sẽ nhận được sự hồi đáp. Trong số những lời cầu xin, có không ít những lời vô cùng thiết tha, khẩn thiết, cầu xin Ơn Trên ban cho một đứa con.
Bạch Sư Phụ, nghiệp lực giữa Cha Mẹ và Con Cái là nghiệp lực mặt đối mặt, khi nghiệp lực đó triển khai thì sẽ thấy ngay đó là Họa hay Phước? Đối với đứa con Cầu Tự thì nguyên tắc này vẫn còn được áp dụng hay thuộc về ngoại lệ?
Trước tiên Thầy nêu lên 2 vấn đề luôn song hành nhau và cũng luôn tạo nhiều rắc rối trong cuộc sống cũng như trong suốt cuộc đời của một Chúng Sanh, đó là Phá Thai và Cầu Tự.
Tập Khí - Bài Học Nghiệp Lực
Kính bạch Sư Phụ,
Bàng bạc trong các bài Pháp, Sư Phụ đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại các cụm từ "Bài Học Nghiệp Lực" và "Tập Khí". Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thật rõ ràng tính chất của các từ ngữ kể trên để cho hàng Phật Tử chúng con thấu triệt, hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn, cũng như mang đến một kết quả tốt đẹp hơn.
Đời Sống Tâm Linh
Kính bạch Sư Phụ,
Bất kỳ một con người bằng xương bằng thịt, hiện diện nơi cõi Ta Bà, không phân biệt Chủng Tộc, màu da, tiếng nói, đều sở hữu 2 đời sống: Đời Sống Vật Chất và Đời Sống Tâm Linh. Cả hai đời sống đó đều hoạt động song hành trong Thân Xác của mỗi Chúng Sanh.
Đời Sống Vật Chất thì quá quen thuộc với mọi người, nếu không muốn nói là càng ngày con người càng bị quấn chặt vào trong quỷ đạo của nền văn minh vật chất.
Đời Sống Tâm Linh xem ra còn mới mẻ với một số khá đông người, nhất là những người Trẻ ngày nay; họ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào sự thăng tiến vượt bực của khoa học, và tỏ vẻ nghi ngờ trước những gì mà họ không sờ mó được, không đụng chạm được cũng như không đo đạc được.
Con không có tham vọng dẫn dụ một ai, tuy nhiên con biết rằng, Đời Sống Tâm Linh có thể giúp cho một con Người sống trong niềm An Lạc, và con Người vượt lên cao hay trầm luân trong Bể Khổ từ KIẾP này qua KIẾP kia cũng là do từ ở Đời Sống Tâm Linh.
Con kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thật rõ ràng thế nào là Đời Sống Tâm Linh? Cũng như tầm quan trọng của sự hiện hữu của Đời Sống Tâm Linh trong cuộc đời của một con Người.
Sám Hối Như Thế Nào Là Đúng Cách?
Chúng Sanh đến cõi Ta Bà, thoạt đến thoạt đi, từ vô thỉ kiếp cho đến nay, số lần đến đi không sao kể xiết. Cứ mỗi lần đến thì lại xảy ra không chuyện nhỏ thì cũng chuyện lớn, Chúng Sanh gây tạo nhiều xích mích, nhiều phiền toái, thậm chí nhiều máu đổ với người chung quanh; khi ra đi thì bỏ lại sau lưng mình biết bao nhiêu nghiệp chướng, bao nhiêu oan trái. Đó là chưa kể, mỗi khi hiện diện ở cõi Ta Bà, Chúng Sanh phải đối mặt với biết bao nhiêu Oan Gia Trái Chủ tìm đến để đòi lại những món Nợ năm xưa.
Chúng Sanh không thể thanh toán nợ nần cho các Oan Gia Trái Chủ bằng cách trả tiền mặt, hay chuyển khoản ngân hàng, cũng không thể đem cầm cố đất đai, nhà cửa để trừ NỢ được. Chúng Sanh chỉ có thể duy nhất dùng phương cách SÁM HỐI để làm cho tiêu trừ những Món Nợ Nghiệp Chướng mà thôi!
Vô Minh
Trong niềm hân hoan
Đón mừng Phật Đản
Đệ Tử chúng con
Không quên trau giồi
Giữ gìn Đạo hạnh
Chuyên tâm chỉnh sửa
Tâm - Ý - Tánh mình
Luôn được ngời sáng
Kính dâng Phật Tổ
Tấm lòng tha thiết
Tìm cầu giải thoát
Sinh-Tử Luân-Hồi
Thề quyết một lòng
Ăn Năn Sám Hối
Bứt phá gông xiềng
Đoạn lìa Nghiệp Chướng
Gắng công tu tập
Đem hết Công Đức
Phước Đức hành Thiện
Hồi Hướng Pháp Giới
Chúng Sanh muôn Loài
Oan Gia Trái Chủ
Khấu đầu nhận lỗi
Chân thành đền đáp
Những lỗi lầm xưa
Pháp Môn Sám Hối
Đi đúng đường hướng
Phật Tổ vạch ra
Giúp cho Chúng Sanh
Đoạn lìa Sanh Tử
Thoát Kiếp Luân Hồi
Ung dung tự tại
Sống đời Viên Mãn
Chúng con thành tâm
Xin ghi tạc dạ
Ân Đức của Ngài
Dốc lòng tu tập!
Nuối Tiếc
Kính bạch Sư Phụ,
Con có đọc được một quyển sách của một cô y tá chăm sóc cho những bệnh nhân sắp sửa lìa Đời, cô ấy đã tiếp xúc với rất nhiều người sắp lâm chung. Qua tâm sự của những người này, cô góp nhặt lại những điều mà họ nuối tiếc nhất trong cuộc đời của họ.
Trước tiên là: họ không sống thật với lòng mình, họ sống theo thị hiếu nhiều hơn và cũng không sống đúng với cái nguyên tắc căn bản thông thường của cuộc sống làm Người.
Điều thứ 2: Họ chạy theo tiền bạc, vật chất quá nhiều; họ phải cật lực làm việc, không phải chỉ để nuôi sống bản thân mình và gia đình, mà còn trang trải những đòi hỏi vật chất, do đó mà họ uổng phí đi quá nhiều thì giờ.
Điều thứ 3: Họ nuối tiếc là vì họ không có đủ can đảm để diễn tả cái tâm tư của họ đối với những người chung quanh, do đó mà họ lẳng lặng, âm thầm.
Điều thứ 4: Họ nuối tiếc nhiều là họ đã không giao tế tốt đẹp hơn với bà con, với bạn bè.
Điều thứ 5: Họ nuối tiếc là họ đã không lựa chọn được một cuộc sống giúp cho họ hạnh phúc hơn, tuy rằng họ không lựa chọn được hoàn cảnh, nhưng, họ vẫn có thể chọn được cái phản ứng đối với những hoàn cảnh, chọn được cái cách thức để họ đối đầu với một vấn đề; và họ ước gì họ có được những chọn lựa để đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Đó là 5 cái điều mà người ta đã chia sẻ lại với cô y tá trong giây phút lâm chung. Có thể nói, đây là những điều mà người ta nuối tiếc nhất trong cuộc đời của họ.
Con muốn thỉnh ý Sư Phụ là, Chúng Sanh nên sống như thế nào để vào phút lâm chung có ít đi, hay không muốn nói là không có sự Nuối Tiếc nào cả? và làm sao để giúp cho một Vong Linh có thể nhẹ nhàng buông bỏ những Nuối Tiếc của mình lúc còn sanh tiền để có thể dễ dàng siêu thoát?
Cõi Trời - Cõi Phật
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã chuẩn bị rất là chu đáo cho việc viên tịch của Ngài. Đức A Di Đà Phật, Vị Giáo Chủ của Tây Phương Cực Lạc Quốc đã được Đức Bổn Sư trân trọng giới thiệu cùng Chúng Sanh của cõi Ta Bà. Cõi Tịnh này sẵn sàng mở rộng vòng tay tiếp rước bất cứ AI tha thiết với Đạo Pháp và đạt đủ tiêu chuẩn của Cực Lạc là Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn trong từ 1 đến 7 ngày liên tục.
Đa phần những người con Phật đều mong mỏi được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc, sau khi bỏ Báu Thân. Vấn đề chánh yếu nơi đây không phải bàn về sự thù thắng vi diệu của cõi Cực Lạc, mà chính là đề cập đến tiêu chuẩn của Cực Lạc, đòi hỏi Chúng Sanh của Cõi Ta Bà phải làm thế nào để đạt được tiêu chuẩn đó.
Tiêu Chuẩn Niệm Phật nhất tâm bất loạn trong từ 1 đến 7 ngày liên tục đã đưa đến một sự “ngộ nhận” tai hại của Chúng Sanh cõi Ta Bà trong một thời gian quá dài. Chúng Sanh niệm Phật ngày đêm, miệng niệm, tay lần chuỗi, số lần Niệm Phật phải kể tính bằng số Ngàn; có khi chuyện trò với nhau mà tay vẫn không rời những hạt chuỗi. Thậm chí trong câu chuyện, đôi khi thiếu sự tương tác, cảm thông nhau, đưa đến sự bất hòa gây gổ, thế mà tay vẫn không ngừng lần chuỗi hạt!!
Người Người Niệm Phật, Nhà Nhà niệm Phật, cùng nhau Niệm Phật để được Vãng Sanh Cực Lạc! Chúng Sanh chỉ biết trước mắt là Niệm Phật, niệm càng nhiều càng tốt, Chúng Sanh chưa hề tư duy câu nói của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là, Niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn trong từ 1 đến 7 ngày liên tục.
Thế nào là Nhất Tâm Bất Loạn?
Pháp Môn Tu Tập
Mừng Xuân QUÝ MÃO
Chân thành kính chúc
Đạo Hữu xa gần
Tâm Xuân phơ phới
Ý Xuân chan hòa
Lộc Xuân tràn đầy
Hy Vọng chứa chan
Tương Lai ngời sáng
Kính bạch Sư Phụ,
Có nhiều người rất có Đạo Tâm, nhưng vì không có Trí Huệ để có thể minh định cách tu nào là thích hợp với bản thân mình? Họ chỉ có thể tự cho rằng, nếu hằng ngày mình biết ngồi Thiền, biết Niệm Phật, biết Hành Thiện thì cuộc đời của mình sẽ bớt đi những sóng gió, sẽ yên ổn hơn.
Một lối suy nghĩ rất là tiêu cực và có vẽ như an phận!
Họ chưa từng đặt những câu hỏi xa hơn, như là:
-
Nếu tôi giữ cách thức tu như vậy thì sau khi tôi chết, tôi sẽ đi về đâu?
-
Dù rằng tôi biết ăn chay, niệm Phật, ngồi Thiền, nhưng tại sao tôi vẫn đối diện với nghịch cảnh?
-
Trong Đạo có đề cập đến 2 chữ Chứng Đắc, điều này có phải là chỉ dành cho những Bậc Cao Tăng tu tập đến bậc thượng thừa hay không?
-
Người bình thường như tôi có thể nào tu chứng đắc được hay không?
-
Người tu chứng đắc sẽ có cảm giác như thế nào?
Kính xin Sư Phụ từ bi hướng dẫn cho hàng Phật Tử chúng con cách thức để lựa chọn một Pháp Môn Tu Tập vừa đơn giản, vừa dễ thâm nhập, vừa dễ dàng hành trì, và điều quan trọng là đem lại một kết quả tối đa.
Bên cạnh đó, còn có một vấn đề quan trọng khác mà con muốn đề cập đến, đó chính là tính cách thiết thực của một Pháp Môn Tu. Không phải chỉ có người theo Đạo Phật mới hành trì được Pháp Môn này, mà bất cứ ai muốn cải thiện con người mình để trở nên Toàn Thiện, Toàn Mỹ thì đều có thể thực hành Pháp Môn Tu này, cho dù họ đang là tín đồ của bất cứ một tôn giáo nào.
Trí Tuệ và Trí Huệ
Hôm nay Thầy Trò chúng ta cùng nhau tư duy thế nào là trí tuệ và trí huệ. Nguyên thủy, trí tuệ hay trí huệ chỉ là một vì chúng có cùng một ý nghĩa, một tính chất, đó là sự sáng suốt, sự thông suốt, sự lãnh hội mau lẹ mọi ý tưởng, mọi vấn đề, có sáng kiến, biết phân biệt và biết tư duy.
Tuy nhiên, từ rất lâu xa, nếu có một ai đó có tư chất thông minh, giỏi đối đáp, giỏi ứng phó, có tài thao lược, nhiều kế mưu, giỏi thuật trị nước an dân, dễ dàng vẫy vùng trong việc phát minh, sáng tạo ... họ được người Đời tôn vinh là kẻ có Trí Tuệ Tuyệt Vời.
Sau nhiều năm nhiều tháng được lập đi lập lại, được người Đời thường xuyên sử dụng, từ ngữ Trí Tuệ đã mặc nhiên thay thế cho cụm từ Trí Thông Minh và vô tình đưa đến sự lẫn lộn trong vấn đề hiểu sai sót về từ ngữ Trí Tuệ và Trí Huệ.
Kính bạch Sư Phụ,
Như vậy thì giữa Trí Tuệ và Trí Huệ, sự khác biệt nhau như thế nào?
Thầy sẽ phân tích trước tiên phần Trí Tuệ.