Hạnh Phúc trải khắp nẻo đường đời
An lạc trong tâm, sửa tánh soi
Tu tâm giữa dòng đời vạn biến
Phật Thích Ca, ngọn đuốc soi mời.
Ngài đến, tâm hồn trong sáng tỏ
Ánh Đạo lan tỏa, chúng sanh vui
Từ bi nguyện cầu cho thế giới
Thấm nhuần lời Phật, khỏi Bến Mê.
Mừng Xuân Giáp Thìn
LacPhap.com chân thành kính chúc
Đạo Hữu xa gần
Cùng Quý Gia Đình
Hưởng Lộc đầu Xuân
Tiền Tài phong phú
Việc làm vững chãi
Hạnh Phúc tràn đầy
Thân Tâm An Lành
Đường TU rộng mở
Trí Huệ phát sáng
Trọn niềm ước mơ.
Kính bạch Sư Phụ,
Thông thường, ngày Đầu Năm hoặc những ngày Rằm lớn như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, Rằm tháng 10, hay ngày lễ Phật Đản, Phật Tử nô nức đến chùa để cầu nguyện, để cầu xin. Mọi người tin tưởng rằng, các Đấng Từ Bi, Thần Thánh các nơi sẽ hiện diện vào những ngày Lễ Hội này, lắng nghe và ghi nhận những lời cầu xin, van vái của Chúng Sanh và dễ dàng đáp ứng. Đây là dịp để cho mọi người trút hết tâm sự, trút hết nỗi lòng với Ơn Trên vì họ tin sẽ nhận được sự hồi đáp. Trong số những lời cầu xin, có không ít những lời vô cùng thiết tha, khẩn thiết, cầu xin Ơn Trên ban cho một đứa con.
Bạch Sư Phụ, nghiệp lực giữa Cha Mẹ và Con Cái là nghiệp lực mặt đối mặt, khi nghiệp lực đó triển khai thì sẽ thấy ngay đó là Họa hay Phước? Đối với đứa con Cầu Tự thì nguyên tắc này vẫn còn được áp dụng hay thuộc về ngoại lệ?
Trước tiên Thầy nêu lên 2 vấn đề luôn song hành nhau và cũng luôn tạo nhiều rắc rối trong cuộc sống cũng như trong suốt cuộc đời của một Chúng Sanh, đó là Phá Thai và Cầu Tự.
Kính bạch Sư Phụ,
Bàng bạc trong các bài Pháp, Sư Phụ đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại các cụm từ "Bài Học Nghiệp Lực" và "Tập Khí". Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thật rõ ràng tính chất của các từ ngữ kể trên để cho hàng Phật Tử chúng con thấu triệt, hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn, cũng như mang đến một kết quả tốt đẹp hơn.
Kính bạch Sư Phụ,
Bất kỳ một con người bằng xương bằng thịt, hiện diện nơi cõi Ta Bà, không phân biệt Chủng Tộc, màu da, tiếng nói, đều sở hữu 2 đời sống: Đời Sống Vật Chất và Đời Sống Tâm Linh. Cả hai đời sống đó đều hoạt động song hành trong Thân Xác của mỗi Chúng Sanh.
Đời Sống Vật Chất thì quá quen thuộc với mọi người, nếu không muốn nói là càng ngày con người càng bị quấn chặt vào trong quỷ đạo của nền văn minh vật chất.
Đời Sống Tâm Linh xem ra còn mới mẻ với một số khá đông người, nhất là những người Trẻ ngày nay; họ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào sự thăng tiến vượt bực của khoa học, và tỏ vẻ nghi ngờ trước những gì mà họ không sờ mó được, không đụng chạm được cũng như không đo đạc được.
Con không có tham vọng dẫn dụ một ai, tuy nhiên con biết rằng, Đời Sống Tâm Linh có thể giúp cho một con Người sống trong niềm An Lạc, và con Người vượt lên cao hay trầm luân trong Bể Khổ từ KIẾP này qua KIẾP kia cũng là do từ ở Đời Sống Tâm Linh.
Con kính xin Sư Phụ từ bi giải thích thật rõ ràng thế nào là Đời Sống Tâm Linh? Cũng như tầm quan trọng của sự hiện hữu của Đời Sống Tâm Linh trong cuộc đời của một con Người.
Chúng Sanh đến cõi Ta Bà, thoạt đến thoạt đi, từ vô thỉ kiếp cho đến nay, số lần đến đi không sao kể xiết. Cứ mỗi lần đến thì lại xảy ra không chuyện nhỏ thì cũng chuyện lớn, Chúng Sanh gây tạo nhiều xích mích, nhiều phiền toái, thậm chí nhiều máu đổ với người chung quanh; khi ra đi thì bỏ lại sau lưng mình biết bao nhiêu nghiệp chướng, bao nhiêu oan trái. Đó là chưa kể, mỗi khi hiện diện ở cõi Ta Bà, Chúng Sanh phải đối mặt với biết bao nhiêu Oan Gia Trái Chủ tìm đến để đòi lại những món Nợ năm xưa.
Chúng Sanh không thể thanh toán nợ nần cho các Oan Gia Trái Chủ bằng cách trả tiền mặt, hay chuyển khoản ngân hàng, cũng không thể đem cầm cố đất đai, nhà cửa để trừ NỢ được. Chúng Sanh chỉ có thể duy nhất dùng phương cách SÁM HỐI để làm cho tiêu trừ những Món Nợ Nghiệp Chướng mà thôi!