• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Aug 24 2022

Lắng Nghe

2035823867 2035823867

Kính bạch Sư Phụ,

Trong đời sống hằng ngày có nhiều tình huống xảy ra đưa đến việc hiểu lầm nhau, oán trách nhau, giận hờn nhau, thù hằn nhau, thậm chí đến thanh toán lẫn nhau ... Tất cả những điều tai hại kể trên đều bắt nguồn từ ở sự thiếu lắng nghe.

Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ những điều Lợi và Bất Lợi của việc Lắng Nghe để mọi người có thể tránh được những tình huống khó xử và đáng tiếc xảy ra trong cuộc sống.

Thời bây giờ người ta thiếu lắng nghe rất nhiều. Chính vì thiếu lắng nghe cho nên từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, trật tự bị xáo trộn, đưa đến một tình trạng hỗn độn, không có lời diễn tả.

Trên nguyên tắc căn bản, lắng nghe là một tánh tốt … rất là tốt, vì có lắng nghe thì mới hiểu rõ được người ở trước mặt mình muốn nói cái gì? Muốn diễn tả cái gì? Muốn đòi hỏi cái gì? Muốn xin xỏ cái gì? Ý kiến của người đó ra sao về vấn đề đang bàn luận với nhau? Biết lắng nghe mới có thể dung hòa một cách dễ dàng những lời phản biện trái chiều, vì không phải bất kỳ ý kiến nào cũng là hay, là đúng, là nên nghe theo.

Cần phải lắng nghe để mới có thể loại bỏ những điều không cần thiết để nghe. Có lắng nghe mới biết được cái ý kiến trái chiều với mình ra làm sao? Có đôi khi ý kiến trái chiều đó là một sự nhắc nhở để cho mình thấy rằng mình đã làm điều sai, điều không hợp lý, không vừa ý cho rất nhiều người khác. Cũng có khi ý kiến trái chiều đó dẫn dắt mình đi tới một tư tưởng hay hơn, một hành động khôn ngoan hơn, những cách cư xử nhẹ nhàng hơn, và nhờ đó mà không gây ra những cảnh thiếu hiểu biết giữa nhiều người với nhau.


+ 35

Kính bạch Sư Phụ,

Qua bài Pháp Vô Tình Chúng Sanh, Sư Phụ có đề cập đến "Lòng Từ Mẫn của Chư Thần" đối với Loài Vô Tình. Theo con được biết, Loài Vô Tình đã góp phần rất là nhiều trong việc tạo dựng một khung cảnh xanh tươi, thoáng mát, đẹp mắt, quyến rũ, và làm cho cái Hành Tinh Xanh của chúng ta càng ngày càng khởi sắc, càng đậm nét tươi xanh hơn. Tất cả những bức tranh thiên nhiên sống động, cực kỳ diễm lệ mà toàn thể Chúng Sanh của cõi Ta Bà đã từng say mê, ngơ ngẩn đắm chìm trong vẽ đẹp tuyệt vời của chúng, chính là do sự đóng góp của các Chư Thần qua Lòng Từ Mẫn, tạo nên niềm cảm hứng, sự khích động, sự hân hoan, lòng háo hức muốn phô trương tất cả những nét đẹp, những linh động, những sinh khí tiềm tàng của tất cả Loài Vô Tình.

Đối với Hữu Tình Chúng Sanh, con muốn biết xem các Chư Thần đã có những đóng góp nào hay không vào trong đời sống của Loài Người? Chắc chắn rằng, Chúng Sanh của cõi Ta Bà đã quá quen thuộc với 2 chữ Chư Thần. Tuy nhiên, người ta lại thường nhắc đến Chư Thần với ý niệm mê tín dị đoan nhiều hơn là một sự đóng góp.

Kính xin Sư Phụ từ bi giúp cho con cũng như những người hữu duyên được giải tỏa những thắc mắc và đồng thời làm sáng tỏ cái ý niệm mê tín dị đoan mà Chúng Sanh đã gán cho Chư Thần.

Vòng tròn Sanh Tử đã đưa Chúng Sanh trở đi trở lại cõi Ta Bà này không biết bao nhiêu lần rồi. Ngày hôm nay, ở hiện kiếp, Chúng Sanh ra Đời, lớn lên, sống với cuộc sống của mình, dù cho giàu có, hay nghèo hèn, Chúng Sanh cũng đều nghĩ rằng, đây là một điều tự nhiên.

Cuộc sống là tự nhiên, con người là tự nhiên, phong ba bão táp là tự nhiên, núi non sông ngòi biển cả là tự nhiên. Trước mắt của Chúng Sanh, cái gì cũng là tự nhiên có sẵn, do đó mà tự nhiên biết, tự nhiên hưởng và cũng tự nhiên phá hoại.

Chúng sanh gần như không bao giờ nghĩ rằng cái cảnh trí này, cái môi trường kia, cái khung cảnh nọ không phải tự nhiên mà có. Thật sự ra, nó là một sự góp phần không nhỏ từ các Loài Vô Tình, qua nhiều năm, nhiều tháng, có khi nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, thậm chí đến cả triệu năm. Chúng được bảo trì, chở che và điều hành bởi những Vị có tên là CHƯ THẦN. Những Vị này lãnh cái nhiệm vụ vô cùng lớn lao, khó khăn, nguy hiểm và đầy rắc rối để gìn giữ tất cả những cái gì được cho là tự nhiên dưới mắt của Chúng Sanh.


+ 43
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Kính lạy Phật Tổ Từ Bi
Xin Ngài cứu giúp Sanh Linh Ta Bà
Chiến tranh - Nạn đói khắp nơi
Dịch bệnh tiếp tục hoành hành chẳng tha
Chúng Sanh tạo nghiệp không Lành
Ngày nay Quả Báo gặp nhiều tai ương
Chúng con ghi nhận lỗi lầm
Thành Tâm Sám Hối một lòng Ăn Năn
Hôm nay ngày Phật Đản Sanh
Chúng con ghi nhớ công ơn dắt dìu
Giữ Thân - Khẩu - Ý rạng ngời
Ngàn đời ghi tạc Ơn Sâu của Ngài.


+ 39
Chúc Mừng Năm Mới Chúc Mừng Năm Mới

Lời chúc đầu năm:

Hơn lúc nào hết, mọi người chúng ta đều trông chờ, đều mong đợi một luồng gió mới thổi tan đi nỗi sợ hãi, những âu lo, những phiền muộn đang càng lúc càng trĩu nặng lên tâm tư của toàn thể người dân cõi Ta Bà.

LacPhap.com xin cầu chúc Quý Đạo Hữu ở khắp mọi nơi luôn giữ vững niềm tin về một Bình Minh rực sáng, mở đầu cho năm mới NHÂM DẦN với nhiều sự đổi thay tốt đẹp và thuận lợi, với vạn niềm vui dâng trào, với hạnh phúc ngập tràn khi tìm thấy lại những gì tưởng đã đánh mất khi đám mây mù Dịch Bệnh lướt qua.

Xin nguyện cầu Bình Yên - An Lành - Nhiều Nghị Lực đến với toàn thể Quý Đạo Hữu gần xa.


+ 33

Quyển sách  49 Ngày Siêu Độ: Nghi Thức Và Giảng Giải đã được Quý Đạo Hữu hưởng ứng rất đông. Tuy nhiên, đúc kết những câu hỏi gửi về cho LacPhap.com, xin có nhận xét như sau đây:

Đa số Quý Đạo Hữu chưa nắm vững cốt tủy của lời Pháp, cho nên có đôi lúc lúng túng khi giảng Pháp cho Vong Linh nghe. Cái khó khăn hàng đầu của Quý Đạo Hữu chính là đề tài để nói. Dù rằng bài Pháp đã có sẵn, nhưng chọn một tiêu đề để giảng rộng ra, cắt nghĩa thật rõ ràng để cho Vong Linh hiểu, không phải người Chủ Lễ nào cũng làm được điều đó, đa số đều cho rằng rất khó tìm đủ ý và lời lẽ để giảng Pháp trong suốt 49 ngày siêu độ cho Vong Linh.

Tình hình dịch bệnh hiện nay vô cùng là căng thẳng, số Vong Linh chắc chắn sẽ trở nên quá tải nơi cõi Âm, ở khắp nơi nơi đều có thân nhân qua đời vì dịch bệnh. Việc tụ tập đông người có thể phát tán dễ dàng việc lây lan của dịch bệnh, do đó mà cách tốt nhất là nổ lực siêu độ cho Vong Linh thân nhân của mình ở tại nhà.

Một điều đáng ghi nhớ là người qua đời vì dịch bệnh rất...rất cần đến sự giúp đỡ siêu độ. Từ lúc người bệnh vào nhà thương cho đến lúc lìa đời chẳng hề có được một dịp nào để tiếp xúc với thân nhân, và nhất là ra đi trong sự đau đớn, hoành hành của biến chứng của dịch bệnh, không có lời tạ từ, cũng không có một cái siết chặt tay nhau để tiễn đưa, hoàn toàn trong nghẹn ngào, tức tưởi. Sân hận ngập tràn, niềm ưu uất dày đặc, tránh sao cho được cái cảnh Vong Linh không siêu thoát.

Sự hiện diện của người Chủ Lễ trong thời khắc này vô cùng là đúng lúc, và vai trò của người Chủ Lễ, hơn bao giờ hết, vô cùng là quan trọng.

Siêu độ không có nghĩa là chỉ cho Vong Linh hành trì nghi thức Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật, hoặc là tụng Kinh A Di Đà, hay Kinh Địa Tạng, và sau đó là cúng cơm, mỗi Tuần Thất một lần.

Vong Linh cần...rất rất cần lời Giảng Pháp trong suốt 49 ngày.


+ 60

Kính bạch Sư Phụ,

Sư Phụ đã có một bài Pháp giải thích rất rõ ràng về việc tại sao phải sám hối. Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi rằng, hằng ngày tôi chí cốt niệm Phật để được vãng sanh Cực Lạc, như vậy tôi có cần phải sám hối hay không?

Kính xin Sư Phụ từ bi giải đáp câu hỏi này để mọi thắc mắc được sáng tỏ, đồng thời người tu tập cũng sẽ hiểu thấu đáo hơn về ý nghĩa cũng như sự lợi ích của từng bước tu, giúp cho đường tu được thẳng tiến dễ dàng, không gập ghềnh, không chướng ngại do ở sự kém hiểu biết, hoặc hiểu biết chưa tường tận.


+ 58
Aug 02 2021

Tu Tại Gia

Kính bạch Sư Phụ,

Trong bài Pháp trước, Sư Phụ đã giải thích rất rõ ràng về ý nghĩa của việc Xuất Gia. Điều con muốn thỉnh ý Sư Phụ nơi đây chính là việc Tu Tại Gia.

Có rất nhiều người cả đời mong ước được xuất gia nhưng hoàn cảnh chưa cho phép hay không cho phép. 

Kính xin Sư Phụ từ bi cho một lời giải thích để mọi người có được sự nhận định đúng về việc tu tập dù dưới hình thức nào, Xuất Gia hay Tại Gia.

Nguyên tắc căn bản của việc tu tập là phải chỉnh sửa Tâm - Ý - Tánh.


+ 63
Jun 28 2021

Xuất Gia

Kính bạch Sư Phụ,

Con có nhận xét là càng ngày càng có nhiều người xuất gia cũng như nhiều người có ý muốn xuất gia. Đây là một hiện tượng rất tốt, chứng tỏ rằng Tâm con người xoay chuyển, hướng về Đạo Pháp nhiều hơn. Những người tuy rằng vẫn còn bận bịu với gia đình, nhưng ước mơ về đời sống của một người xuất gia vô cùng là mạnh mẽ, nên họ thường tổ chức những buổi gọi là “Gieo Duyên Xuất Gia”.

Xuất gia mang một ý nghĩa vô cùng là cao quý. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ cho con cũng như cho những người tha thiết có ý muốn xuất gia được thấu hiểu về ý nghĩa này.

Xuất Gia là gì? Xuất Gia là rời nhà, mà rời nhà để đi đâu? Chắc chắn rằng không phải đi chơi, mà cũng vẫn không phải đi tìm một tư lợi nào đó.

Ngày xưa, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, số người tìm đến Ngài để tu tập được phân làm 2 nhóm: nhóm vẫn ở tại nhà để tu tập và nhóm đi theo Ngài; họ muốn có một đời sống tu tập hằng ngày y như Đức Bổn Sư vậy. Muốn được như thế, những người này bắt buộc phải rời bỏ gia đình mới mong có được một đời sống đúng nghĩa, rập y theo khuôn của Đức Bổn Sư.


+ 65
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Lạy Đức Phật Thích Ca
Đấng Toàn Năng Toàn Bích
Hôm nay ngày Phật Đản
Chúng con kính mừng Ngài
Phật ra đời cứu độ
Chúng Sanh cõi Ta Bà
Dắt dìu khỏi Biển Khổ
Xa lìa khỏi Bến Mê
Chúng con luôn tạc dạ
Ghi nhớ công ơn Ngài
Nguyện gắng công tu tập
Đáp đền Ơn Đức Phật
Tìm về cõi Thanh Tịnh
Miên viễn đời An Nhiên.

Kính bạch Sư Phụ,

Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt rồi, đoàn Tăng Lữ đã nhiều phen tranh cãi và đưa đến một sự tranh chấp nhau về những điều chỉ dạy của Đức Bổn Sư. Ai cũng cho rằng mình hiểu “đúng” và khư khư giữ lấy Ý của mình.

Những người chủ trương làm y theo những gì mà Đức Bổn Sư khi còn tại thế đã làm, tức là hằng ngày đi khất thực và hóa độ Chúng Sanh, họ tập trung lại thành một nhóm, lập ra Môn Phái TIỂU THỪA hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy.

Nhóm thứ nhì tự nhận là Môn Phái ĐẠI THỪA, chủ trương tu rốt ráo để thành PHẬT độ Chúng Sanh.

Cốt yếu của chuyện tu tập là “Hướng Nội”, tức là trau giồi phần Nội tâm của mình, chớ không phải ở sự phân chia rằng: Tôi phải lập thật nhiều Chùa để độ Chúng Sanh hay là Tôi tu để cho tự bản thân tôi phát Trí Huệ mà thôi.

Kính xin Sư Phụ từ bi giảng cho con hiểu, thế nào là Tiểu Thừa? Thế nào là Đại Thừa? Và người con Phật thật sự phải tu tập như thế nào cho đúng cách, để có thể áp dụng được sự tu tập vào việc hóa độ Chúng Sanh, mà không nhất thiết phải là Đại Thừa hay Tiểu Thừa?


+ 53
Mar 30 2021

Phóng Sanh

Kính bạch Sư Phụ,

Thông thường, vào dịp lễ Vu Lan hay trong những ngày lễ lớn, người ta phóng sanh rất nhiều. Chùa nào, miễu nào cũng đầy nghẹt người đi phóng sanh; hàng hàng lớp lớp chim, cá chờ đợi để được phóng sanh, kẻ bán người mua tấp nập. Không biết các con vật này có biết rằng mình sắp sửa được tự do hay không? Chớ riêng những người đi phóng sanh thì trên mặt lộ rõ nét hân hoan, vì đây là dịp để mọi người biểu lộ hành động từ bi qua việc phóng sanh, giải thoát cho những con vật bị bắt giữ, bị giam cầm.

Con có điều thắc mắc là, người bán khi bắt những con vật này đã có chủ đích hẳn hòi là để cung ứng cho việc phóng sanh, tức là để thỏa mãn số cầu của những người thực hiện việc phóng sanh.

Như vậy, cứ sau mỗi đợt phóng sanh, số phận của những con chim, con cá hoặc bất cứ con vật gì, tưởng rằng chúng may mắn tìm được sự an ổn sống đời tự do, nào dè cơ hội bị bắt trở lại cũng chỉ trong gang tấc. Người bán vẫn tiếp tục tìm cách bắt lại những con vật vừa mới phóng sanh để trục lợi. Đó là chưa kể đến việc người bán chặt cánh của những con chim, khiến cho chúng không thể bay xa được để họ dễ dàng bắt trở lại hầu cung ứng cho người mua.

Bạch Sư Phụ, như vậy việc phóng sanh có còn ý nghĩa nữa hay không? Phóng sanh như thế nào mới gọi là đúng cách, cũng như đúng thì, đúng lúc? Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ.


+ 41