• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Sau Lễ An Táng

Nghi Thức Siêu Độ

Thời gian 49 ngày có thể chia ra làm 7 thất (tức là 7 tuần). Ngày tử được kể là ngày thứ nhất, từ đó tính đến 49 ngày – và phân ra làm 7 tuần.

Sau lễ an táng, vong có thể được:

  1. Đưa về chùa
  2. Hoặc đưa về nhà

Đưa Vong Về Chùa

Thông thường, nhà chùa chỉ nhận lời siêu độ cho vong trong 7 thất, tức là mỗi tuần, nhà chùa sẽ có lễ cầu siêu cho vong một lần. Lễ siêu độ sẽ hoàn tất ở tuần thứ 7 (tổng cộng có 7 lần hành lễ siêu độ cho vong ở chùa). Nếu đã đưa vong về chùa rồi, mà thân nhân vẫn muốn hành trì lễ siêu độ cho vong ở tại nhà, thì sẽ theo cách thức như sau:

  • Lập bàn thờ vong ở tại nhà
  • Chỉ để hình của vong hay bài vị trên bàn thờ vong - không làm nghi thức cho vong nhập vị (vì vong đã nhập vị ở chùa rồi)
  • Cũng không thỉnh hai vị Hộ Pháp để bảo vệ cho vong
  • Vị chủ lễ vẫn hành trì nghi thức siêu độ mỗi ngày gồm sám hối, trì Chú, niệm Phật và giảng Pháp. Không cần cúng cơm mỗi ngày vì nhà chùa đã lo phần này rồi. Mỗi tuần một lần cúng cơm (ở chùa).
  • Quan trọng là: Khi hành lễ, vị chủ lễ phải thành tâm quán tưởng (tưởng tượng hình ảnh của vong) vong đang ở trước mặt, cùng với mình hành lễ. Không có phần triệu thỉnh vong. Việc giảng Pháp cũng như thế, phải quán tưởng vong đang mặt đối mặt với người chủ lễ để nghe Pháp.

Dù rằng vong đang ở chùa, vẫn cảm nhận được hết những gì mà người chủ lễ thành tâm siêu độ cho vong.

Khi vong linh sám hối người chủ lễ phải nói rằng:

“Vong linh tên _____, Pháp danh ____, mất ngày ____, đang ở tại Chùa (tên và địa chỉ) ____, hãy cùng với chủ lễ hành trì nghi thức sám hối.”

Đến giai đoạn trì Chú hay niệm Phật, chủ lễ cũng phải xướng lên như vậy:

“Vong linh đang ở tại chùa (tên và địa chỉ) ____ hãy cùng với chủ lễ trì Chú (hay niệm Phật).”

Sau mỗi khóa lễ, chủ lễ phải khấn với Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát rằng:

“Vong linh tên ____, mất ngày _____, đang ở tại chùa (tên và địa chỉ) _____. Cầu xin Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp đỡ để cho vong linh ở tại chùa ____ được tu tập.”

Có lời khấn với Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài sẽ đặc biệt theo dõi vong linh đó, để xem vong linh đó tu tập như thế nào. Chỉ có Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát mới có thể thẩm định được sự tu tập, sự tiến triển của vong linh mà thôi, để rồi cuối cùng mới có thể quyết định được vong linh sẽ thác sinh về đâu.

Ngày thứ 49, trong lúc chùa hành lễ, người chủ lễ cũng hành lễ ở tại nhà vào giờ giấc đó. Sau khi chấm dứt khóa lễ, chủ lễ cũng sẽ khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, nhờ Ngài thẩm định xem việc tu tập của vong linh ở tại chùa như thế nào, và nhờ Ngài sắp xếp giùm để tiễn vong linh đi, theo đúng cảnh giới của vong linh.

Điều này đòi hỏi người chủ lễ phải luôn luôn giữ trạng thái Bình và phải nghĩ tưởng đến vong linh rất rõ ràng trong lúc khấn Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Người chủ lễ sẽ phải đem hết sức lực của mình để giúp đỡ cho vong linh ở tại chùa, phải có một sự giao cảm giữa vong linh và người chủ lễ, thì người chủ lễ mới có thể giúp được cho vong linh ở tại chùa.

Do đó, nếu đã có ý muốn siêu độ cho thân nhân, thì nên đưa vong về nhà, mọi việc sẽ ở trong tầm tay của mình, sự giao cảm cũng sẽ dễ dàng hơn.

Đưa Vong Về Nhà

Cách thức sẽ như sau:

  1. Lập bàn thờ vong
  2. Thỉnh vong về nhà
  3. Thỉnh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giúp cho vong nhập vị
  4. Thỉnh hai vị Hộ Pháp để bảo vệ vong
  5. Hành trì nghi thức siêu độ mỗi ngày cùng với vong, liên tục trong 49 ngày. Cúng cơm mỗi ngày. Nếu gia chủ quá bận rộn thì cúng cơm mỗi tuần.
  6. Sau phần nghi thức siêu độ là phần giảng Pháp
  7. Ngày thứ 49, sau phần nghi thức siêu độ, thỉnh Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát để tiễn vong.
  8. Sau đó tiễn hai vị Hộ Pháp
  9. Việc siêu độ cho vong đã hoàn tất.

Hai vị Hộ Pháp này không phải là Hộ Pháp Già Lam đâu. Hộ Pháp Già Lam là Hộ Pháp ở trong chùa để bảo vệ kinh sách. Hai vị Hộ Pháp nơi đây, do sự yêu cầu của chủ lễ nên có mặt để bảo vệ cho vong. Vì vong hoàn toàn mới với Cõi Âm, cho nên, để tránh những việc đáng tiếc xảy ra có hại cho vong linh, mới có việc hai vị Hộ Pháp đi theo để bảo vệ cho vong linh. Hai vị này đóng vai trò tương tự như hai vị cảnh sát của cõi dương vậy. Hai vị này bảo vệ cho vong tránh gặp kẻ xấu. Kẻ xấu đó chính là những vong linh ở tại Cõi Âm từ rất lâu, không siêu thoát được. Người mới mất, vong linh còn yếu, do đó dễ bị kẻ xấu ăn hiếp, vì vậy, có hai vị Hộ Pháp, do theo lời yêu cầu của chủ lễ, bảo vệ cho vong trong thời gian 49 ngày. Sau 49 ngày, vong linh về đúng cảnh giới của mình rồi, hai vị Hộ Pháp cũng chấm dứt nhiệm vụ bảo vệ cho vong linh.

Tâm Trạng Của Người Chủ Lễ Ảnh Hưởng Đến Vong Linh

Trong suốt 49 ngày, muốn cho việc siêu độ mang lại kết quả tốt đẹp thật sự, người chủ lễ phải giữ Tâm Bình, tránh phiền não hay lo lắng, sân hận, tránh tất cả những gì có liên quan đến Tâm – Ý – Tánh. Như vậy mới có thể giữ cho hào quang của người chủ lễ không bị phai mờ; hào quang không phai mờ thì vong mới kính phục được, mới nghe theo lời của chủ lễ chỉ dạy.

Khi đảm nhận trách nhiệm giúp siêu độ cho vong linh, người chủ lễ tuyệt đối không được buồn rầu thương nhớ, vật vã khóc than sự ly biệt với người thân của mình.

Đã là người biết tu tập thì phải hiểu rằng, tất cả những tình cảm đó đều là KHÔNG. Cho nên, tự họ phải biết buông bỏ những đau khổ khi bị mất mát. Những sự đau thương, chia lìa, những tình cảm ủy mị, khóc thương, người tu tập chân chính phải biết tiết giảm, phải nhận chân ra được một cách đương nhiên là, có sanh thì có tử, có hợp thì có tan, có gặp gỡ thì có chia xa, cho nên không có gì để phải đau buồn, khóc hận.

Nếu đứng ra siêu độ cho một vong linh mà ngập tràn nước mắt, làm sao giữ được Tâm Bình? Không giữ được tâm bình, sẽ không giữ được sự rực sáng của ánh hào quang, mà hào quang không rực sáng, sẽ khó lòng dẫn dắt vong đi đúng đường được. Phải ghi nhớ các câu hỏi vô cùng quan trọng sau đây:

  • Mình làm sao để tỏ lòng thương yêu của mình đến thân nhân quá cố?

    Phải giúp cho họ được thăng hoa.

  • Muốn cho họ được thăng hoa, mình phải làm như thế nào?

    Phải kiên trì và hành sử cho thật đúng việc siêu độ.

Thần thức của thân nhân mình có rung động được thì việc siêu thoát, việc thăng hoa mới có thể có kết quả tốt đẹp được.

Thương yêu thân nhân, tưởng nhớ đến thân nhân không phải bằng nước mắt, bằng sự vật vã, khóc than, kêu gào. Tất cả những hành động đó không đem lại điều lợi ích, mà trái lại, đẩy mình và thân nhân của mình càng đi ngược chiều, không tiến gần lại được để mà cứu giúp.


+ 62