• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Dec 07 2014

Nghi Thuc Sieu Do 49 Ngay Vong Linh

Chuẩn bị cho người chủ lễ là một việc vô cùng quan trọng, nếu không chuẩn bị một cách kỹ càng, chu đáo, sẽ khó lòng thuyết phục được vong.

Người chủ lễ có thể là một người biết tu tập, tuy nhiên, một người chưa từng làm quen với việc tu tập, cũng vẫn đảm nhận được việc siêu độ một cách dễ dàng, tốt đẹp.


+ 61
Dec 07 2014

Một con người bằng xương bằng thịt, có cử động, nói năng được, nói tóm lại là một người sống, thì chia thành 02 phần rõ rệt:

  1. Một phần là thân xác của mình
  2. Và một phần là linh hồn của mình

Linh hồn đó ở trong một thân xác.

Nói Về Thân Xác

Nếu để linh hồn qua một bên (chỉ đề cập đến thân xác thôi) thì thân xác đó vẫn cử động được, vẫn di chuyển, vẫn hoạt động được, nhưng giống như một người máy. Tức là làm mà không biết mình làm, chỉ làm mà thôi. Cũng ăn, cũng uống, cũng ngủ, tất cả mọi thứ đều làm được với thân xác, chỉ thân xác mà thôi. Mắt, tai, mũi, lưỡi … thân xác đều có, nhưng:

  • Mắt nhìn thấy sự vật thì chỉ biết rằng Nhìn và Thấy, vậy thôi!
  • Tai nghe được tiếng động, biết được có tiếng động, vậy thôi!
  • Mũi ngửi được, biết rằng có mùi, chỉ ngửi, vậy thôi!
  • Lưỡi nếm được, biết rằng có một cái vị, nhưng chỉ biết được bao nhiêu đó mà thôi.
  • Tay sờ vào một vật gì thì chỉ biết hành động sờ nhưng không phân định được.

Tóm lại là, với ngũ căn thì đều nhận biết nhưng không rõ chi tiết.

Tuy nhiên, nếu thân xác đó có được một linh hồn ở bên trong của thân xác, thì chính linh hồn đó mới tạo ra những cái thức. Khi đó, ngũ căn không chỉ đơn thuần là thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ mó. Tất cả những hành động của ngũ căn đều có sự diễn tả rất là chi tiết. Những chi tiết có được là từ ở những cái THỨC do Linh Hồn tạo nên.

Thấy như thế nào, thấy cái gì, màu sắc như thế nào và những chi tiết của việc thấy ra làm sao?

Tất cả những gì có liên quan đến cái thấy thì sẽ giúp cho chữ thấy được mở rộng ra, càng chi tiết hơn.

Nhận biết rằng có một cái mùi bay ngang qua lỗ mũi của mình, nhờ có linh hồn cho cái Tỉ thức mà mình biết được rằng đó là mùi thơm hay mùi hôi, mùi của một loại hoa, một loại cỏ, hay là mùi của một con vật, và cái mùi đó đã tạo nên một cảm giác ra làm sao?

Lần lượt ngũ căn đều nhận được từ ở Linh Hồn những cái THỨC gọi chung là NGŨ THỨC, dự phần vào việc giúp cho ngũ căn cảm nhận mọi sự vật chung quanh mình một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn và tinh tế hơn.

Bên cạnh ngũ căn được sự tăng cường của NGŨ THỨC, còn có những THỨC khác mà tầm quan trọng cũng rất đáng kể, đó là MẠC NA THỨC và A LẠI DA THỨC.

Giữa Ngũ Thức, Mạc Na Thức và A Lại Da Thức có một thức trung gian, đó là Ý THỨC. Sự phân định và thẩm định một cách rõ ràng của những cái Thức của Ngũ Căn đều phải qua Ý Thức.

Đơn cử một thí dụ như sau: một người nhìn thấy một cảnh đẹp, nhờ có Nhãn Thức mà người đó sẽ hiểu được các chi tiết trong cái cảnh mà mình nhìn thấy. Nhưng bên cạnh đó, nhờ có Ý Thức, người đó sẽ thấy rằng khung cảnh này nó nên thơ như thế nào, nó làm cho lòng tôi bồi hồi ra sao, nó làm cho những kỷ niệm xa xưa sống lại với tôi như thế nào? Làm cho tôi nhớ lại những gì đã xảy ra, làm cho tôi liên tưởng đến một hình ảnh khác... Tất cả những gì tôi liên tưởng, tôi nghĩ đến, hay tôi bồi hồi trước một khung cảnh đẹp, đều là do ở tác động của Nhãn Thức tăng cường thêm sự trợ lực của Ý Thức. Và cái Ý Thức quan trọng vô cùng, nó lại liên quan đến cái Tâm và cái Tánh.

Nếu một người có Tâm từ bi, Tâm hỷ xả thì khi đứng trước một cảnh vật hữu tình, tâm người đó rung động, chan chứa những hình ảnh tốt đẹp về những cái gì mà người đó muốn đem ra để ban phát cho chúng sanh. Tâm rung động đó là một tâm rung động tốt. Cái tâm rung động tốt đó sẽ giúp cho cái Ý Thức nảy sinh ra những tư tưởng tốt đẹp là làm sao xoa dịu được nỗi đau của kẻ khác.

Cho nên cái Ý Thức dính liền với cái Tâm rất nhiều và nó cũng dính chặt với cái Tánh. Nếu là một người có bản tánh thích chia sẻ, thích sự dịu dàng, thích ban phát, bố thí, thì trước một khung cảnh hữu tình, người đó sẽ tức cảnh sanh tình xướng lên những vần thơ biểu lộ hết tâm tư của mình, sự chắt chiu, lo lắng của mình đối với những người kém may mắn, kém phước lành hơn mình.

Nhưng nếu cũng trong một khung cảnh đó, cái Ý Thức được khởi lên từ ở một người có một cái Tâm không lành lại cộng thêm một cái Tánh không lành thì mọi chuyện sẽ quay ngược trở lại và sẽ không thể nào có được những lời thơ êm nhẹ, ca ngợi một tình thương yêu đối với chúng sanh.

Vì vậy, tất cả những cái Thức mà mình có được chính là từ ở Linh Hồn.

Nên nhớ rằng: thân xác bị già nua, bị hủy hoại, nhưng Linh Hồn thì không.

Trước khi thân xác chấm dứt sự sống, Linh Hồn vì ở trong thân xác đó, nên đã nhận biết được sự lão hóa, sự hủy hoại từ từ của thân xác, nên đã có sự chuẩn bị, sắp xếp để rời thân xác.

Coi như cái áo này đã cũ rồi, cần phải đi tìm chiếc áo mới khác tốt đẹp hơn. Và khi linh hồn rời khỏi xác thân, tất cả các Thức đều bị hủy diệt.

Tại sao?

Vì những Thức đó là những thức giả tạm, không vĩnh viễn, xem như là phương tiện cho những bộ phận của thể xác mà thôi. Kể cả Mạc Na Thức cũng không được xem là một thức vĩnh viễn. Duy nhất được xem là vĩnh viễn, chính là A Lại Da Thức và thức này đảm nhận công việc của một ngăn chứa.

Chứa cái gì?

Chứa thuần những sự việc quan trọng, không quan trọng thì không chứa!

Việc không quan trọng thì tạm thời chứa trong Mạc Na Thức, khi linh hồn đã rời khỏi thân xác rồi thì Mạc Na Thức cũng bị hủy diệt.

Vì Sao?

Vì tất cả những thứ mà Mạc Na Thức chứa lại cũng là giả tạm, nếu so với cái giả tạm của Lục Thức thì cái giả tạm của Mạc Na Thức có tính cách kéo dài hơn. Để chi? Để chờ đợi, chờ đợi coi có sự chuyển hóa hay không?

Sự chuyển hóa đó từ ở đâu? Chính là ở cái Tâm.

Một người trước kia có một tâm không lành, nhưng sau một thời gian tu tập, nghe Pháp, hiểu Pháp, hành Pháp và nhận xét rằng mình đã làm chuyện sai, cho nên hoán chuyển tâm mình để trở nên tốt đẹp hơn. Khi trở nên tốt đẹp hơn, điều đó là vĩnh viễn, được Mạc Na Thức ghi nhận. Và Mạc Na Thức sẽ giữ đó cho đến ngày người đó lìa đời, nếu tâm người đó vẫn trước sau như một, sau khi đã chuyển hóa rồi mà không có gì thay đổi cả, thì Mạc Na Thức trước khi bị hủy diệt, sẽ chuyển cái sự việc tốt đẹp đó vào trong A Lại Da Thức, xem như là một điểm son cho người đó.

Nếu một người luôn sân hận, có nhiều tánh xấu, thường làm những chuyện sai trái, Mạc Na Thức sẽ tích tụ không sót một điều nào cả. Cho nên cần ghi nhớ: mình có thể che dấu được kẻ khác, chớ không thể nào che dấu chính bản thân mình.

Chính bản thân mình là cái gì?

Chính là cái Mạc Na Thức đó! Một tư tưởng vừa khởi lên, chưa được chuyển đạt thành lời, Mạc Na Thức tức khắc ghi nhận liền. Và nếu không được sửa đổi cho tới ngày nhắm mắt, tất cả mọi thứ sẽ trở thành vĩnh viễn và sẽ được chuyển vào trong A Lại Da Thức có thứ tự lớp lang.

Trước khi linh hồn rời khỏi thân xác, những cái gì thuộc về vĩnh viễn thì Mạc Na Thức chuyển vào trong A Lại Da Thức. Những cái gì có tính cách tạm bợ thì bỏ ra ngoài, không kể tính. Tất cả các thức: Lục thức lẫn Mạc Na Thức đều bị hủy diệt. Linh hồn ra đi chỉ mang theo A Lại Da Thức mà thôi.

Chính cái linh hồn đó, khi còn trong một thân xác sống động thì gọi là NGƯỜI. Nhưng khi người đó không còn hơi thở nữa thì gọi là VONG. Linh hồn vì không còn thân xác nữa để trụ vào, cho nên được gọi một cách đúng nghĩa là Thần Thức.

Danh từ Thần Thức nói lên sự linh hoạt, mầu nhiệm không thể bàn luận cho cùng của Linh Hồn, chớ không phải là vì linh hồn có thần thông quảng đại gì cả.

Cái linh hồn đó mang cái A Lại Da Thức đi theo mình. Nếu trong A Lại Da Thức chứa toàn là điều sân hận, chứa toàn là những điều quấy trá, chứa toàn những điều đau thương, điều đó nói lên cái gì?

Nói lên rằng: người đó khi còn sống đã gieo nhân không lành. Chứa sân hận cũng là gieo Nhân không lành, chứa đau khổ cũng gieo Nhân không lành, chứa những điều quấy trá cũng là gieo Nhân không lành.

Tất cả mọi thứ sẽ theo nghiệp lực mà người đó đã tạo ra và được hành sử theo luật Nhân Quả.

Người đó tạo nghiệp không lành với một kẻ khác, nhưng muốn tạo nghiệp với kẻ khác thì, điều trước tiên là người đó đã gieo nhân không lành với kẻ khác đó, khi vòng nghiệp lực đã đóng lại rồi, thì cốt tủy của vòng nghiệp lực là một sự tác động của Nhân và Quả.

Cho nên tất cả nghiệp lực đều dính chặt vào Nhân và Quả. Thần thức đó bị vướng mắc, chính là vướng mắc ở cái Nhân và Quả.

Giải quyết những vướng mắc của thần thức là giải thích cho thần thức hiểu rằng: tôi đã làm điều không hay, không phải, chẳng qua là vì tôi đã gieo Nhân không lành, bây giờ Quả không lành lại đến với tôi. Vì Quả tôi nhận được không lành cho nên tôi bị vướng mắc, chính vì vậy mà vong không thể siêu thoát được!

Cho nên, siêu độ cho vong là vạch rõ cho vong hiểu rằng: cái A Lại Da Thức mà vong đã mang theo chứa toàn là Nhân xấu, ngày giờ này giúp cho vong có một trí huệ, trí huệ đó ví như một ngọn đèn, giúp vong lựa lọc lại những cái Nhân mà mình đã mang theo.

Điều thú vị là khi đã trở thành một cái vong rồi (mà phải nhớ rằng là vong trong vòng 49 ngày chớ không phải vong sau 49 ngày), thần thức mới nhận chân ra được rằng: từ bấy lâu nay cái túi A Lại Da Thức của tôi đã chứa quá nhiều những hạt lép, hạt không tốt, hạt hư thúi. Ngày giờ này nó làm cho tôi nặng nề, khó khăn cất bước.

Bây giờ tôi phải làm sao?

Chính người chủ lễ phải giúp cho vong có được chút trí huệ để phân định được: hột nào tốt, hột nào xấu. Sau khi lựa lọc lại những cái nhân mà mình đã mang theo thì, với sự giúp đỡ của người chủ lễ, thần thức đó đã nhìn thấy được một sự không cân bằng của cán cân.

Thời gian 49 ngày là thời gian đặc ân, để giúp cho vong làm sao chuyển hóa được những cái nhân không lành của mình, thành ra những cái nhân lành. Và nếu biết tu tập trong 49 ngày thì sự chuyển hóa sẽ dễ dàng, chừng đó, vong sẽ nhẹ nhàng để cất bước.

Đó là lý do vì sao bắt buộc phải dùng nghi thức Sám Hối, để giúp cho vong nhẹ nhàng hơn trong thời gian 49 ngày. Sám hối là một hành động để diễn tả, để nói lên rằng tôi ăn năn, tôi hối hận, tôi tiếc hối vì tôi đã tạo nên những cái nhân không lành.

Vong phải biết rõ vì sao mà mình lại có quá nhiều cái nhân không lành? Và nhờ có sám hối, mà vong mới hoán chuyển được những cái nhân không lành, thành những cái nhân lành. Mà một cái vong ra đi với nhiều cái nhân lành thì đâu có gì là cực nhọc, đâu có gì là nặng nề nữa đâu.

Để phân định được những cái Nhân nào lành, những cái Nhân nào không lành, vong bắt buộc phải có được một chút trí huệ. Có trí huệ như đeo ngọn đèn ở trước trán, đi tới là có ngọn đèn soi sáng rồi, do đó mà biết được đường nào mình sẽ phải đi.

Có một điều rất là lý thú và rất là lợi lạc mà ít ai để ý đến. Siêu độ cho vong, chỉ có 3 con đường để lựa chọn: hoặc về Cõi Người, hoặc về Cõi Trời, hoặc về Cõi Phật.

Không có trường hợp “rơi” xuống Tam Đồ! Dù người đó khi hắt hơi, có những dấu hiệu bị đọa vào Tam Đồ, nhưng trong vòng 49 ngày, nếu thân nhân ra sức giúp cho vong linh tu tập, thì việc hoán chuyển từ Tam Đồ lên Cõi Người sẽ rất là dễ dàng, không khó khăn; nhưng, quá 49 ngày rồi thì người có dấu hiệu bị đọa Tam đồ phải theo đúng Tam Đồ mà đi, nếu không được siêu độ. Vì vậy, 49 ngày là thời gian đặc ân, thời gian để hoán chuyển cảnh giới nếu được siêu độ đúng cách.

Nếu thân nhân không lợi dụng thời gian đặc ân này để làm bất kỳ điều gì cho vong linh hết, thì rất uổng, rất uổng!

Gần như đa số những người thân của vong linh, có lẽ vì tánh lơ là, không để ý, xem việc chết, sống là lẽ thường, cho nên rất ít ai chịu quan tâm đến việc siêu thoát của vong linh. Vong linh có an ổn ra đi chăng? Hay còn lang thang, vất vưởng trong địa ngục đọa đày? Vong linh có đau khổ chăng? Có tìm được một cảnh giới tốt đẹp, hạnh phúc chăng?

Hầu hết chúng sanh nghĩ rằng, chôn xuống một thi hài là xong chuyện! Không bao giờ nghĩ rằng, trong cái thân xác được chôn xuống đó, còn có cái linh hồn. Và chính cái linh hồn đó mới điều khiển được thân xác, nếu không có linh hồn thì không thể điều khiển cái thân xác được. Dù cái thân xác đó có đẹp cách mấy, có tốt cách mấy thì cũng vẫn là một đống thịt mà thôi!

Cho nên, cái linh hồn đó không biến mất khi thân xác đã tan rã, mà linh hồn đó có phận sự đi tìm một thân xác mới. Cái linh hồn đó không bao giờ bị hủy hoại, chỉ có thể bị đọa đày, nhưng không tan biến. Vì vậy mà phải giúp cho cái linh hồn được tốt đẹp, vì cái linh hồn có được tốt đẹp, thì thân xác mang linh hồn đó mới thật sự tốt đẹp được.

Còn nếu như một linh hồn có quá nhiều nặng nề, không tốt, thì cái thân xác sau này ở trên dương thế chứa đựng cái linh hồn quá xấu xí, cũng sẽ trở thành xấu xí.

Phải hiểu rõ được điều đó để thấy rằng, càng làm cho linh hồn tốt đẹp nhiều chừng nào, thì người trên dương thế sẽ được hoán chuyển, sẽ được sửa đổi một cách tốt đẹp.

Cho nên giúp đỡ cho vong linh, là giúp đỡ cho một số đông chúng sanh trong tương lai được tốt đẹp hơn. Một linh hồn biết tu tập, hiểu biết điều phải trái, có trí huệ thì dù tiến vào một thân xác nào, thì thân xác đó cũng khởi sắc, và ảnh hưởng tốt đẹp cho những người chung quanh.

Còn một điều rất thú vị: đó là một sự gạn lọc! Gạn lọc để tất cả những cái gì không tốt đẹp sẽ được để qua một bên và làm cho nó trở nên tốt đẹp. Còn những cái gì đã tốt đẹp rồi thì giúp cho nó càng ngày càng thăng hoa. Tới một lúc nào đó, Cõi Ta Bà sẽ có vô số người tốt đẹp.


+ 43
Dec 07 2014

Việc siêu độ cho vong linh không phải là việc làm mới mẻ. Từ hằng bao lâu nay, công việc siêu độ trong 49 ngày cho vong linh vẫn có, và vẫn còn hành trì cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, công việc làm này đã được thực hiện gần như cho lấy có, cho rồi việc.

Có bao giờ người chủ lễ đặt câu hỏi:

“Vong linh này đã siêu thoát chưa?”

Nếu có sự cảm nhận rằng vong chưa siêu thoát, thì việc trước tiên phải hỏi rằng:

“Việc hành trì nghi thức có đủ đầy hay không? Vong linh này đã vướng mắc gì khi lìa đời? Làm sao để giúp cho vong linh tháo gỡ những vướng mắc đó?”

Siêu độ cho vong linh là cốt ý muốn giúp cho vong linh siêu thoát, nhẹ nhàng cất bước tìm đường thác sanh. Nhưng khi làm công việc này, người chủ lễ lại tỏ ra rất thờ ơ, không để một chút tâm thành, cốt yếu là làm sao cho lẹ, cho xong.

Người làm việc siêu độ với một sự thản nhiên, không có một chút tình cảm trìu mến, không có một sự chắt chiu, sẽ không giúp được gì cho vong linh cả. Vì vậy, số vong linh không siêu thoát càng ngày càng đông.

Cõi Ta Bà ngày nay đang gặp nạn:

Đó là Vong tràn ngập lên dương thế!

Quy luật của Cõi Âm cũng rất chặt chẽ, trên nguyên tắc, vong linh không được phép tràn ngập lên dương thế.

Tuy nhiên, ngày nay, số người trên dương thế bị dựa nhập rất nhiều. Có vô số trường hợp đáng tiếc xảy ra; có những tai nạn mới thoạt nhìn thì cho đó là tai nạn thông thường, nhưng khi dùng trí huệ để phân tích và phán đoán, thì rõ ràng tai nạn xảy ra là do sự dựa nhập. Những người bị dựa nhập gây nên việc đáng tiếc nhưng sau đó, đã tỏ ra không biết rằng chính mình đã gây tạo điều không hay.

Còn có những trường hợp, người bị hôn mê sau nhiều ngày tháng, khi chợt tỉnh lại, bỗng đâm ra thông minh, khởi sắc hơn so với trước khi bị hôn mê.

Cũng có khi tỉnh lại mà nói bằng một ngôn ngữ khác, cũng có trường hợp tỏ ra rất ngu đần, không còn nhanh nhẹn, lanh lợi như xưa, v.v…

Còn rất nhiều trường hợp khác nữa, xảy ra không phải chỉ ở một nơi, mà hầu như trên toàn thế giới.

Vì không siêu thoát, nên vong linh không nhận ra được hướng đi đúng với nghiệp lực của mình.

Cũng vì không siêu thoát, nên vong không thể nào nhận được sự giúp đỡ của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trong việc tìm người đúng duyên của mình để thác sanh. Do đó, vong cứ ùa tràn lên dương thế và tự đi tìm, gây nên muôn điều phiền phức cho người trên dương thế.

Bên cạnh đó, vong lang thang cũng rất nhiều, số thân nhân nhìn thấy trong giấc mộng, những người thân quá cố đã lâu, quần áo tả tơi, đói khát cũng không phải là ít đâu!

Thật ra, vong lang thang là vong bị đọa trong địa ngục của chính họ: địa ngục lang thang.

Khi còn thấy thân nhân quá cố nhiều lần trong giấc mộng, điều đó có nghĩa là thân nhân không siêu thoát, dù rằng đã qua đời từ lâu, 30 năm hay 60 năm, thậm chí 100 năm về trước; đã không siêu thoát, thì dù mất đã bao lâu, cũng vẫn là không siêu thoát.

Thân nhân là những người duy nhất có thể nối kết được sợi dây tình cảm giữa vong linh và thân nhân. Vì vậy, việc siêu độ cho vong linh, muốn đem đến một kết quả tốt đẹp, thì chỉ có thể do thân nhân đảm nhận mà thôi.

Vong linh chỉ có được vỏn vẹn 49 ngày tu tập, thể hiện sự thành tâm sám hối, cải sửa của mình để vứt bỏ xuống gánh nặng mình mang trên vai, tìm cầu một sự nhẹ nhàng, sáng suốt, mà cất bước tìm đường thác sanh.

Chỉ có thân nhân mới có thể đem hết sức mình, nỗ lực cùng với vong linh tu tập, nhẫn nại, trì chí, dẫn dắt, giúp vong linh sáng trí lên, nhận ra điều sai trái mình đã làm để ăn năn, sám hối, và thần thức chân thành rung động.

Đối với những vong linh còn đang bị đọa đày nơi chốn Tam Đồ: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, sự giúp đỡ của thân nhân cũng không kém phần quan trọng.

Các vong linh này trông ngóng từng ngày, từng giờ, cốt nhục thâm tình của mình trên dương thế, giúp cho họ thoát được sự đọa đày.

Trong chiều hướng giúp đỡ cho vong linh vừa mới mất (còn trong thời hạn 49 ngày), hay đã mất từ lâu, mà thân nhân còn nghi ngờ là chưa siêu thoát, quyển sách 49 Ngày Siêu Độ Cho Thân Nhân: Nghi Thức và Giảng Giải được dày công biên soạn, hầu tiếp tay cùng thân nhân của người quá cố, tự mình siêu độ cho vong linh thâm tình của mình, bằng với tất cả tấm chân tình, bằng một tình thương dạt dào của người còn trên dương thế đối với người bên kia thế giới.

Việc giải thích, cắt nghĩa, chỉ dẫn cho vong linh phải chậm rãi, gọn gàng, không dài dòng để vong có thể lãnh hội và thâm nhập dễ dàng. Do đó, từ ngữ được sử dụng trong quyển sách này cũng theo chiều hướng đó, dùng những lời giản dị, dễ hiểu, ít danh từ Hán-Việt, rất lợi lạc cho cả vong linh lẫn người chủ lễ.

Một đứa bé vừa mới chào đời, được nâng niu, chăm sóc như thế nào, thì Thần Thức của một thân xác vừa mới lìa đời cũng phải được chắt chiu, trìu mến, thương yêu y như thế. Đứa bé được nuôi nấng, dạy dỗ cho nên người. Thần Thức được dẫn dắt, chỉ dạy để tìm được đường thác sanh.

Chu kỳ Sanh Tử, Tử Sanh, không ai tránh khỏi.

Cho nên, việc siêu độ sẽ không trừ một ai cả, lần lượt kẻ trước, người sau.

Ai cũng cầu mong cho mình được siêu thoát, xin hãy biến sự cầu mong này thành sức mạnh, đẩy Tâm Lực vững chắc của mình, trong việc giúp cho người đi trước, được ung dung tự tại trên đúng cảnh giới mình lựa chọn.

Xin hãy nhớ rằng: Nghi thức dù hay cách mấy mà việc hành trì không với một tâm thành, không với một tấm lòng tha thiết, đầy sự hững hờ, thì kết quả vẫn không trọn vẹn, không tốt đẹp được.

Xin đem Công Đức của Pháp Sự này hồi hướng cho khắp Pháp Giới Chúng Sanh:

Người sống tìm được muôn điều lợi lạc, hưởng trọn vẹn sự An Bình qua công năng tu tập.

Người đã xa lìa trần thế, được sự nồng nàn thương yêu của thâm tình ruột thịt Siêu Độ, để nhẹ nhàng cất bước.

Nam Mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh!


+ 51
Dec 02 2014

Vong linh có bắt buộc phải chờ đợi đủ 49 ngày mới chính thức được tiếp dẫn đúng cảnh giới? Có khi nào thần thức rung động, thoát khỏi vướng mắc, và ra đi trước 49 ngày hay không?

Khi nói: “vong đi trước 49 ngày,” đó chỉ là một cách để diễn tả rằng, trước khi 49 ngày chấm dứt, thần thức đã có sự rung động rồi, đã hiểu rồi, đã biết rồi và đã có một sự thơ thới, một cảm giác rằng, mình không còn bị vướng mắc nữa, và cái xe nghiệp lực của mình ở ngoài sau không còn nặng nề, không còn trì hút xuống nữa, vong linh cảm thấy nhẹ nhàng xoay trở.

Sau khi đã nhận ra được những điều sai trái của mình rồi, đã cởi bỏ hết tất cả vướng mắc, bây giờ thì vong có một cảm giác ung dung tự tại; nhưng không có nghĩa rằng vong được đi theo đúng cảnh giới của mình liền, mà vẫn phải chờ cho xong 49 ngày. Hết thời gian đặc ân, đúng vào ngày thứ 49, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ giúp đỡ để đưa vong đi đúng cảnh giới của mình.

Trong thời gian từ lúc thần thức rung động, cho đến khi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đưa đi, vong rất là nhẹ nhàng, rất là thoải mái, thảnh thơi và cảm thấy không còn bị vướng mắc, giống như một người đang hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

Nếu một người ở vào phút lâm chung, có được trạng thái đó, tức là người đó sẽ được tiếp dẫn ngay phút lâm chung.

Một người tu tập chân chính lúc còn sống, nhưng lại không thể nào được vãng sanh về cõi Cực Lạc hay Cõi Trời ở ngay phút lâm chung, đó là vì người ấy còn bị chút vướng mắc. Cũng có thể rằng, người đó có một ẩn tình nào chưa kịp giãi bày, vẫn còn mang trong lòng ở phút cuối, cho nên cần phải được giúp đỡ.

Những vong linh lúc còn sống không biết tu tập, mà lại có nhiều vướng mắc, 49 ngày sẽ là một thời gian rất dài … rất dài vì vong linh phải đi từng chút, từng chút để tu tập.

Những người đã biết tu tập rồi, chỉ còn chút ít vướng mắc lúc ra đi, khi cái vướng mắc đó đã được tháo gỡ rồi, thần thức sẽ cảm thấy rất là thơ thới và lại tiếp tục tu tập.

Thời gian còn lại của 49 ngày siêu độ, vong linh đó sẽ có được cảm giác sau đây:

  • Nếu vong linh đó quyết tâm về cõi Cực Lạc, vong linh sẽ có cảm giác ở Cực Lạc trong thời gian còn lại đó.
  • Nếu vong linh muốn về cõi Trời, vong linh sẽ có cảm giác rất là sung sướng của một người ở tại cõi Trời.

Điều này cũng áp dụng cho người còn tại thế. Khi còn sống trên cõi Đời mà lòng không chứa đầy vướng mắc, tâm không phiền não, sẽ thấy cuộc sống của mình rất thảnh thơi, nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Dù rằng người đó trên thực tế, chưa từng bước vào Thế Giới Cực Lạc, nhưng họ có một cảm giác rằng: tôi đang ở trong Thế Giới Cực Lạc. Vì sao? Vì Thế Giới Cực Lạc không có sự khổ đau, không có điều phiền muộn, không có sự lo âu, không có bất kỳ một cái gì ngoại trừ hai chữ An Bình. Cho nên, giữ được Tâm Bình là giữ được Cảnh Giới Cực Lạc cho mình trong suốt thời gian mình an trụ trong chữ Bình.

Nếu khi còn sống mà tập luyện để cho tâm mình luôn an trụ trong Cảnh Giới Cực Lạc của bản thân mình, thì như vậy, vào giờ phút lâm chung, xem như con đường dẫn về Cực Lạc đang ở trước mặt mình, chỉ còn chờ đợi mình cất bước mà thôi. Con đường đó đã quá quen thuộc với mình, đã được nhìn thấy mỗi ngày, không cần đợi đến lúc hắt hơi mới được biết đến nó!

Cực Lạc ở trong Tâm của một người biết tu tập, biết kiểm soát được Tâm – Ý – Tánh của mình. Khi kiểm soát được Tâm – Ý – Tánh, tức là không bao giờ khiến cho Tâm – Ý – Tánh của mình hành động sai lầm.

Một người làm được một việc tốt đẹp sẽ cảm thấy thơ thới, nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng, tức là đã có được cái cảm giác Cực Lạc nơi tâm của họ rồi.

Rất mong mỗi chúng sanh nên bỏ ít thì giờ để đọc, để hiểu, để thâm nhập từng lời, từng chữ trong quyển Siêu Độ này. Nó không phải thuần là một nghi thức, mà nó là một sự chuẩn bị, chuẩn bị cho chính bản thân mình.

Con đường mình chuẩn bị để đi sẽ như thế nào? Ước muốn của mình ra sao? Con đường đó mình muốn trải hoa, trải gấm, hay trải gai, trải bùn? Tất cả là do ở sự sắp xếp của mình, không ai chuẩn bị con đường đó giùm cho mình, mà phải chính tự bản thân mình làm việc chuẩn bị đó.

Nếu muốn con đường mình đi trải nhiều hoa, nhiều gấm, thì mình phải làm sao để kiếm cho đủ hoa với gấm mà lót lên.

Còn nếu nói rằng: Tôi bất cần, con đường tôi đi, nó bùn lầy, nó dính sình, nó gập ghềnh, nó sỏi đá, cũng không sao! Mình lựa chọn con đường nào, mình sẽ đi trên con đường đó. Có điều đặc biệt rằng, con đường mà mình lựa chọn sẽ có người cất bước lên đi trước, để cho mình ở phía sau quan sát, xem coi người đi phía trước mình đã đi như thế nào? Từ sau nhìn tới, mình có thể thẩm định được rằng: tôi trải bao nhiêu hoa đó có đủ để đi hay không? Hoặc là gấm tôi phủ lên có đủ dày hay không? Những sự sắp xếp của tôi có hoàn toàn giống như ý của tôi hay không? Nếu không đúng với ý muốn của tôi, thì tôi sẽ phải sửa đổi lại như thế nào để cho thật đúng?

Rồi một mai khi bước lên con đường mà mình đã chuẩn bị rồi, mình sẽ cảm thấy vừa ý, và không có lời trách móc, hay là hối tiếc rằng, mình đã làm chưa đúng ý của mình.

Chuẩn bị một con đường, mà con đường đó đã có người bước lên đi cho mình coi thử, thì như vậy, việc chỉnh sửa sẽ rất dễ dàng!

Siêu độ cho một người, là chuẩn bị con đường cho mình. Vong linh đó, chính là người giúp cho mình thẩm định được con đường mà mình chuẩn bị, có vừa ý mình hay không, có cần phải sửa đổi hay không và phải chỉnh sửa như thế nào để đúng với ý mình mong muốn? Nếu không vừa ý, muốn chỉnh sửa thì còn kịp thời gian, đừng đợi tới nước cùng rồi mới chỉnh sửa, sẽ không kịp nữa đâu!

Cho nên, siêu độ cho một vong linh chính là chuẩn bị con đường cho mình sẽ đi.


+ 72
Dec 02 2014

Để giúp không bị phân tâm:

Nên dùng alarm của đồng hồ (đồng hồ báo thức) hoặc của điện thoại hay timer. Vặn 5 phút, 10 phút, hay 15 phút trước khi ngồi vào để tịnh tâm, trì Chú hoặc niệm Phật. Như thế, chủ lễ sẽ không bị phân tâm về thời gian ấn định khi hành trì. Việc quán tưởng trong lúc trì Chú hay niệm Phật cũng sẽ không bị ngắt quãng nửa chừng.


+ 53