• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jul 02 2014
Nam mô A Di Đà Phật Nam mô A Di Đà Phật Tranh Ảnh Lạc Pháp

Kính bạch Sư Phụ,
Con thường hay nghe rất nhiều người bảo rằng: “Tôi chỉ cầu mong được đới nghiệp vãng sanh, làm một hoa sen nhỏ bé trong ao Liên Trì của cõi Cực Lạc.” Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con hiểu rõ thế nào là Đới nghiệp vãng sanh, hạ phẩm hạ sanh?

Đới nghiệp vãng sanh có nghĩa là về cõi Cực Lạc mang theo hết tất cả những nghiệp chướng của mình, bước vào thai sen ở một quả vị thấp nhất gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh.

Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà Phật tiếp đón người của cõi Ta Bà đến và tất cả được an trụ qua 3 quả vị (tùy trình độ tu tập thấp cao khi người đó còn tại thế).

Ba quả vị là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Ở mỗi quả vị sẽ có 3 cấp: Thượng, Trung, Hạ.

  • Thượng phẩm thượng sanh, Thượng phẩm trung sanh, Thượng phẩm hạ sanh
  • Trung phẩm thượng sanh, Trung phẩm trung sanh, Trung phẩm hạ sanh
  • Hạ phẩm thượng sanh, Hạ phẩm trung sanh, Hạ phẩm hạ sanh

Tất cả những người được vãng sanh về Cực Lạc đều còn mang nghiệp của mình đi theo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng:


+ 89
Jun 22 2014
Dream of Spring - Jaewoon U - 65326853 Dream of Spring - Jaewoon U - 65326853 500px

Trong các bài pháp trước, Thầy đã bảo: “Tâm Bình là cái chìa khóa lớn, có thể mở được tất cả các cửa”.

Có giữ được Tâm Bình thì mới có thể làm giảm thiểu được những khổ đau, hoặc đến trực tiếp với mình (do sự tác động của nghiệp lực) hoặc do mình vấy vào nghiệp lực của kẻ khác.


+ 106
Jun 14 2014
Rakotzbrücke Kromlau - Marco D - 48246578 Rakotzbrücke Kromlau - Marco D - 48246578 500px

Người tu tập cần phải nhớ kỹ một điều rằng: tất cả mọi việc trên đời, dù nhỏ bằng hột cát, cũng bị chi phối bởi Nhân và Quả. Cho nên, nếu gặp một hoàn cảnh không được như ý, hoặc nhìn thấy, nghe thấy một cử chỉ, một lời nói, một hành động không tốt đẹp, không thuận lợi, đừng dại dột khởi tâm rung động. Thầy dùng chữ “dại dột” là vì sao? Vì người tạo cho mình những điều không hay đó đang bị dấy bởi Nghiệp Lực của chính họ thì tại sao mình phải chia phần nghiệp lực với họ để làm gì?


+ 119
Jun 02 2014
Way to Paradise - Kilian Schonberger - 41071742 Way to Paradise - Kilian Schonberger - 41071742 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Trong sáu nẻo luân hồi, tam đồ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Một thần thức khi bị đọa vào nẻo súc sanh thì trọn nguyên thần thức đó thác sinh vào một súc sanh, hay có sự phân chia thần thức thành nhiều phần, mỗi phần đi vào một súc sanh khác nhau và điều này đã tạo nên sự ngu si cho loài súc sanh? Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ.

Tại sao một thần thức bị đọa vào súc sanh? Là vì thần thức đó đã đắm chìm vào chữ Si. Tại sao thần thức đó đã đắm chìm vào chữ Si?


+ 110
May 13 2014
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản Tranh Phật của LacPhap.com

Kính lễ Đức Phật Thích Ca,
Mừng Ngài giáng Thế độ sanh Ta Bà.
Phật từ bi xót mọi loài,
Đản sanh cứu khổ chúng sinh thoát nàn.

Chúng sanh trong cõi Ta Bà, ai là người chưa từng khổ? Từ lúc sơ sinh mở mắt chào đời không đánh đã khóc; rồi thì lớn lên, suốt quãng đời từ tấm bé cho đến lúc già nua, thậm chí cho đến hơi thở cuối cùng, bao nhiêu từng đợt khổ đã xảy ra? Có kẻ thì khổ tới tấp, cũng có kẻ thì khổ từng đợt. Nói tóm lại, từ trẻ đến già, từ sang đến hèn, từ ngu dốt đến trí tuệ cao, tất cả đều không bao giờ rời được chữ KHỔ; ngay cả kẻ làm vua làm chúa ngự trên ngôi cao, cũng vẫn phải bị chi phối bởi cái khổ trong suốt quãng đời.

Ai có thể nói rằng: "Từ lúc sanh ra cho đến khi chấm dứt cuộc đời, tôi chỉ có tiếng cười mà không có tiếng khóc." Chúng sanh cũng không thường tự đặt câu hỏi: “Tại sao tôi lại khổ như thế?” Xem chừng ra thì đa số chúng sanh đã xem cái khổ như là một việc tự nhiên xảy đến trong đời người, không bao giờ quan tâm, cũng không bao giờ lo lắng. Và khi quá khổ thì bật khóc và kêu gọi sự giúp đỡ của các Đấng Từ Bi! Cũng có kẻ khi đau khổ lại cất tiếng cười, nhưng nụ cười đó không phải là một nụ cười an nhiên tự tại, mà là một nụ cười chua chát, vì không biết phải diễn tả sự đau khổ của mình bằng cách nào cho thỏa.

Thoạt sanh ra là đã cất tiếng khóc; đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy rằng bước vào cuộc đời, việc trước tiên là phải đi qua “cửa khổ.” Chưa từng một “người bình thường” nào bước vào cuộc đời mà đi qua “cửa sướng” bao giờ!

Như vậy, cái khổ từ đâu đến? Và tại sao người ta phải tùng phục nó và phải chịu đựng nó trong suốt quãng đời của mình từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi hắt hơi cuối cùng?


+ 98