• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Dec 20 2014

Khi một người Nam và một người Nữ giao hợp, đúng vào lúc có hiện tượng THỤ THAI, là đã có sự hiện diện của Thần Thức rồi.

Nhưng sau đó, người Mẹ bị sẩy thai, tức là Thần Thức đã bước ra ngoài khỏi Thai noãn. Nên ghi nhận những trường hợp sau đây:

  1. Thần thức thấy rằng không thể tồn tại được trong người của Bà Mẹ vì:
  • Người Mẹ bị bịnh, không thể nào giữ cái thai đến đúng ngày sinh nở được.
  • Người Mẹ có vật lạ xâm nhập vào người.
  1. Cũng có thể rằng người Mẹ, hoặc luôn cả người Cha đã làm nhiều việc thiện, tích lũy Phước Đức. Phước Đức này sẽ giống như một MÀN CHẮN, không cho Thần Thức tiến vào, nếu Thần Thức đó quá hung hãn, quyết một lòng đòi nợ.

Khi người Mẹ bị sẩy thai, Thần Thức bước ra khỏi thai noãn, xem như nghiệp lực giữa đôi bên còn chưa bộc phát.

Thần thức ra đi, mang theo nhiều SÂN HẬN vì không phải dễ dàng tìm được:

  • Nơi chốn thác sanh
  • Cha mẹ có dây tương quan nghiệp lực, phối hợp được với Thần Thức, để mọi việc được THUẬN DUYÊN.

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng phải khó nhọc mới giúp được cho vong linh tìm đúng cha mẹ, tìm được đúng chỗ thác sanh.

Vuột mất một cơ hội, khiến cho Thần Thức rất là buồn bã đến đâm ra sân hận.

Việc siêu độ cho thai nhi bị sẩy được hành trì theo đúng nghi thức, nhưng chỉ cần 21 ngày, tức là 3 tuần lễ. Ngài Địa Tạng sẽ giúp cho vong linh trong trường hợp này, tìm cha mẹ khác để thác sanh trong vòng 21 ngày.

Người chủ lễ phải khuyên giải thần thức để cho thần thức được nhẹ nhàng, hiểu rõ rằng, chỉ trừ trường hợp người mẹ có ý muốn hủy diệt cái thai, còn việc sẩy thai không do ý muốn của người mẹ, thần thức cũng không nên sân hận quá nhiều.

Phá Thai

Xin xem bài cập nhật về Phá Thai nơi đây: http://lacphap.com/item/463-pha-thai

Đối với những người có ý muốn tiêu diệt cái thai, trong trường hợp này, có khi không tiêu diệt được, có khi tiêu diệt được.

Nếu không tiêu diệt được, nghiệp lực dồn lại cái trước lẫn cái sau.

Nếu trong trường hợp tiêu hủy được, người mẹ mang nghiệp sát, và cái nghiệp này sẽ cộng thêm với cái nghiệp đã gây tạo ra lúc trước giữa hai thần thức.

Vì vậy, nếu gặp một thần thức bướng bỉnh, thần thức đó sẽ tìm cách nhập thai trở lại. Đây là một cách để tỏ sự sân hận.

Cũng có khi thần thức hiền hậu hơn, không bướng bỉnh, lúc đó ngài Địa Tạng sẽ giúp cho đi tìm chỗ thác sanh. Tuy nhiên, nghiệp lực cũng đã tạo ra giữa người mẹ đó với thần thức.

Nếu một người mẹ phá thai đã lâu mà vẫn còn thấy đứa con của mình, điều đó có nghĩa là vong linh đó chưa siêu thoát, chưa tìm chỗ thác sanh, cho nên người mẹ có cơ hội nhìn thấy con. Sự việc khi đó sẽ rất là phức tạp, rối rắm và lắm điều sầu thảm. Nghiệp lực giữa đôi bên cũng vẫn buộc ràng. Rồi thì cũng có thể gặp nhau trên dương thế để đòi nợ nhau.

Vì vậy phải cẩn thận rất nhiều, đừng xem việc phá thai như một trò đùa. Đừng xem thường những thai nhi còn trong bụng Mẹ.

Y khoa khuyên không nên phá thai khi thai nhi đã tượng hình (từ tuần thứ 20 trở lên), nhưng thật sự ra thì một mạng sống đã bắt đầu từ khi cha mẹ giao hợp và thụ thai, chớ không phải đợi tới lúc tượng hình đàng hoàng!

Người đời nhìn tất cả mọi việc với ngũ căn, có nghĩa là có giới hạn, không thể nhìn xuyên qua cái giới hạn đó được.

Nếu có thể thấu suốt xuyên qua cái giới hạn, chắc có lẽ người đời không dám làm sai, làm chuyện sái quấy đâu!

Người phá thai phải nhớ rằng, mình đã tạo nghiệp sát bên cạnh cái nghiệp chưa thanh toán giữa mình và đứa nhỏ chưa ra đời đó. Hai nghiệp chồng lên nhau, sẽ rất là nặng nề, tạo nên vô số cảnh huống, nhiều bi kịch khi hai thần thức đối diện nhau qua một cơ duyên nào đó.

Có thể nói rằng, công việc của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát vô cùng cực nhọc và phức tạp. Ngài phải giúp đỡ cho các vong linh rất nhiều.

Việc đi tìm chỗ cho vong linh thác sanh cũng không phải là điều dễ dàng. Công việc của Ngài ở cõi Âm phải nói rằng: “trùng trùng điệp điệp.” Nếu chúng sanh trong cõi Ta Bà biết tu tập, làm giảm nghiệp lực, thì công việc của Ngài ở cõi Âm sẽ được giảm bớt rất nhiều.

Khi sẩy thai còn có thể siêu độ được, nhưng khi phá thai, khó siêu độ lắm!

Người chủ lễ siêu độ cho một thần thức bị phá thai khó vô cùng. Hãy nghĩ rằng, mình muốn sống mà người ta nở chặt đứt đường sống của mình, niềm sân hận sẽ lên đến đâu? Cho nên thần thức đó đã trở thành một oan gia trái chủ rất lớn của người muốn hủy diệt nó.

Nếu người mẹ đó vừa mới phá thai, thần thức chưa kịp đi tìm chỗ thác sanh khác, người chủ lễ còn có cơ hội để khuyên bảo. Việc tu tập trong trường hợp này rất là cần thiết, và lợi lạc cho cả hai bên: cho người Mẹ lẫn cho thần thức của thai nhi. Người Mẹ cần phải thành tâm sám hối rất nhiều, phải tha thiết sám hối, phải bố thí, phải hành Thiện và hồi hướng tất cả công đức của sự Tu Tập Chân Chính cho thần thức đó.

Chỉ có Tu Tập Chân Chính mới có thể giải quyết được ổn thỏa. Nên nhớ rằng, tất cả những vong linh đều cảm nhận sự Chân Thật một cách rất là nhạy bén. Nếu không chân thật, lời đó không xuất phát từ tâm mà xuất phát từ miệng, sẽ không bao giờ có thể giải quyết được bất kỳ một việc gì ở cõi Âm đâu.


+ 52
Dec 20 2014

 

TỊNH TÂM TRƯỚC KHÓA LỄ

(Chủ lễ ngồi yên lặng, tịnh tâm trong 5 phút để cho thân tâm được lắng đọng trước khi vào khoá lễ siêu độ cho hương linh.)

 

CHƠN NGÔN TỊNH PHÁP GIỚI

(Trì Thần Chú này để cho thân tâm cảnh vật đều thanh tịnh. Chủ lễ có thể tuỳ ý chọn trì theo tiếng Phạn hoặc tiếng Việt.)

(Tiếng Phạn): OṂ RAM SVĀHĀ (7 lần)

(Tiếng Việt): ÁN LAM SOÁ HA (7 lần)

 

CHƠN NGÔN PHÁT HÀO QUANG

(Trì Thần Chú này để giúp cho Chủ Lễ có hào quang và oai lực khi cúng cho hương linh. Ngồi xuống, hai tay bắt ấn, trì từ chữ rõ ràng, chậm rãi, quán hào quang rực sáng bao phủ chung quanh người.)

Âm: CA SHA THA PHA (15 phút)

Bắt đầu: tay bắt Ấn Kiết Tường Kế tiếp: xếp 3 ngón xuống trở
thành Ấn Kiết Tường Kim Cang

 

NGHI THỨC SIÊU ĐỘ
CHO HƯƠNG LINH

(Chư Phật tử nghiêm tịnh thân tâm, quỳ, chắp tay cung kính.
Chủ lễ nguyện hương.)

 

NGUYỆN HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phảng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ đề kiên cố,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ Giác. (1 lạy) 0

 

KỲ NGUYỆN

(Riêng người Chủ Lễ khấn)

Hôm nay là ngày ________, tháng ________, năm ________.

Đệ tử chúng đẳng nhất tâm thành kính, dâng hương đăng, hiến cúng Thập Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, thọ trì Sám Hối, xưng dương Phật hiệu, chuyên vì cầu siêu, truy tiến quá cố hương linh tánh danh: ________, Pháp danh ________, sanh ngày ________, tháng ________, năm ____, mất ngày ________, tháng ________, năm ____, hưởng thọ ________ tuổi. o

(Ðứng dậy cắm hương lên lư xong rồi chắp tay đứng thẳng và tất cả đồng tụng phần kế tiếp.)

 

TÁN THÁN PHẬT

Ðấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận. (xá) o

 

QUÁN TƯỞNG

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.

Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật Bảo hào quang sáng ngời.

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y. (xá) o

 

ÐẢNH LỄ TAM BẢO

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :

Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy)

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :

Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Ðiều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) o

CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ :

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Ðà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) o

 

TÁN LƯ HƯƠNG

Lư hương vừa bén chiên đàn,

Khói thơm nghi ngút muôn ngàn cõi xa.

Lòng con kính ngưỡng thiết tha,

Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần) o

 

CHÚ ÐẠI BI

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần) o

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.0

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt xa phạt xâm, phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra,hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ,na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần) 0

 

TRIỆU THỈNH HƯƠNG LINH

(Riêng người Chủ Lễ đọc)

Duy nguyện U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, xin phóng hào quang tiếp triệu quá cố hương linh tánh danh: ________, Pháp danh ________, tử ngày ________, tháng ________, năm ____, hưởng thọ ____ tuổi, lai đáo Pháp đàn, tiệm hình Pháp vị, thọ tài hưởng thực, thính Pháp, văn Kinh, siêu sinh Tịnh Độ. o

Nam mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát.
(1 lạy) o

 

QUY Y CHO HƯƠNG LINH

Hương linh ____ nhất tâm quy y Phật.  o
Hương linh ____ nhất tâm quy y Pháp. o
Hương linh ____ nhất tâm quy y Tăng. o

Quy y Phật, đức trí vẹn toàn.
Quy y P
háp, xa lìa tham ái.
Quy y T
ăng, tự tâm thanh tịnh. o

Hương linh ________ quy y Phật, bất đọa Địa ngục.
Hương linh ________ quy y P
háp, bất đọa Ngạ quỷ.
Hương linh ________ quy y T
ăng, bất đọa Súc sanh. o

Hương linh quy y Phật rồi.  o
Hương linh quy y Pháp rồi. o
Hương linh quy y Tăng rồi. o

 

SÁM HỐI

Hương linh _____ vốn tạo bao ác nghiệp,
Đều do vô thỉ tham, sân, si.
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra,
Tất cả hôm nay nguyền sám hối.
o

Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát, tác đại chứng minh. (3 lần) o

Hương linh ____, xin đem tất cả tâm thành đối trước chư Phật và Bồ Tát, dập đầu sám hối, ăn năn tất cả những nghiệp chướng mà hương linh ____ đã vô tình hay cố ý gây tạo nên.

Vì hương linh có Tâm xấu ác nên đã toan tính hại Người.

Vì hương linh có Ý không lành nên luôn mang đến cho Người nhiều đau khổ.

Vì hương linh mang nhiều Tánh xấu nên đã gây nhiều Sân Hận cho Người.

Ngày nay nhờ Phật, hương linh ____ đã thấu rõ những Nghiệp tội mà hương linh đã gây nên từ vô thỉ kiếp cho đến kiếp vừa qua.

Cúi lạy Mười Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, chứng minh cho lòng chí thành sám hối của hương linh ____ và giúp cho tất cả tội chướng của hương linh ____ đều được tiêu trừ.

Nam mô A Di Đà Phật tác đại chứng minh. (1 lạy) o

 

KHAI KINH KỆ

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.o

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) o

 

PHẬT THUYẾT KINH
THẬP NHỊ PHẬT DANH SO SÁNH CÔNG ĐỨC TRỪ CHƯỚNG DIỆT TỘI

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1,250 vị đại Tỳ Kheo ở trên núi Linh Thứu gần đại thành Vương Xá. Ngoài ra còn có 12,000 vị Bồ Tát Ma Ha Tát, với Vô Năng Thắng Bồ Tát làm thượng thủ.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:

“Này Di-lặc! Từ đây về hướng đông, vượt qua mười bất khả thuyết chư Phật sát độ ức trăm ngàn vi trần số cõi Phật, có một thế giới tên là Giải Thoát Chủ. Trong cõi nước ấy có Đức Phật hiệu là:

Hư Không Công Đức, Thanh Tịnh Vi Trần, Đẳng Mục Đoan Chánh, Công Đức Tướng, Quang Minh Hoa, Hồng Liên, Lưu Ly Quang, Bảo Thể Hương, Tối Thượng Hương, Cúng Dường Ngật, Chủng Chủng Trang Nghiêm Đảnh Kế, Vô Lượng Vô Biên Nhật Nguyệt Quang Minh, Nguyện Lực Trang Nghiêm, Biến Hóa Trang Nghiêm, Pháp Giới Xuất Sanh, Vô Chướng Ngại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác;với tùy tâm sở dục, Ngài hiện đang hành Đạo tiêu diêu và thuyết Pháp ở nơi đó. (1 lạy) o

Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân nào phạm bốn trọng tội, thì do bởi trọng tội của người ấy, giả sử đất ở Diêm Phù biến làm vi trần và mỗi vi trần làm thành một kiếp; dẫu người ấy có nhiều kiếp tội như thế, nhưng khi xưng danh hiệu của Đức Phật này một lần và lễ bái một lần, thì tội tất đều diệt trừ. Huống nữa là có ai ngày đêm thọ trì đọc tụng và nhớ niệm chẳng quên; công đức của người đó chẳng thể nghĩ bàn. (1 lạy) o

Ở trong thế giới kia có một vị Bồ Tát, tên là Nan Thất Vô Chướng Ngại Vương. Ngài đã được Như Lai thọ ký sẽ thành Phật, hiệu là: Hào Tướng Nhật Nguyệt Quang Minh Diễm, Bảo Liên Hoa, Cố Như Kim Cang Thân, Biến Nhất Thiết Xứ, Vô Chướng Ngại Nhãn, Viên Mãn Thập Phương, Phóng Quang Phổ Chiếu Nhất Thiết Phật Sát, Tướng Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. (1 lạy) o

Ở phương đông của thế giới kia lại có một Đức Phật, hiệu là: Nhất Thiết Trang Nghiêm Vô Cấu Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác.Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở phương nam có một Đức Phật, hiệu là: Biện Tài Anh Lạc Tư Niệm Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở phương tây có một Đức Phật, hiệu là: Vô Cấu Nguyệt Tràng Tướng Vương Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở phương bắc có một Đức Phật, hiệu là: Hoa Trang Nghiêm Tác Quang Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở hướng đông nam có một Đức Phật, hiệu là: Tác Đăng Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở hướng tây nam có một Đức Phật, hiệu là: Bảo Thượng Tướng Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở hướng tây bắc có một Đức Phật, hiệu là: Vô Úy Quán Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở hướng đông bắc có một Đức Phật, hiệu là: Vô Úy Vô Khiếp Mao Khổng Bất Thụ Danh Xưng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở phương dưới có một Đức Phật, hiệu là: Sư Tử Phấn Tấn Căn Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng. (1 lạy) o

Ở phương trên có một Đức Phật, hiệu là: Kim Quang Uy Vương Tương Tự Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác. Hãy nên tu tâm, xưng danh hiệu của Đức Phật ấy và cung kính tôn trọng.” (1 lạy) o

Lúc bấy giờ Đức Phật bảo ngài Di Lặc Bồ Tát:

“Nếu có chánh tín thiện nam tử, hay chánh tín thiện nữ nhân nào,chí tâm xưng danh hiệu của mười hai Đức Phật này, thì suốt mười ngày hãy nên sám hối tất cả nghiệp tội. Hết thảy chúng sanh có bao nhiêu công đức hãy đều nên tùy hỷ. Hãy khuyến thỉnh tất cả chư Phật trụ lâu ở thế gian. Hãy đem các thiện căn của mình hồi hướng đến khắp chúng sanh trong Pháp Giới.

Ngay lúc đó, tất cả nghiệp tội của họ sẽ liền được diệt trừ, tất cả nghiệp chướng được thanh tịnh, liền được thành tựu đầy đủ trang nghiêm tất cả Phật độ và thành tựu cụ túc vô úy.

Họ lại được đầy đủ thân tướng trang nghiêm, đầy đủ chư Bồ Tát làm quyến thuộc vây quanh, được đầy đủ vô lượng đà la ni, đầy đủ vô lượng tam muội, và đầy đủ Phật độ trang nghiêm như ý.

Họ cũng được đầy đủ vô lượng Thiện Tri Thức, mau được thành tựu những việc như đã nói ở trên và bất tăng bất giảm.

Ở trong chốn phiền não, họ tu hành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và có tướng mạo đoan chánh. Quả báo đáng mừng thay! Họ cũng được tài bảo dồi dào, luôn sanh vào dòng dõi tôn quý, thân tướng cụ túc, và cũng được quyến thuộc hiền hòa vây quanh. ”o

Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa lý trên nên nói kệ rằng:

“Nếu có thiện nam tử
Hay thiện nữ nhân nào
Thọ trì Phật danh này
Trong đời đời kiếp kiếp
Được người khác kính mến
Quang minh uy lực lớn
Tôn quý trong hàng người
Về sau sẽ thành Phật.”
o

 

KỆ SÁM HỐI

Hương Linh ________
Chí tâm Sám Hối:

Đệ tử chúng con
Trong cõi Ta Bà
Mang nhiều nghiệp chướng
Thật là sâu nặng
Hôm nay dập đầu
Thành tâm sám hối.
(1 lạy) o
Một lòng ăn năn
Tất cả việc làm
Con đã tạo nên
Đem điều đau khổ
Tròng vào cổ người
Khiến người tức tưởi
Đau xót muôn phần.
Ngày nay con hiểu
Tất cả tội lỗi
Là do ở Tâm.
Tâm con không lành
Khơi dậy Ý xấu
Tánh con quá dữ
Không năng sửa đổi
Tạo nên nghiệp chướng
Rất đỗi sâu dày.
Con đã nhận ra
Tâm Ý Tánh này
Là đầu mối đó
Khiến con phải chịu
Khổ sở trăm bề.
Phật Pháp nhiệm mầu
Giúp con mở Trí
Kiểm điểm Tâm mình
Giữ tròn Ý tốt
Giùi mài Tánh xấu
Để không bao giờ
Gây lụy phiền phức.
Hủy bỏ tất cả
Những điều sai trái
Thật sự ăn năn
Điều không tốt đẹp
Làm khổ bao người
Tạo nên nghiệp chướng.
Lòng con chân thành
Ăn năn sám hối.
Cúi lạy chư Phật
Mười phương minh chứng
Để con nhẹ nhàng
Thư thả cất bước.
(1 lạy) o

Hương Linh ________
Chí tâm Phát Nguyện:

Khi bỏ báu thân
Con sẽ sẵn sàng
Đem thân thanh tịnh
Về chốn Tịch Liêu.
Lòng con hoan hỷ
Thấy cảnh trời Tây
Cực Lạc đón chào
Con ngự tòa sen
Lòng rất vui mừng
Trở nên Thánh Chúng.
(1 lạy) o

Hương Linh ________
Chí tâm Tùỳ Hỷ:

Nhờ ơn chư Phật
Bồ Tát giúp con
Trí huệ mở mang
Con hiểu được rằng:
Sống trên cõi đời
Phải luôn tôi luyện
Tâm mình trong sáng
Ý mình rực rỡ
Tánh mình trau chuốt
Làm sáng lòng ta
Đem điều tốt đẹp
Đến cho muôn người,
Tránh sự phiền hà
Tạo bao nghiệp chướng.
(1 lạy) o

Hương Linh ________
Chí tâm Khuyến Thỉnh:

Cúi lạy Chư Phật
Lạy chư Bồ Tát
Xin giúp cho con
Đời đời kiếp kiếp
Trong ánh hào quang
Soi thấu của Ngài
Bỏ đi điều dữ
Chỉ biết điều lành
Đem niềm An Lạc
Đến cho chúng sanh.
Nhờ ơn Chư Phật
Con đem công sức
Tu tập của mình
Gói trọn thân con
Hành trang sẵn sàng
Ra đi thư thả
Trọn lòng ước mong
Pháp giới chúng sanh
Trong cõi Ta Bà
Dốc lòng Tu Tập.
(1 lạy) o

Hương Linh ________
Chí tâm Hồi Hướng:

Xin giúp cho con
Giữ Tâm thanh tịnh
Tu tập tốt đẹp
Đem điều hạnh phúc
Đến cho muôn người
Mang hết công đức
Tu tập của con
Hướng về tất cả
Pháp giới chúng sanh
Từ người đến vật
Đều cùng hưởng cả.
Con xin chia sẻ
Công đức sâu dày
Tất cả muôn loài
Đồng hưởng điều lành
Cùng nhau chung bước
Về miền Cực Lạc,
Thoát kiếp luân hồi,
Sống đời An Nhiên.
(1 lạy) o

 

CÚNG CƠM CHO HƯƠNG LINH

(Chủ lễ đến trước bàn thờ vong, châm trà và gấp thức ăn vào chén cơm của hương linh. Phần này chỉ dành cho hương linh còn trong 49 ngày mà thôi )

Xin nguyện hương linh ________

Về đây thọ hưởng đơn thành,

Nén hương, bát nước, cơm canh cúng dường.

Hương linh _________ thọ hưởng,

Chứng tri lòng thành.

 

KHAI YẾT HẦU CHƠN NGÔN

(Tay bắt Ấn Kiết Tường)

ÁN BỘ BỘ ĐẾ RỊ, GIÀ ĐA RỊ, ĐÁT ĐA NGA ĐA GIA. (7 lần)

 

Sau đây chủ lễ mời hương linh đến trước bàn thờ Phật, nghiêm chỉnh, nhất tâm cùng trì Chú và niệm Phật với Chủ lễ.

 

CHƠN NGÔN SIÊU ĐỘ HƯƠNG LINH

(Tay bắt Ấn Kiết Tường, trì Thần Chú này giúp cho hương linh được nhẹ nhàng, mau siêu thoát. Khuyên hương linh cùng trì theo từ chữ rõ ràng, chậm rãi.)

Âm: HA-ANH CA THU SHU PHU! (10 phút)

 

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN

(2 tay bắt ấn Kiết Tường.
Chuyên tâm trì Chú này tôí thiểu 10 phút)

(Tiếng Phạn): OṂ MAṆI PADME HŪṂ

(Tiếng Việt): ÁN MA NI BÁT DI HỒNG

 

NIỆM PHẬT

(Quỳ chấp tay cung kính phát nguyện)

Đệ tử chúng con,
Nay vì hương linh _____,
Sám hối ba nghiệp tội.
Phàm được bao phước thiện,
Con xin nguyện hồi hướng.
Nguyện cùng với hương linh,
Vãng sanh nước Cực Lạc.
Thấy Phật ngộ Pháp Tánh,
Phát tâm đại Bồ Đề.
Đoạn vô biên phiền não,
Tu vô lượng pháp môn.
Thệ nguyện độ chúng sanh,
Đồng trọn thành Phật đạo.
o

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ, Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. o

Nam Mô A Di Ðà Phật (Niệm từ 10 phút trở lên) o

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (10 Câu) o

Nam Mô Ðại Thế Chí Bồ Tát (10 Câu) o

Nam Mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát (10 Câu) o

Nam Mô Thanh Tịnh Ðại Hải Chúng Bồ Tát (10 câu) o

 

TÂM KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA

Khi Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát thực hành sâu xa Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, qua hết thảy khổ ách.

“Này Ông Xá Lợi Phất, Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.”

“Này Ông Xá Lợi Phất, ‘Tướng Không của mọi pháp' không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, cho nên trong ‘Chơn Không’, không có Sắc, không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý. Không có Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Không có Nhãn Giới, cho đến không có Ý Thức Giới, không có Vô Minh, cũng không có cái hết Vô Minh, cho đến không có Già Chết, cũng không có cái hết Già Chết. Không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có Trí Huệ, cũng không có Chứng Đắc.

Nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, Tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.

“Chư Phật trong ba đời cũng y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa mà được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là Đại Thần Chú, là Đại Minh Chú, là Vô Thượng Chú, là Vô Đẳng Đẳng Chú, trừ được hết thảy khổ, chân thật không hư.”

Vì vậy, Phật liền nói Thần Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa:

“YẾT ÐẾ YẾT ÐẾ, BA LA YẾT ÐẾ, BA LA TĂNG YẾT ÐẾ, BỒ ÐỀ TÁT BÀ HA.” (3 lần) o

 

VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ

Tiếng Việt:

Nam mô A di đa bà dạ

đa tha già đa dạ.

Đa điệt dạ tha:

A di rị đô bà tỳ

a di rị đa tất đam bà tỳ

a di rị đa tỳ ca lan đế

a di rị đa tỳ ca lan đa

dà di nị dà dà na

chỉ đa ca lệ ta bà ha. (7 lần) o

Tiếng Phạn:

Namo amitābhāya

tathāgatāya.

Tadyathā:

Amṛtodbhave

amṛta siddhaṃbhave

amṛta vikrānte

amṛta vikrānta

gamine gagana

kìrtti kare svāhā. (7 lần) o

 

 

GIẢNG PHÁP

Sau đây, chủ lễ đứng trước bàn thờ vong, giảng Pháp khuyên nhắc hương linh …

Vị chủ lễ nên nghiên cứu thật kỹ lưỡng chương Hướng Dẫn Phần Nghi Thức: Mục Giảng Pháp, để có thể nắm vững nội dung của việc giảng Pháp cho vong linh mỗi ngày, trong mỗi tuần.Vong cần phải nghe chậm rãi, nhắc đi nhắc lại nhiều lần vì ngũ căn không còn, nên không thể lãnh hội nhanh được. Do đó, cần có sự nhẫn nại, dìu dắt vong, để vong hiểu một cách thấu đáo. Mỗi tuần một bài pháp mới. Khi cúng cho vong mỗi ngày, cứ bài pháp đó nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhấn mạnh nhiều đến Nhân và Quả, vì nghiệp lực là sự tác động của Nhân và Quả. Nếu vong hiện đang bị vướng mắc cũng là do đã gây tạo nên nhân không lành.

Việc giảng pháp cho vong nghe góp một phần không nhỏ vào việc giúp vong tỉnh ngộ, nhận ra điều sai lầm để ăn năn sám hối, thần thức nhẹ nhàng, vong cất bước dễ dàng tìm đường thác sanh.

 

PHỤC NGUYỆN

(Riêng người Chủ Lễ đọc)

Đệ tử tên là ______, Pháp danh ______, xin đem công đức Sám Hối – Trì Chú – Niệm Phật hồi hướng cho hương linh tánh danh ______, Pháp danh ______, sanh ngày ______, tháng ______, năm___, mất ngày ______, tháng ______, năm ___, hưởng thọ __ tuổi.

Ngưỡng mong chư Phật và Bồ Tát thùy từ gia hộ độ cho hương linh ________, thần thức được nhẹ nhàng, trí huệ phát sáng để nhận chân ra điều sai lầm đã tạo tác, biết thành tâm ăn năn, sám hối về những nghiệp chướng đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến kiếp vừa qua.

Cúi lạy Đức Từ Phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi cứu khổ, cùng Đức Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát, U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, rủ lòng thương xót, phóng quang tiếp dẫn thần thức của hương linh ______ vãng sanh Cực Lạc Quốc.

 

HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Hồi hướng cho Hương Linh ______
Cùng oán thân trái chủ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ Đề
Hết một báu thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc.
o

 

TỰ TAM QUY

(Ðứng dậy và tất cả đồng tụng phần kết thúc.)

Tự quy y Phật :
Xin nguyện chúng sanh,
Thể theo Đạo cả,
Phát lòng Vô Thượng.
(1 lạy) o

Tự quy y Pháp :
Xin nguyện chúng sanh,
Thấu rõ Kinh Tạng,
Trí Huệ như biển.
(1 lạy) o

Tự quy y Tăng :
Xin nguyện chúng sanh,
Thống Lý đại chúng,
Hết thảy không ngại.
(1 lạy) o

 

 


GHI NHỚ:

Trong suốt 49 ngày, sau mỗi khóa lễ siêu độ, chủ lễ khấn hai Vị Hộ Pháp để giúp vong hồi vị, đồng thời vị chủ lễ cũng chấp 2 tay nói lớn:

Khóa lễ siêu độ cho vong linh tên ________ đã hoàn tất, xin thỉnh vong linh hồi vị.

Vừa nói vừa chuyển 2 tay chấp, chỉ thẳng vào hình của vong linh, hơi nhích 2 bàn tay lên.


 


+ 68
Dec 07 2014

Tại sao thân nhân nên làm việc siêu độ cho vong linh tại nhà trong 49 ngày, mà không ký linh cho chùa chiền?

Thông thường, việc ký linh vào chùa là vì những lý do sau đây:

  1. Thân nhân hay sợ hãi, nhất là có rất nhiều người sợ ma, không dám để hình của hương linh ở nhà, vì thấy rằng đi ra đi vào cứ nhìn thấy hình của người mới mất, có cảm tưởng rằng người đó đang phảng phất đâu đây, cho nên cứ sợ hãi. Vì vậy mà đem ký linh thân nhân mình vào chùa cho đỡ sợ.
  2. Vì không biết những nguyên tắc, những nghi thức để cúng cho vong trong thời gian 49 ngày.
  3. Do sự biếng nhác của thân nhân, vì phải làm công việc đó trong suốt 49 ngày. Đây là sự thật, không thể phủ nhận!
  4. Vì những thân nhân của hương linh không tha thiết đến việc tu tập, cho nên cứ đem hương linh giao phó cho chùa chiền, rồi thì chùa chiền muốn làm gì cũng được. Sau 49 ngày là phủi tay xong việc!
  5. Thân nhân cho rằng: vì bận bịu với công việc làm ăn hằng ngày nên không có thì giờ để hành trì siêu độ cho người quá vãng.

Đối với người chủ lễ chưa biết tu tập, thì đây là một cơ hội tốt để người này, vừa bày tỏ lòng thương yêu của mình đến người quá cố và cũng là dịp để tập tễnh bước vào đường tu tập. Dù là một sự bắt buộc tu tập, hay là một sự phát nguyện tu tập, đây vẫn là một dịp rất tốt để làm bàn đạp cho việc thăng hoa sau này.

Lúc đầu thì cảm thấy khó chịu, lúng túng, nhưng sau đó không bao lâu, khi suy nghĩ lại, vì tình thương yêu của mình đối với người đã mất, cũng mong mỏi cho người đã mất được ung dung tự tại, được siêu thoát nhẹ nhàng, cho nên, thôi thì bấm gan bấm bụng mà tu! Rồi thì từ từ, mỗi ngày một chút, đến khi thâm nhập lúc nào không hay. Vì vậy mà thời gian 49 ngày, đủ để giúp cho một người, từ một tư tưởng, một cảm giác bị bắt buộc, trở thành ra tự nguyện hay phát nguyện tu tập.

Việc siêu độ cho hương linh ở tại nhà có một điều lợi ích, là sự giúp đỡ cho hương linh được dễ dàng hơn. Trong 49 ngày, hương linh chưa nhận ra được mình đã mất, vẫn còn lẩn quẩn ở trong gia đình, cho nên hương linh không cảm giác nhiều về sự đói lạnh, vẫn còn cảm nhận được không khí gia đình. Vì vậy, người chủ lễ sẽ cảm thấy gần gũi hơn với hương linh, và vì biết rõ được những điều thầm kín, những khúc mắc của hương linh, người chủ lễ sẽ tỉ tê, khuyên giải mỗi ngày. Như vậy giúp cho hương linh bừng sáng rất nhiều.

Số hương linh ký gởi tại chùa quá đông, người chủ lễ ở tại chùa cũng không có nhiều thì giờ để tìm hiểu gốc gác, ngọn ngành của mỗi hương linh. Việc đánh thẳng, đánh mạnh vào trong những khúc mắc của mỗi hương linh, hoặc tỉ tê, khuyên giải từng vong linh mỗi ngày, điều đó vị chủ lễ gần như bó tay, không làm được. Ngoài ra, còn phải kể đến tâm thành, tâm lực, đạo lực của người chủ lễ rất là nhiều.

Nhà chùa lấy dạ Từ Bi đối với Phật Tử, không nỡ chối từ bất cứ một hương linh nào cả.

Tuy nhiên, làm sao có thể so sánh được sự săn sóc của viện dưỡng lão với sự chăm lo, chắt chiu của gia đình, đối với thân nhân già nua hay tàn tật của mình.

Nếu cảm thấy rằng: việc siêu độ cho hương linh đem lại lợi lạc cho kẻ Dương Thế lẫn người cõi Âm thì nên tiến hành việc siêu độ tại nhà, làm giảm bớt đi gánh nặng cho nhà chùa.

Hương linh để tại nhà cũng vẫn tốt hơn, vì ngoài người chủ lễ, còn có thể có những người thân khác; tuy rằng họ không được như người chủ lễ, nhưng cũng đem tấc dạ chân thành của mình ra để cầu nguyện cho hương linh, thì cũng giúp cho hương linh rất nhiều trong vấn đề siêu thoát.

Cho nên, một người nào có thân nhân vừa mới qua đời, nên cố gắng tự mình siêu độ cho vong linh của thân nhân mình, vì đó là cơ hội để giúp cho mình có thể bước vào đường tu tập, hoặc được thăng tiến trên đường đạo, nếu mình đã từng có tu tập rồi, và điều quan trọng là dễ dàng giúp cho thần thức của thân nhân mình hiểu biết và rung động để siêu thoát được.

Việc sợ hãi một người mới mất, đó là vấn đề tâm lý. Thật sự ra mình phải nghĩ rằng: một khi mình mất rồi, những người khác có sợ như vậy hay không? Tại sao mình lại sợ một cái vong? Cái vong không làm gì được cả. Đối với một người vừa mới qua đời, tất cả mọi việc chung quanh họ đều làm cho họ rất bỡ ngỡ.

Khi còn sống, họ nhìn sự vật với đôi mắt của họ, với nhãn thức của họ, tất cả mọi thứ đều đóng khung. Họ không thể nào nhìn cái gì quá cái khung của đôi mắt họ được. Nhưng một khi đã trở nên một cái vong rồi, tầm nhìn của họ không bị đóng khung nữa. Họ có thể nhìn thấu hết tất cả mọi vật. Ngay cả những thân nhân của họ, tâm tánh như thế nào, họ đều nhìn thấu rõ, nhưng bảo rằng, những vong này có thể làm hại bất kỳ ai thì việc đó không có. Vong mới vừa mất chưa đủ sức để làm việc đó đâu! Như vậy đâu có gì để phải sợ hãi cái vong?

Tại sao lại có sự phân biệt giữa người đã mất với người còn sống? Sự sợ hãi có được là do người còn sống tự đặt một ranh giới, giữa người đã mất và người chưa mất. Giả sử rằng, người đã mất này hiện đang ở cùng một khu phố với mình, mà mình không biết được rằng người này đã mất, thì liệu rằng mình có sợ hãi hay không? Cho nên, tất cả đều là do người sống đặt ranh giới để tạo sự sợ hãi.

Phải hiểu rằng: Sanh – Lão – Bệnh – Tử, có sanh thì có tử, người đi trước, kẻ đi sau, không ai thoát được vòng lẩn quẩn đó, vì vậy mà nên từ bỏ tư tưởng sống chết. Hãy xem đó là một điều đương nhiên phải chấp nhận! Có sanh ra thì phải có chết, để không cảm thấy rằng, có một sự khác biệt ở trong đó.

Trong phần nghi thức siêu độ, mỗi ngày, trước khi hành lễ, người chủ lễ phải trì Chơn Ngôn Phát Hào Quang. Câu Chú này giúp cho trong nhà rất thanh tịnh, không có gì phải sợ hãi cả.

Kế tiếp là phải tự hỏi rằng, mình có thật lòng chan chứa tình cảm với người đã mất hay không? Có xem người đó giống như thuở người đó còn sống hay không? Có một tình thương dạt dào với người đó hay không? Khi người đó còn sống thì mình làm thế nào để giúp cho người đó được vui vẻ, được cảm thấy hạnh phúc? Bây giờ người đó không còn hiện diện nữa, phải làm cái gì để giúp cho người đó được tốt đẹp, được thăng hoa? Khi còn sống thì người đó hưởng hạnh phúc, nhưng khi người đó đã mất rồi thì người đó phải được thăng hoa.

Khi mình đặt những câu hỏi đó, thì mình sẽ có câu trả lời là, “tôi phải làm một cái gì!” Và chính câu trả lời, tôi phải làm cái gì để giúp cho thân nhân của tôi được thăng hoa, sẽ giúp cho tôi tìm tòi tất cả những phương cách, phương tiện để giúp đỡ cho thân nhân.

Khi đã hiểu được chuyện đó rồi thì dễ dàng bước vào việc tu tập. Việc tu tập, bước ban đầu là vì thân nhân, cho thân nhân, tất cả giúp cho thân nhân; nhưng chắc chắn rằng, sau 49 ngày, người chủ lễ sẽ có một cảm giác rằng, chính thân nhân quá cố đó đã giúp cho tôi bước vào đường tu tập lúc nào không hay. Cho nên có lợi cho cả đôi bên, một khi vẫn có lợi cho cả đôi bên thì tại sao không thực hành? Tại sao còn phải đắn đo?


+ 42