• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Sep 06 2021

Kính bạch Sư Phụ,

Sư Phụ đã có một bài Pháp giải thích rất rõ ràng về việc tại sao phải sám hối. Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi rằng, hằng ngày tôi chí cốt niệm Phật để được vãng sanh Cực Lạc, như vậy tôi có cần phải sám hối hay không?

Kính xin Sư Phụ từ bi giải đáp câu hỏi này để mọi thắc mắc được sáng tỏ, đồng thời người tu tập cũng sẽ hiểu thấu đáo hơn về ý nghĩa cũng như sự lợi ích của từng bước tu, giúp cho đường tu được thẳng tiến dễ dàng, không gập ghềnh, không chướng ngại do ở sự kém hiểu biết, hoặc hiểu biết chưa tường tận.


+ 56
Aug 02 2021
Tu Tại Gia 134272340

Kính bạch Sư Phụ,

Trong bài Pháp trước, Sư Phụ đã giải thích rất rõ ràng về ý nghĩa của việc Xuất Gia. Điều con muốn thỉnh ý Sư Phụ nơi đây chính là việc Tu Tại Gia.

Có rất nhiều người cả đời mong ước được xuất gia nhưng hoàn cảnh chưa cho phép hay không cho phép. 

Kính xin Sư Phụ từ bi cho một lời giải thích để mọi người có được sự nhận định đúng về việc tu tập dù dưới hình thức nào, Xuất Gia hay Tại Gia.

Nguyên tắc căn bản của việc tu tập là phải chỉnh sửa Tâm - Ý - Tánh.


+ 59
Jun 28 2021

Kính bạch Sư Phụ,

Con có nhận xét là càng ngày càng có nhiều người xuất gia cũng như nhiều người có ý muốn xuất gia. Đây là một hiện tượng rất tốt, chứng tỏ rằng Tâm con người xoay chuyển, hướng về Đạo Pháp nhiều hơn. Những người tuy rằng vẫn còn bận bịu với gia đình, nhưng ước mơ về đời sống của một người xuất gia vô cùng là mạnh mẽ, nên họ thường tổ chức những buổi gọi là “Gieo Duyên Xuất Gia”.

Xuất gia mang một ý nghĩa vô cùng là cao quý. Kính xin Sư Phụ từ bi giảng rõ cho con cũng như cho những người tha thiết có ý muốn xuất gia được thấu hiểu về ý nghĩa này.

Xuất Gia là gì? Xuất Gia là rời nhà, mà rời nhà để đi đâu? Chắc chắn rằng không phải đi chơi, mà cũng vẫn không phải đi tìm một tư lợi nào đó.

Ngày xưa, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, số người tìm đến Ngài để tu tập được phân làm 2 nhóm: nhóm vẫn ở tại nhà để tu tập và nhóm đi theo Ngài; họ muốn có một đời sống tu tập hằng ngày y như Đức Bổn Sư vậy. Muốn được như thế, những người này bắt buộc phải rời bỏ gia đình mới mong có được một đời sống đúng nghĩa, rập y theo khuôn của Đức Bổn Sư.


+ 62
May 26 2021
Kính Mừng Phật Đản Kính Mừng Phật Đản

Lạy Đức Phật Thích Ca
Đấng Toàn Năng Toàn Bích
Hôm nay ngày Phật Đản
Chúng con kính mừng Ngài
Phật ra đời cứu độ
Chúng Sanh cõi Ta Bà
Dắt dìu khỏi Biển Khổ
Xa lìa khỏi Bến Mê
Chúng con luôn tạc dạ
Ghi nhớ công ơn Ngài
Nguyện gắng công tu tập
Đáp đền Ơn Đức Phật
Tìm về cõi Thanh Tịnh
Miên viễn đời An Nhiên.

Kính bạch Sư Phụ,

Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt rồi, đoàn Tăng Lữ đã nhiều phen tranh cãi và đưa đến một sự tranh chấp nhau về những điều chỉ dạy của Đức Bổn Sư. Ai cũng cho rằng mình hiểu “đúng” và khư khư giữ lấy Ý của mình.

Những người chủ trương làm y theo những gì mà Đức Bổn Sư khi còn tại thế đã làm, tức là hằng ngày đi khất thực và hóa độ Chúng Sanh, họ tập trung lại thành một nhóm, lập ra Môn Phái TIỂU THỪA hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy.

Nhóm thứ nhì tự nhận là Môn Phái ĐẠI THỪA, chủ trương tu rốt ráo để thành PHẬT độ Chúng Sanh.

Cốt yếu của chuyện tu tập là “Hướng Nội”, tức là trau giồi phần Nội tâm của mình, chớ không phải ở sự phân chia rằng: Tôi phải lập thật nhiều Chùa để độ Chúng Sanh hay là Tôi tu để cho tự bản thân tôi phát Trí Huệ mà thôi.

Kính xin Sư Phụ từ bi giảng cho con hiểu, thế nào là Tiểu Thừa? Thế nào là Đại Thừa? Và người con Phật thật sự phải tu tập như thế nào cho đúng cách, để có thể áp dụng được sự tu tập vào việc hóa độ Chúng Sanh, mà không nhất thiết phải là Đại Thừa hay Tiểu Thừa?


+ 51
Mar 30 2021

Kính bạch Sư Phụ,

Thông thường, vào dịp lễ Vu Lan hay trong những ngày lễ lớn, người ta phóng sanh rất nhiều. Chùa nào, miễu nào cũng đầy nghẹt người đi phóng sanh; hàng hàng lớp lớp chim, cá chờ đợi để được phóng sanh, kẻ bán người mua tấp nập. Không biết các con vật này có biết rằng mình sắp sửa được tự do hay không? Chớ riêng những người đi phóng sanh thì trên mặt lộ rõ nét hân hoan, vì đây là dịp để mọi người biểu lộ hành động từ bi qua việc phóng sanh, giải thoát cho những con vật bị bắt giữ, bị giam cầm.

Con có điều thắc mắc là, người bán khi bắt những con vật này đã có chủ đích hẳn hòi là để cung ứng cho việc phóng sanh, tức là để thỏa mãn số cầu của những người thực hiện việc phóng sanh.

Như vậy, cứ sau mỗi đợt phóng sanh, số phận của những con chim, con cá hoặc bất cứ con vật gì, tưởng rằng chúng may mắn tìm được sự an ổn sống đời tự do, nào dè cơ hội bị bắt trở lại cũng chỉ trong gang tấc. Người bán vẫn tiếp tục tìm cách bắt lại những con vật vừa mới phóng sanh để trục lợi. Đó là chưa kể đến việc người bán chặt cánh của những con chim, khiến cho chúng không thể bay xa được để họ dễ dàng bắt trở lại hầu cung ứng cho người mua.

Bạch Sư Phụ, như vậy việc phóng sanh có còn ý nghĩa nữa hay không? Phóng sanh như thế nào mới gọi là đúng cách, cũng như đúng thì, đúng lúc? Kính xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ.


+ 38