• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Siêu Độ Cho Vong Linh Có Tụng Kinh A Di Đà Hoặc Kinh Địa Tạng Không?

Nghi Thức Siêu Độ

49 ngày là thời gian đặc ân để hoán chuyển cảnh giới của một vong linh.

Vong linh có được một cơ hội cuối cùng để tu tập, để chân thành sám hối, cải sửa những lỗi lầm của mình.

Sự rung động của thần thức là một sự rung động chân thật và đúng nghĩa, hoàn toàn không có sự che đậy (giả dối). Sự rung động đó có được, chính là nhờ ở sự Sám Hối. Vong linh phải sám hối ... sám hối … và chỉ có sám hối là mới có thể làm tiêu được một phần nào những nghiệp tội của mình, là bỏ xuống túi đá nặng mà vong linh đã mang trên vai.

Nhờ có sám hối mà các nghiệp chướng sẽ thu nhỏ lại, lắng xuống dưới đáy của A Lại Da Thức, làm cho cái túi nghiệp chướng của vong linh được nhẹ bớt đi, tuy rằng chỉ là tạm thời chớ không vĩnh viễn, nhưng cũng vẫn giúp cho vong linh được nhẹ nhàng cất bước tìm đường thác sanh.

Điều quan trọng hàng đầu là giúp cho vong linh sám hối, chớ không phải giúp cho vong linh tụng Kinh A Di Đà hay Kinh Địa Tạng.

Kinh A Di Đà giúp người tu tập (còn sống) biết đến cảnh giới Cực Lạc, biết đến lời nguyện rộng lớn của Đức A Di Đà Phật, trong việc dang tay cứu vớt chúng sanh của cõi Ta Bà. Người tu tập có được niềm tin vào lời nguyện của Đức A Di Đà Phật, sẽ đặt hết tâm thành của mình vào nơi an trụ vĩnh viễn cuối cùng của kiếp luân hồi.

Hướng đi đã được vạch rõ, nơi dừng chân cuối cùng cũng đã tỏ tường, chỉ còn lại có việc sắp xếp hành trang và chọn lựa phương tiện di chuyển.

Hành trang nào nên đem theo? Hành trang nào nên bỏ lại?

Phương tiện di chuyển nào thích nghi nhất? Tiện lợi cho mình nhất?

Cực Lạc vẫn đòi hỏi người tu tập chân chính phải chu toàn Tâm – Ý – Tánh, phải luôn luôn kiểm Tâm, chỉnh Ý và sửa Tánh thì nghiệp lực mới có cơ hội tan biến dần đi, làm cho cái túi hành trang của người đó sẽ không còn nặng nề, trở nên nhẹ nhàng nhưng chứa toàn vật quý giá để mang theo. Mà muốn được như vậy, người tu tập chân chính sẽ không ngừng sám hối, sẽ luôn thiết tha sám hối và thật dạ chân thành ăn năn tất cả những nghiệp chướng của mình từ vô thỉ kiếp cho đến hiện kiếp.

Người tu tập chân chính còn phải luôn luôn giữ Tâm Bình - Ý Bình - Tánh Bình thì mới bảo đảm được một sự tiếp rước vãng sanh ngay vào giờ phút lâm chung.

Niệm Phật A Di Đà, tụng Kinh A Di Đà là để giúp cho mình biết được hướng đi kế tiếp của mình sau khi bỏ báu thân, để chuẩn bị hành trang cho mình tiến về Cực Lạc.

Kinh Địa Tạng vạch rõ cho chúng sanh nhận chân ra được sự cực nhọc vô bờ bến, không có chi lường được, không có lời đúng để diễn tả, về công khó của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, trước các nghiệp tội do chúng sanh gây ra. Hằng hà sa số địa ngục, tất cả đều do chúng sanh đã chiêu cảm ra từ Tâm – Ý – Tánh.

Tụng Kinh Địa Tạng để: trước là, thấm thía sự nhọc nhằn của một vị Đại Bồ Tát, đã vì chúng sanh, thương chúng sanh, cảm nhận sự khổ đau của chúng sanh mà phát lời thệ nguyện rộng lớn: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,” đã hết lòng, không ngừng nghỉ, dang tay cứu vớt chúng sanh.

Kế tiếp để thấy rằng, chúng sanh có nhận chân ra được là mình đã quá ác độc, quá ương ngạnh, quá bướng bỉnh, thiếu từ tâm, và luôn luôn có thái độ bất cần hay không? Từng địa ngục được kể ra, thể hiện cho từng thái độ, từng tánh xấu, từng hành động có thể nói là “quái ác” và “quái dị” của chúng sanh.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, qua lời Kinh Địa Tạng đã hết lòng khuyên bảo, nhắn nhủ mọi chúng sanh ngưng tạo nghiệp chướng, ngưng làm đau khổ lẫn nhau, nên sống đời An Nhiên Tự Tại, đừng tự buộc ràng mình vào cái Địa Ngục to tướng do chính mình xây tạo cho mình.

Nghiệp lực của ai thì người đó gánh chịu, không ai bằng lòng chịu khổ cho ai cả, dù là cha mẹ, con cái, thâm tình cũng vẫn không thể kham nỗi gánh nặng nghiệp chướng của kẻ khác được.

Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã vạch rõ cho chúng sanh hiểu được cảnh giới của bên kia lằn ranh giới Sống và Chết. Ngài đề cập đến sự tha thiết, đến lòng thương yêu vô bờ bến, đến những việc làm của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đối với vong linh, Vị Đại Bồ Tát này đã không từ chối một việc gì để giúp cho vong linh, nhưng, việc giúp đỡ của Ngài thuộc giai đoạn thứ hai, không phải giai đoạn thứ nhất.

Ở giai đoạn thứ nhất, vong linh có bổn phận làm sao cho mình được nhẹ nhàng để tiến tới. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là: chiếc xe nghiệp lực mà vong linh phải lôi kéo ở sau lưng, lại mang tính chất của một cục đá nam châm, nó “trì” và “hút” xuống, khiến cho vong linh vô phương di chuyển. Dù cho Ngài Địa Tạng có ra sức bao nhiêu để giúp đỡ, vong linh cũng không thể nào cất bước được.

Muốn được nhẹ nhàng và thoát khỏi tầm ảnh hưởng của sức hút của cục đá nam châm, vong linh bắt buộc phải qua thời gian 49 ngày tu tập, phải sám hối, phải trì Chú, phải niệm Phật để đốt lên ngọn đèn trí huệ của hương linh. Hương linh đã có ngọn đèn trí huệ, hương linh đã có sự chân thành sám hối, ăn năn rồi, sẽ khiến cho cục nam châm đó mất đi tính chất “hút,” khi đó vong linh mới có thể di chuyển được.

Khi đã có thể di chuyển được rồi, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hoặc Đức A Di Đà Phật mới có thể đẩy lên tới trước được. Đây mới chính là giai đoạn hai.

Vong linh cần phải được dẫn dắt, chỉ dạy cho cách Sám Hối; đã lỡ tạo nghiệp rồi thì phải biết sám hối nghiệp tội của mình, làm cho nó tiêu đi chớ không phải thấy Địa Ngục là hết tội! Vong linh còn phải được giúp đỡ để đốt sáng ngọn đèn Trí Huệ qua việc trì Chú, niệm Phật.

Sám hối, trì Chú, niệm Phật là phương cách duy nhất và cấp thời, giúp cho vong linh tu tập, xả bỏ gánh nặng của vướng mắc, của nghiệp chướng, để rồi vong linh sáng suốt nhận ra được hướng đi kế tiếp của mình.

Bên cạnh việc giúp cho vong linh gấp rút tu tập, còn phải nỗ lực “MỞ TRÍ” của vong linh bằng những lời giảng Pháp. Vong linh có Sám Hối, nhưng nếu được dẫn dắt để hiểu rõ vì sao mình đã gây tạo lỗi lầm, khi đó vong linh sẽ thấm thía hơn với những bài Pháp về:

Khi đó, dùng lời Kinh A Di Đà để giới thiệu cảnh giới Cực Lạc, để dẫn giải 48 lời nguyện của Đức A Di Đà Phật, giúp cho vong linh có một cái nhìn tha thiết về thế giới Cực Lạc trong sự lựa chọn cảnh giới của Vong Linh. Vong linh đã được hướng dẫn tu tập, biết chân thành ăn năn, sám hối, nghiệp tội được lắng xuống, ngọn đèn Trí Huệ được đốt lên, vong linh giờ đây được ung dung tự tại với 3 con đường mà mình sẽ phải lựa chọn: cõi Phật - cõi Trời - cõi Người.

Kiếp đọa đày cũng biến mất, vong siêu thoát, an ổn ra đi, thảnh thơi ở một cảnh giới mới do chính mình lựa chọn.


+ 62